4.6 Kết quả nghiên cứu
4.6.3 Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của phúc lợi đến năng suất lao động
Với mục tiêu số 2 này luận án vẫn sử dụng dữ liệu bảng để nghiên cứu do đó mô hình ước lượng tác động cố định FEM và ước lượng tác động ngẫu nhiên REM tiếp tục được sử dụng để xem xét sự tác động của các chính sách thực thi phúc lợi ảnh hưởng đến năng suất lao động của các DNNVV như thế nào.
Bảng 4.11: Số lượng doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Tổng
Không Có
Không 4.997 37 5.034
Có 30 1.516 1.546
Tổng 5.027 1.553 6.580
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015.
Bảng 4.11 cho chúng ta thấy, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu đã không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động thì cũng không đóng bảo hiểm y tế (BHYT) và ngược lại nếu đóng bảo hiểm xã hội sẽ đóng bảo hiểm y tế. Tương tự với bảo hiểm y tế, bảng 4.12 cho chúng ta thấy doanh nghiệp không có chính sách bảo hiểm xã hội cũng sẽ không cung cấp chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động. Kết quả của bảng 4.11 và bảng 4.12 cho ta thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc mà nhà nước bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đối với người lao động sẽ bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Bảng 4.13 phản ánh mức độ tương quan rất chặt của 3 biến: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, một DN đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình, đồng thời sẽ tham gia đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Bảng 4.12: Số lượng doanh nghiệp đóng BHXH và BHTN
Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm thất nghiệp Tổng
Không Có
Không 5.027 7 5.034
Có 279 1.267 1.546
Tổng 5.306 1.274 6.580
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015.
Bảng 4.13 Mức độ tương quan của BHXH, BHYT và BHTN
BHXH BHYT BHTN
BHXH 1,00
BHYT 0,97 1,00
BHTN 0,87 0,87 1,00
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015.
Bảng 4.14 cho chúng ta thấy thêm rằng, hầu hết các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội thường là các doanh nghiệp siêu nhỏ. Điều này có thể hàm ý, các doanh nghiệp không tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình có thể là những doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức phi chính thức.
Bảng 4.14: Bảng thống kê số doanh nghiệp đóng BHXH theo quy mô doanh nghiệp Đóng bảo
hiểm xã hội
Quy mô doanh nghiệp
DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Tổng
Không 4.522 511 1 5.034
Có 368 1.151 27 1.546
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015
Từ những kết quả trên, để tránh tình trạng đa cộng tuyến chặt trong mô hình nghiên cứu làm kết quả ước lượng không còn chính xác, luận án tiến hành hồi quy riêng biệt từng biến chính sách phúc lợi với các đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Một vấn đề chính của phương pháp hồi quy đó chính là tìm cách xác định các ảnh hướng đến năng suất lao động từ các chính các khía cạnh của các chế độ phúc lợi chứ không phải do các yếu tố khác gây ra mối tương quan tích cực giữa các chế độ phúc lợi và năng suất lao động. Nói cách khác, các chế độ phúc lợi có thể tương quan với phần dư bởi vì các yếu tố không nhìn thấy được này có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động cũng có thể ảnh hưởng đến các quyết định của các doanh nghiệp để cung cấp các chế độ phúc lợi. Ví dụ trường hợp doanh nghiệp đưa ra các gói phúc lợi nhằm giữ chân người lao động có tay nghề và chuyên môn cao, những
người này đồng thời cũng có năng suất lao động cao (Nguyen và Zawacki, 2009).
Do đó, luận án sử dụng mô hình hồi quy 2 giai đoạn để xử lý vấn đề nội sinh của mô hình. Thách thức được đặt ra đó là tìm kiếm một biến công cụ ảnh hưởng đến việc cung cấp các gói phúc lợi mà không ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp. trong nghiên cứu của Nguyen và Zawacki (2009), sử dụng chi phí của các gói phúc lợi y tế là biến công cụ cho trường hợp nghiên cứu ảnh hưởng của bảo hiểm y tế đến năng suất lao động. Tuy nhiên, hạn chế của bộ dữ liệu của nghiên cứu không có dữ liệu về chi phí cho các gói phúc lợi mà các doanh nghiệp hiện nay sử dụng. Theo nghiên cứu của Rand và Tarp (2011), những người chủ doanh nghiệp là nữ có thiên hướng chi trả các gói phúc lợi cho người lao động hơn là nam giới.
