Nhóm ngành thâm dụng vốn

Một phần của tài liệu Năng suất lao động trong doanh nghiệp Việt Nam. (Trang 107 - 113)

CHƯƠNG 3.TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ XUẤT KHẨU ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ

3.6 Kết quả nghiên cứu

3.6.2 Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu phân tích sự tác động khác

3.6.2.2 Nhóm ngành thâm dụng vốn

Ln(yit)= β0 + β1FDIit +β2Xit+ β3XiFDIit+ β4Quymoit + β5FDIitQuymoit +β6XitQuymoitβ7XitFDIitQuymoit +β8Vonhoait+β9FDIitVonhoait + β10XitVonhoait + β11VonhoaitXitFDIit+ β12Clit+ β13Mientrungit + β14Miennamit+ β15KCXit + β16Quocdoanhit + εit (7)

Bảng 3.16: Bảng thống kê số lượng doanh nghiệp ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc xuất khẩu và nhận đầu tư FDI.

Doanh nghiệp có FDI hay không?

Doanh nghiệp có xuất khẩu hay không?

Không Có Tổng

Không 5.222 505 5.727

Có 63 313 376

Tổng 5.285 818 6.103

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ bộ Điều tra Doanh nghiệp 2015-2016

Tương tự ngành may trang phục, số lượng doanh nghiệp nhận vốn đầu tư FDI và không tiến hành xuất khẩu ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc chiếm số lượng rất ít trong mẫu nghiên cứu nên luận án giảm bớt trường hợp này. Do đó, phương trình nghiên cứu (7) trở thành:

Lnyit= β0 + β1FDIit +β2Xit+ β3Quymoi+β4FDIitQuymoit +β5XitQuymoit+ β6Vonhoait+ β7FDI*Vonhoait+ β8XitVonhoait+ β9CLit+ β10Miennamit +β11Mientrungit+ β12KCN + β13Quoc doanh + εit (10)

Bảng 3.17 cho thấy, số lượng doanh nghiệp nhà nước trong ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc (thâm dụng vốn) chiếm số lượng rất ít trong mẫu nghiên cứu, không có doanh nghiệp nhà nước nào so với tổng số 6.103 DN, do đó luận án loại biến loại hình doanh nghiệp ra khỏi phương trình nghiên cứu, phương trình (10) trở thành:

Ln(yit) = β0+ β1FDIit + β2Xit+ β3Quymoi+ β4FDIitQuymoit + β5XitQuyoit+ β6Vonhoait+ β7FDI*Vonhoait+ β8Xit*Vonhoait+ β9CLit+ β10Miennamit + β11Mientrungit+ β12KCN+ εit (11)

Bảng 3.17: Bảng thống kê số lượng các loại hình doanh nghiệp ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc

Loại hình doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp (đơn vị: DN)

Doanh nghiệp nhà nước 0

Doanh nghiệp tư nhân 6.103

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016 Tương tự với ngành may trang phục luận án tiến hành ước lượng theo mô hình tác động cố định FEM và tác động ngẫu nhiên REM và sau đó dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp đối với ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc. Kết quả kiểm định Hausman trong bảng 3.19 cho kết quả 32,93 và p_value=

0,0003<0,05. Do đó, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mô hình FEM và REM nên luận án sử dụng mô hình FEM để phân tích.

Bảng 3.18: Bảng kết quả ước lượng mô hình FEM và REM Biến phụ thuộc:

Năng suất lao động

Mô hình tác động cố định (FEM)

Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)

Tên biến Hệ số Sai số chuẩn Hệ số Sai số chuẩn Hiện diện FDI -1,411 10,1775 -1,5326 1,1869 Hiện diện xuất khẩu

(Xit)

8,2453*** 2,4238 3,2977*** 0,9001

Quy mô 0,1941 0,1317 0,0821*** 0,0272

FDI*Quymo 0,0922 1,0800 0,1150 0,0895

X*Quymo -0,5572** 0,2389 -0,2675*** 0,0643

Vốn hóa 0,8119*** 0,1516 0,6047*** 0,0416

FDI*Vonhoa 0,0369 0,9736 0,0199 0,1811

X*Vonhoa -0,2834 0,3658 -0,0422 0,1377 Chất lượng lao động 0,0098*** 0,0013 0,0063*** 0,0006

Miền Trung -0,0686 0,0931

Miền Nam 0,0497 0,0509

Khu công nghiệp 0,5239 0,8350 0,0952 0,2591

Hằng số -3,5650*** 0,8843 -0,9451*** 0,2914 Số lượng doanh nghiệp 6.103 6.103

Lưu ý: ***, ** và * cho biết các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.