Do đó, luận án sử dụng giới tính của người quản lý hay người đại diện trả lời bảng hỏi trong bộ dữ liệu làm biến công cụ trong trường hợp này. Giới tính của chủ doanh nghiệp đưa đưa vào mô hình là biến giả với giá trị 1 đại diện cho chủ doanh nghiệp là nam và 0 đại diện cho chủ doanh nghiệp là nữ. Luận án tiến hành hồi quy mô hình hai giai đoạn như sau:
Đầu tiên, luận án ước tính Pr(phúc lợi)ij, là xác suất mà một doanh nghiệp i cung cấp (thực hiện) chính sách phúc lợi j cho người lao động của mình, được ước tính trong mô hình (11):
Logit= 𝑃(𝑝ℎú𝑐 𝑙ợ𝑖𝑖𝑡)
1−𝑃(𝑝ℎú𝑐 𝑙ợ𝑖𝑖𝑡)= β0 +β1Gioitinhi+ β2Ln(L)it+β3Ln(K/L)it +β4FDIit
+β5Xuatkhauit+β6Nghiencuuit+ β7Đaotaoit+ β8DNTN +β9Hopdanh+ β10HTX+
β11TNHH +β12Cophannhanuoc+ β13Cophankhongnhanuoc+ β14Liendoanhnuocngoai +β15Đocquyen+ β16Mientrung +β17Caonguyen+ β18Miennam + εit
Ở bước thứ 2, luận án ước tính xác suất thực hiện phúc lợi và đưa vào phương trình để ước lượng năng suất lao động của doanh nghiệp. Thêm vào đó, luận án cũng muốn kiểm tra đồng thời mối quan hệ của việc thực thi các chính sách với quy mô của doanh nghiệp nhằm xem xét tác động đồng thời khi quy mô doanh nghiệp khác nhau liệu rằng ảnh hưởng của các chính sách phúc lợi đến NSLĐ có khác nhau hay
không. Do đó, luận án đưa thêm vào mô hình biến tương tác Phúc lợi*LnLit. Phương trình (11) có thể viết lại như sau:
Lnyit= β0 +β1Pr(Phucloi)+ β2Ln(L)it +β3Ln(K/L)it +β4Phucloi*Ln(L)it + β5FDIit
+β6Xuatkhauit +β7Nghiencuuit+ β8Đaotaoit+ β9DNTN +β10Hopdanh+ β11HTX+
β12TNHH +β13Cophannhanuoc+ β14Cophankhongnhanuoc+
β15Liendoanhnuocngoai +β16Đocquyen+ β17Mientrung +β18Caonguyen+
β19Miennam + εit (12)
Bảng 4.15 trình bày kết quả ước lượng mô hình xác định xác suất thực hiện 3 chính sách phúc lợi thuộc quỹ bảo hiểm bắt buộc của nhà nước bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn. Đây cũng chính là những chính sách phúc lợi quan trọng nhất.
Bảng 4.15: Kết quả ước lượng mô hình xác suất thực hiện BHXH, BHYT và BHTN tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Pr(phúc lợi) (1) BHXH (2) BHYT (3) BHTN
Tên biến Hệ số Hệ số Hệ số
Giới tính -0,5325*** -0,4459*** -0,2622**
LnL 1,5130*** 1,4887*** 1,2516***
Ln(K/L) 0,2138*** 0,1827*** 0,1659***
Xuất khẩu 0,8462 0,8492 0,3758
Nghiên cứu 0,1116 0,1069 0,2198*
Đào tạo 0,3618** 0,3512** 0,3641**
Độc quyền -0,2288 0,6312 -0,6677
Công đoàn 1,5447*** 1,3457*** 1,0228***
DNTN 3,3541*** 3,1072*** 3,1667***
Công ty hợp danh 1,2544 1,0566 1,8201
Tập thể hợp tác xã 3,2126*** 2,9965*** 3,1957***
Công ty trách nhiệm hữu hạn
4,0464*** 3,7959*** 3,8426***
Công ty cổ phần nhà 3,0123** 1,9094** 2,4798**
nước
Công ty cổ phần không có nhà nước
4,1969*** 3,7716*** 3,9312***
Miền Trung 0,4633** 0,7801*** 0,2500*
Miền Nam 1,4103*** 1,4120*** 1,2862***
Cao Nguyên 1,1243*** 1,2097*** 0,1339 Hằng số -10,4771*** -9,8558*** -9,7477***
Lưu ý: ***, ** và * cho biết các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: Kết quả Stata 14 từ bộ dữ liều Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015
Kết quả các ước tính logit về xác suất thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp ở bảng 4.15 cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa có người chủ sở hữu mang giới tính nữ có xác suất chi trả cho các chính sách phúc lợi cao hơn. Bằng chứng ở cả 3 phương trình ước lượng biến giới tính đều mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả ở bảng 4.15 cũng cho thấy các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cũng khuynh hướng thực hiện các chính sách phúc lợi cao hơn các doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn. Các doanh nghiệp có quy mô lao động lớn hơn (lnL) và mức độ thâm dụng vốn trên mỗi lao động cao hơn cũng có xác suất thực hiện các chính sách bảo hiểm bắt buộc cao hơn. Loại hình doanh nghiệp và ở nơi đặt trụ sở doanh nghiệp cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất thực hiện các chính sách bảo hiểm bắt buộc. Cụ thể tất cả các loại hình doanh nghiệp trừ loại hình “công ty hợp danh” đều có xác suất thực hiện các chính sách bảo hiểm bắt buộc cao hơn so với loại hình sở hữu là “hộ gia đình”. Các doanh nghiệp đặt ở miền Trung, miền Nam và thậm chí Cao nguyên có xác suất thực hiện chính sách bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên cao hơn so với các doanh nghiệp có trụ sở đặt ở miền Bắc.
Bảng 4.16 trình bày giá trị trung trình, giá trị nhỏ nhất và giá lớn nhất của xác suất thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Bảng 4.16: Thống kê mô tả xác suất thực hiện các chính sách phúc lợi thuộc quỹ xã hội bắt buộc
Chính sách phúc lợi Giá trị trung bình (%)
Giá trị nhỏ nhất (%)
Giá trị lớn nhất (%)
BH xã hội 23,5254 0,0059 99,9988
BH y tế 23,6136 0,0086 99,9981
BH thất nghiệp 19,5288 0,0114 99,9744
Nguồn: Kết quả Stata 14 từ bộ dữ liều Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015
Theo kết quả bảng 4.16, xác suất trung bình một doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chính sách bảo hiểm thuộc quỹ bảo hiểm bắt buộc là trên 20%. Trong đó, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế có xác suất thực hiện khá tương đồng nhau.
Bước tiếp theo, luận án đưa xác suất thực hiện các chính sách bảo hiểm vừa được ước lượng ở bước đầu tiên vào mô hình ước lượng năng suất lao động để xem xét sự tác động của việc thực thi các chính sách này đến năng suất lao động của các DNNVV.