Nguồn: Tính toán của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016 Kết quả thực nghiệm của mô hình FEM ở trên đưa ra một số gợi ý như sau:

Thứ nhất, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, những doanh nghiệp ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn có FDI có năng suất không khác biệt với các doanh nghiệp không nhận được đầu tư FDI khi tất cả các hệ số tác động của biến FDI và các biến tương tác với FDI đều không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.

Thứ hai, xuất khẩu khiến năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến sản phẩm từ kim loại đúc sẵn sẽ thay đổi một mức là xuất khẩu*(𝛽̂2+𝛽̂5Quymo +𝛽̂8Vonhoa). Điều này tương đương xuất khẩu*(8,2453-0,5572*Quymo - 0,2834*Vonhoa). Sự tác động của xuất khẩu đến các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến sản phẩm từ kim loại đúc sẵn phụ thuộc vào quy mô và mức độ vốn hóa của doanh nghiệp. Cụ thể nếu ta xét một doanh nghiệp có quy mô lao động tại các mức thuộc các tứ phân vị trong bộ dữ liệu và mức vốn hóa tương ứng của các DN này:

Bảng 3.19: Quy mô và mức độ vốn hóa tại 3 mức tứ phân vị của các doanh nghiệp ngành chế biến sản phẩm từ kim loại đúc sẵn

Các mức tứ phân vị Q1 (25%) Q2 (50%) Q3 (75%)

Quy mô 8,2469 9,0088 9,7275

Vốn hóa 6,8606 6,5239 6,6364

𝛽̂1+𝛽̂4Quymoit

+ 𝛽̂7Vonhoait

1,7058 1,3767 0,9444

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ bộ Điều tra doanh nghiệp năm 2015-2016

Kết quả của bảng 3.19 cho thấy nhìn chung xuất khẩu tác động dương đến NSLĐ của ngành chế biến sản phẩm từ kim loại đúc sẵn cho dù quy mô của lao động và mức độ vốn hóa trong mẫu thay đổi. Hay nói cách khác, so với các DN không xuất khẩu, năng suất trung bình của các DN xuất khẩu ra thị trường nước ngoài của ngành cao hơn.

Thứ ba, sự tác động của quy mô doanh nghiệp đến năng suất lao động của các DN ngành may trang phục được xác định bằng Quymo*(𝛽̂3 +𝛽̂4 FDI+𝛽̂5X) = Quymo*(0,1941 + 0,0922FDI - 0,5572X). Như vậy, sự tác động của quy mô doanh nghiệp đến NSLĐ của DN tùy thuộc vào tình trạng doanh nghiệp đó có phải là doanh nghiệp FDI hay không và có tiến hành xuất khẩu hay không. Để xác định được sự tác động này của quy mô doanh nghiệp, luận án chia ra các trường hợp như sau:

Bảng 3.20: Tác động quy mô doanh nghiệp đến năng suất lao động

Có nhận FDI? Xuất khẩu

Có xuất khẩu Không xuất khẩu

Có FDI -0,2709 ---

Không có FDI -0,3631 0,1941

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ bộ Điều tra doanh nghiệp năm 2015-2016

Ghi chú: --- hàm ý không có số liệu cho nhóm doanh nghiệp FDI và không xuất khẩu (vì chiếm số lượng rất ít trong mẫu và đã được loại ra khỏi mô hình).

Theo kết quả của bảng trên ta thấy, DN là doanh nghiệp FDI và tiến hành xuất khẩu không nên gia tăng quy mô khi mà tăng quy mô doanh nghiệp lên 1% sẽ dẫn đến năng suất lao động của doanh nghiệp giảm đi 0,2709%. Tương tự với doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp FDI và tiến hành xuất khẩu cũng không nên gia tăng thêm quy mô sản xuất khi mà càng gia tăng càng làm giảm năng suất lao động cùa DN. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp FDI và không xuất khẩu, việc gia tăng quy mô doanh nghiệp giúp tăng năng suất lao động. Cụ thể, đối với loại hình doanh nghiệp này của ngành, khi tăng 1% quy mô doanh nghiệp giúp tăng 0,1941% năng suất lao động. Điều này có thể là do các doanh nghiệp có xuất khẩu trong ngành hiện nay có quy mô doanh nghiệp quá lớn.

Thứ tư, sự tác động của mức độ vốn hóa đến NSLĐ sẽ được xác định bằng Vonhoa*(𝛽̂5 +𝛽̂6 FDI+𝛽̂7X) = Vonhoa*(0,8119 + 0,0369FDI - 0,2834X). Sự tác động của mức vốn hóa của DN đến NSLĐ của DN tùy thuộc vào tình trạng doanh nghiệp đó có phải là doanh nghiệp FDI hay không và có tiến hành xuất khẩu hay không. Để xác định được sự tác động này luận án chia ra các trường hợp như sau:

Bảng 3.21 Tác động của mức độ vốn hóa đến năng suất lao động

Có nhận FDI Xuất khẩu

Có xuất khẩu Không xuất khẩu

Có FDI 0,5654 ---

Không có FDI 0,5284 0,8119

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ bộ Điều tra doanh nghiệp năm 2015-2016

*Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp là doanh nghiệp FDI và không xuất khẩu chiếm số lượng rất ít trong mẫu và đã được loại ra khỏi mô hình.

Nhìn chung, mức độ vốn hóa trên mỗi lao động của ngành tác động tích cực đến NSLĐ của ngành. Đặc biệt, mức độ vốn hóa có sự tác động mạnh mẽ nhất đối với các doanh nghiệp trong ngành không có nhận được đầu tư FDI và chỉ xuất khẩu cho thị trường trong lớp. Nhằm tăng NSLĐcác doanh nghiệp xuất khẩu (cho dù có FDI hay không) trong ngành cần giảm quy mô doanh nghiệp hoặc tăng mức độ vốn hóa.

Thứ năm, tương tự với ngành may trang phục, chất lượng lao động cũng tác động tích cực đến năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc ngành thâm dụng vốn.

Tóm lại, so sánh sự tác động của FDI và xuất khẩu đối với năng suất lao động của doanh nghiệp ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc nói riêng và ngành thâm dụng vốn nói chung, kết quả thực nghiệm gợi ý một số ý chính sau:

Đối với các doanh nghiệp ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, các doanh nghiệp nhận xuất khẩu ra nước ngoài có năng suất lao động trung bình cao hơn các doanh nghiệp chỉ sản xuất và cung ứng cho thị trường trong nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn nhận vốn FDI không có sự khác biệt về năng suất lao động so với các doanh nghiệp không nhận được dòng vốn này. Có sự khác biệt đối với sự tác độngcủa quy mô và mức độ vốn hóa của doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh nghiệp là FDI và có tiến hành xuất khẩu hay không. Đối với các doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp FDI vừa xuất khẩu và doanh nghiệp không phải doanh nghiệp FDI và có xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài nếu muốn tăng năng suất lao động doanh nghiệp nên giảm bớt quy mô doanh nghiệp hoặc gia tăng mức độ vốn hóa của của DN. Riêng đối với các doanh nghiệp

không có vốn FDI và chỉ sản xuất phục vụ thị trường nội địa cần gia tăng hoặc mức độ vốn hóa hoặc quy mô doanh nghiệp để tăng năng suất lao động.