Bảng 4.17 Kết quả mô hình ước lượng tác động của BHXH, BHYT và BHTN đến năng suất lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng suất lao động (4) BHXH (5) BHYT (6) BHTN (7) Chung
Tên biến Hệ số Hệ số Hệ số Hệ số
Pr(BHXH) 0,3668 2,7019
Pr(BHYT) 0,2997 -1,9538
Pr(BHTN) 0,1932 -0,8581
LnL -0,1897*** -0,1845*** -0,1911 -0,1619
Ln(K/L) 0,1347*** 0,1352*** 0,1362 0,1323
Pr(BHXH)*LnL -0,184*** 0,4214
Pr(BHYT)*LnL -0,1788*** -0,7186
Pr(BHTN)*LnL -0,1628** 0,1980
Xuất khẩu 0,2948** 0,2971** 0,2979** 0,3003**
Nghiên cứu 0,1618*** 0,1622*** 0,1638*** 0,1662***
Đào tạo 0,0979*** 0,0998*** 0,1033*** 0,1084
Độc quyền 0,4609 0,4569 0,4552 0,4195
Công đoàn 0,0544 0,0596 0,0805 0,0419
DNTN 0,1116 0,1253 0,1315 0,1536*
Công ty hợp danh -0,1022 -0,0991 -0,0931 -0,1061 Tập thể hợp tác xã 0,1163 0,13031 0,1305 0,1734 Công ty trách
nhiệm hữu hạn
0,3533*** 0,3746*** 0,3918*** 0,4267***
Công ty cổ phần nhà nước
0,3734 0,3586 0,3627 -0,1763
Công ty cổ phần không có nhà nước
0,5935 0,6109 0,6331 0,6018***
Miền Nam 1,1239* 1,1363* 1,1278* 1,3148*
Cao Nguyên 0,3499 0,3588 0,3396 0,5064
Hằng số 9,2127*** 9,1965**** 9,1946*** 9,1455***
Lưu ý: ***, ** và * cho biết các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: Kết quả Stata 14 từ bộ dữ liều Điều tra DNNVV 2011, 2013 và 2015
Vì ba chính sách phúc lợi này đều thuộc quỹ bảo hiểm bắt buộc do nhà nước quy định do đó chúng tương quan chặt với nhau dẫn đến khi cho vào phương trình cùng lúc chúng làm mất ý nghĩa của nhau (xem mức độ tương quan giữa 3 chính sách phúc lợi ở bảng 4.13). Vì vậy, luận án sử dụng mô hình tác động riêng lẻ của từng biến chính sách phúc lợi để giải thích sự tác động.
Kết quả bảng 4.17 có thể được viết dưới dạng phương trình sau:
Ln(yit)= 𝛽̂0 + 𝛽̂1 BHXHit+ 𝛽̂2 BHYTit+ 𝛽̂3 BHTNit+ 𝛽̂4 TNit+ 𝛽̂5 Đau_omit
+𝛽̂6 Sinhde_payit + 𝛽̂7 Sinhdeit + 𝛽̂8 Nghiphepit+ 𝛽̂9 Huutriit+ 𝛽̂10 Tutuatit+ 𝛽̂11 FDIit+ 𝛽̂12 Xit+ 𝛽̂13 Quymoit+ 𝛽̂14 Ln(K/L)it +𝛽̂15 Nghiencuuit+ 𝛽̂17 Đaotaoit+ 𝛽̂18 DNTNit
+𝛽̂19 Hopdanhit +𝛽̂20 HTXit + 𝛽̂21 TNHHit +𝛽̂22 Cophannhanuocit
+𝛽̂23 Cophankhongnhanuocit + 𝛽̂24 Liendoanhnuocngoaiit +𝛽̂25 Đocquyenit + 𝛽̂26 Mientrungit +𝛽̂27 Caonguyenit + 𝛽̂28 Miennamit + εit(11)
Kết quả của phương trình gợi ý một số ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, cả 3 chính sách phúc lợi thuộc quỹ bảo hiểm bắt buộc do nhà nước quy định gồm BHXH, BHYT và BHTN đều tác động đến năng suất lao động của doanh nghiệp khi cả 3 hệ số tác động đều có ý nghĩa thống kê. Trong đó, chỉ có duy nhất chính sách bảo hiểm xã hội tác động dương đến năng suất lao động cụ thể:
Đối với mô hình (1), sự tác động của bảo hiểm xã hội đến năng suất lao động là (𝛽̂1 + 𝛽̂4∗ 𝐿𝑛𝐿) = (0,37 - 0,18*LnL). Xét tại doanh nghiệp có mức trung bình lao động trung bình, ta có (𝛽̂1 + 𝛽̂4∗ 𝐿𝑛𝐿̅̅̅̅̅= (0,37 - 0,18*1,823)= 0,04. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp thực hiện BHXH có năng suất lao động trung bình cao hơn những doanh nghiệp không thực hiên chính sách này một mức là(e0,04 -1)= 0,4%.