Từ kết quả của 2 mô hình nghiên cứu thực nghiệm cho 2 ngành may trang phục và ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc đại diện cho ngành thâm dụng lao động và thâm dụng vốn luận án rút ra được một số kết quả chính như sau:

Đối với ngành thâm dụng lao động, việc xuất hiện của FDI đối với một doanh nghiệp trong ngành có tác động đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Tuy nhiên FDI chỉ làm tăng năng suất lao động của doanh nghiệp trong trường hợp là doanh nghiệp có quy mô lớn. Việc các doanh nghiệp có xuất khẩu hay không xuất khẩu không làm thay đổi năng suất lao động của doanh nghiệp. Điều này có thể ngụ ý rằng các doanh nghiệp ngành thâm dụng lao động thu hút đầu tư FDI sẽ có hiệu quả tốt hơn là tìm cách xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI chỉ nên đầu tư vào các doanh nghiệp có quy mô càng lớn càng tốt.

Ngược lại với ngành thâm dụng lao động, dường như việc xuất hiện của FDI đối với một DN trong ngành lại không làm thay đổi NSLĐ của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài của ngành thâm dụng vốn lại mang lại ý nghĩa tích cực đối với năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc ngành này.

Sự tác động của quy mô và mức độ vốn hóa đến năng suất lao động của mỗi ngành phụ thuộc vào doanh nghiệp có phải là doanh nghiệp FDI và có xuất khẩu hàng hóa hay không. Đối với doanh nghiệp FDI và có xuất khẩu hàng hóa nếu như ở ngành thâm dụng lao động các doanh nghiệp này cần tăng quy mô sản xuất thì ngược lại ở các doanh nghiệp này ở ngành thâm dụng vốn lại nên nên thu hẹp quy mô sản xuất.

Mức độ vốn hóa cần thu hẹp đối với các doanh nghiệp này ở ngành thâm dụng lao động tuy nhiên cần gia tăng ở ngành thâm dụng vốn. Đối với doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp FDI nhưng vẫn tiến hành xuất khẩu ở cả 2 ngành nên giảm quy mô hoặc tăng mức độ vốn hóa nếu muốn gia tăng năng suất lao động. Và cuối cùng đối với các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp FDI và chỉ sản xuất cho

thị trường nội địa, muốn gia tăng năng suất lao động thì hoặc tăng quy mô doanh nghiệp hoặc tăng mức độ vốn hóa trên mỗi lao động dù thuộc ngành nào.

Chất lượng lao động có tác động dương đối với cả ngành thâm dụng vốn và thâm dụng lao động. Điều này là hợp lý, vì đây chính là một yếu tố đầu vào quan trọng đóng góp vào kết quả sản xuất của doanh nghiệp và cũng thông qua nâng cao chất lượng lao động sẽ góp phần tạo nên các hiệu ứng khuếch tán tích cực cho doanh nghiệp như người lao động có trình độ giáo dục cao hơn sẽ làm cho hiệu quả của việc phân bổ các yếu tố đầu vào tốt hơn; người lao động có kiến thức hơn sẽ có cách tối đa hóa sản phẩm làm tăng giá trị năng suất cận biên của họ hơn so với cùng một quy trình sản xuất mà sử dụng người lao động có kiến thức thấp hơn hay người lao động có trình độ giáo dục cao sẽ có khả năng nghiên cứu sáng tạo phát triển và chính nghiên cứu phát triển lại là một yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động.

Tương tự với chất lượng lao động, Doanh nghiệp có nằm trong khu công nghiệp hay không, không ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp ở cả ngành thâm dụng vốn và ngành thâm dụng lao động. Điều này gợi ý rằng hiện nay các khu công nghiệp, chế xuất tại Việt Nam chưa làm tốt được nhiệm vụ là nơi phát huy các hiệu ứng lan tỏa giữa các doanh nghiệp đặc biệt hiệu ứng lan tỏa công nghệ của FDI và hiệu ứng học hỏi từ xuất khẩu cũng như các chính sách ưu đãi riêng dành cho các khu và cụm công nghiệp, chế xuất.

Một phần của tài liệu Năng suất lao động trong doanh nghiệp Việt Nam. (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)