Đồng thời, khi quy mô lao động càng tăng lên sẽ làm giảm tác động của chính sách bảo hiểm xã hội đến năng suất lao động khi hệ số tác động 𝛽̂4 = -0,18 hay khi quy mô doanh nghiệp tăng lên 1% sẽ làm giảm tác động của chính sách cung cấp bảo hiểm xã hội đến năng suất lao động là 0,18%.
Đối với mô hình (2), sự tác động của bảo hiểm y tế đến năng suất lao động là (𝛽̂1 + 𝛽̂4∗ 𝐿𝑛𝐿)= (0,29 -0,18*LnL). Xét tại doanh nghiệp có mức trung bình của lnL, ta có (𝛽̂1 + 𝛽̂4∗ 𝑙𝑛𝐿̅̅̅̅= (0,29- 0,18*1,823)= -0,038. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp thực hiện BHYT có năng suất lao động trung bình thấp hơn những doanh nghiệp không thực hiện chính sách này một mức là (e0,038 -1)= 0,38%. Đồng thời, khi quy mô lao động càng tăng lên sẽ càng làm cho chính sách bảo hiểm y tế càng tác động âm đến năng suất lao động khi hệ số tác động 𝛽̂4 = -0,18, điều này có nghĩa khi quy mô doanh nghiệp tăng lên 1%, chính sách cung cấp bảo hiểm y tế sẽ làm năng suất lao động giảm thêm 0,18%.
Tương tự ta xét cho mô hình (3), sự tác động của bảo hiểm thất nghiệp đến năng suất lao động là (𝛽̂1 + 𝛽̂4 ∗ 𝐿𝑛𝐿) = (0,19 -0,16*LnL). Xét tại doanh nghiệp có mức trung bình của lnL, ta có (𝛽̂1 + 𝛽̂4∗ 𝑙𝑛𝐿̅̅̅̅= (0,19 - 0,16*1.823)= -0,1. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp thực hiện BHTN có năng suất lao động trung bình thấp hơn những doanh nghiệp không thực hiên chính sách này một mức là (e0,1 -1)=
1,1%. Đồng thời cũng giống như BHXH và BHYT, khi quy mô lao động càng tăng lên sẽ càng làm cho chính sách bảo hiểm thất nghiệp càng tác động âm đến năng suất lao động khi hệ số tác động 𝛽̂4 = -0,16, điều này có nghĩa khi quy mô doanh nghiệp tăng lên 1%, chính sách thực thi bảo hiểm thất nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ làm năng suất lao động giảm thêm 0,16%.
Như vậy, không giống như kỳ vọng của giả thuyết nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu trước đây. Mô hình tác động của các chính sách phúc lợi sau khi xử lý nội sinh và sử dụng thước đo trực tiếp về năng suất lao động cho thấy trong số 3 chính sách phúc lợi bắt buộc chỉ có chính sách bảo hiểm xã hội giúp gia tăng năng suất lao động cho DNNVV trong khi đó chính sách bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp tác động tiêu cực đến năng suất lao động. Điều này có thể là do bảo hiểm y tế vốn dĩ được xem là một trong những chính sách phúc lợi đắt đỏ nhất và ảnh hưởng đến vấn đề chi trả của doanh nghiệp nhiều nhất (Dulebohn và cộng sự, 2009). Do đó, sự chi trả của doanh nghiệp đối với bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp có thể cao hơn những gì mà doanh nghiệp nhận lại được từ người lao động sau khi được nhận phúc lợi như tình trạng cải thiện sức khỏe, hay sự nỗ lực làm việc của người lao động để được hưởng chính sách phúc lợi này. Thêm vào đó, những người lao động có sức khỏe kém hoặc tay nghề chuyên môn thấp, xác suất đau ốm hoặc xác suất mất việc cao cũng có xu hướng tìm đến những doanh nghiệp có cung cấp các chính sách này nhằm tìm kiếm sự đảm bảo trong công việc. Do đó, đây cũng có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến xác suất của doanh nghiệp cung cấp các chính sách phúc lợi là bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp tăng lên làm cho năng suất lao động của doanh nghiệp giảm đi. Việc gánh nặng chi phí của các DNNVV đối với các khoảng chi phúc lợi càng được khắc họa rõ nét hơn thông qua biến tương tác Phucloi*LnL.
Trong đó, khi quy mô doanh nghiệp càng lớn, số lượng người lao động càng cao, chi phí của DNNVV đối với các vấn đề chi trả phúc lợi càng lớn do đó làm cho giá trị gia tăng của doanh nghiệp càng giảm và dẫn đến năng suất lao động của doanh nghiệp cũng giảm theo. Bằng chứng là hệ số tác động 𝛽̂4 của biến Phucloi*LnL ở cả 3 phương trình đều mang dấu (-) ngay cả với chính sách bảo hiểm xã hội. Chính
sách phúc lợi bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cũng là chính sách không phải người lao động nào cũng cảm nhận được là mình đang được hưởng lợi (chỉ khi họ đau ốm hoặc bị thất nghiệp), đồng thời để được hưởng lợi ích này người lao động cần phải thực hiện các thủ tục hành chính. Điều này cũng khiến việc thông tin bất đối xứng xảy đến với người lao động trong việc cảm nhận thật sự lợi ích mà họ được nhận.
Thứ hai, mức độ thâm dụng vốn trên mỗi lao động có sự ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động của doanh nghiệp và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở tất cả 3 phương trình hồi quy. Trong đó, hệ số 𝛽̂3 của mức độ thâm dụng vốn trên mỗi lao động ở cả 3 phương trình gần bằng 0,13. Điều này có nghĩa khi mức độ thâm dụng vốn trên mỗi lao động của doanh nghiệp tăng lên 1% sẽ làm cho năng suất lao động của doanh nghiệp tăng 13% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Thứ ba, sự tác động của quy mô lao động đến năng suất lao động sẽ được xác định bằng 𝑞𝑢𝑦𝑚𝑜 ∗ (𝛽̂2+ 𝛽̂4(phúc lợi)). 𝛽̂2 𝑣à 𝛽̂4 ở cả 3 phương trình có giá trị trung bình tương ứng -0,185 và -0,175 cho nên sự tác động của quy mô lao động là 𝑞𝑢𝑦𝑚𝑜 ∗ (−0,185 − 0,175 (phúc lợi)). Như vậy sự tác động của quy mô doanh nghiệp đến năng suất lao động phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có thực hiện chính sách phúc lợi hay không. Nếu doanh nghiệp là DN thực hiện chính sách phúc lợi thì quy mô tác động đến năng suất một mức −0,185 − 0,175 ∗ (1) = - 0,36. Điều này có nghĩa trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, các doanh nghiệp thực hiện các chính sách bảo hiểm bắt buộc gia tăng 1% số lượng lao động sẽ làm giảm 0,36%
năng suất lao động. Đối với các doanh nghiệp là DN không thực hiện phúc lợi thì tác động của quy mô là −0,185 − 0,175 ∗ (0) = −0,185. Nghĩa là khi doanh nghiệp tăng quy mô lao động lên 1% sẽ làm năng suất lao động giảm 0,185% với điều kiện các yếu tố khác không đổi và doanh nghiệp không thực thi chính sách phúc lợi.
Thứ tư, nhóm biến thể hiện sự nỗ lực của doanh nghiệp trong cải thiện chất lượng nguồn nhân lực bao gồm đầu tư cho huấn luyện đào tạo và chi cho đầu tư nghiên