Các biến đặc điểm của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Năng suất lao động trong doanh nghiệp Việt Nam. (Trang 89 - 94)

CHƯƠNG 3.TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ XUẤT KHẨU ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ

3.4 Đo lường biến và các giả thuyết nghiên cứu

3.4.5 Các biến đặc điểm của doanh nghiệp

Bên cạnh FDI, xuất khẩu, mức độ thâm dụng vốn của ngành, quy mô, NSLĐ còn bị tác động bởi những đặc tính của doanh nghiệp. Dựa vào các nghiên cứu (Hsu và Chen, 2000; Roger và Tseng, 2000; Wagner, 2002; Vahter, 2004; Greenaway và cộng sự, 2004; Doraszelski và Jaumandreu, 2013; Arshad và Malik, 2015) và số liệu của dữ liệu luận án đưa vào các nhóm biến kiểm soát bao gồm: Nhóm biến vốn con người; nhóm biến đặc điểm ngành và nhóm biến về vị trí và đặc điểm doanh nghiệp.

Nhóm biến về vốn con người: Bên cạnh vốn vật chất, vốn con người cũng là nhân tố đầu vào quan trọng đóng góp vào kết quả sản xuất của doanh nghiệp đồng thời cũng thông qua thay đổi công nghệ bằng cách thúc đẩy đổi mới và bắt chước (Becker, 1964; Mincer, 1974). Theo Covers (1997) vốn con người có thể ảnh hưởng đến NSLĐ theo 4 hiệu ứng: (1) Hiệu ứng người lao động: hiệu ứng này đề cao giáo dục cho người lao động, nó cho rằng người lao động có học vấn cao hơn sẽ làm việc hiệu quả hơn tức những người lao động có trình độ cao sẽ tạo ra nhiều sản phẩm vật chất cao hơn nếu có cùng những nguồn lực khác trong tay (Welch 1970); (2) Tăng năng suất thông qua hiệu ứng phân bổ: hiệu ứng này cho rằng nếu như người lao động có kiến thức hơn sẽ có cách tối đa hóa sản phẩm làm tăng năng suất cận biên của họ hơn so với cùng một quy trình sản xuất mà sử dụng người lao động có kiến thức thấp hơn và từ đó làm tăng doanh thu của doanh nghiệp (Welch 1970), (3) Hiệu ứng khuếch tán: người lao động có trình độ hơn sẽ có khả năng đáp ứng với thay đổi công nghệ cao hơn và sẽ giới thiệu những kỹ thuật sản xuất mới cho người khác tốt hơn (Nelson and Phelps, 1966) và (4) hiệu ứng nghiên cứu: người lao động có trình độ cao trong khả năng nghiên cứu sáng tạo phát triển và chính nghiên cứu phát triển lại là một yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến tiến bộ công nghệ và tăng năng

suất (Romer, 1990; Kaimbo, 2015). Do đó, giả thuyết chung cho nhóm biến về chất lượng nguồn nhân lực được đưa ra như sau:

Giả thuyết H5: Doanh nghiệp chế biến chế tạo có chất lượng nguồn nhân lực cao hơn được kỳ vọng có NSLĐ cao hơn

Nhóm biến chất lượng nguồn nhân lực thông thường được thể hiện thông qua: chất lượng của người lao động, sự đầu tư của doanh nghiệp cho chương trình giáo dục, đầu tư cho nghiên cứu phát triển R&D. Tuy nhiên, vì bộ số liệu mà luận án sử dụng (VES) vào năm 2015 bị khuyết số liệu cho phần chi trả R&D, do đó biến này không được đưa vào mô hình nghiên cứu đồng thời biến đầu tư cho giáo dục của doanh nghiệp cũng không được bộ số liệu đưa vào kể từ năm 2012 do đó nhóm biến đại diện chất lượng nguồn nhân lực chỉ còn lại biến chất lượng lao động. Trong đó:

Chất lượng người lao động (Clit): chất lượng người lao động được đo bằng chi phí lao động (lương, thưởng và phụ cấp) bình quân trên mỗi lao động (Sinani và Meyer, 2004) (điều này tuân theo giả thiết người lao động có chất lượng càng cao thì lương thưởng và phụ cấp cũng càng cao hay lương thưởng phản ánh NSLĐ).

Chất lượng lao độngit =𝑙𝑛 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔𝑖𝑡 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔𝑖𝑡

Với Chi phí lao động it: là tổng số tiền doanh nghiệp i thời điểm t chi cho người lao động (đơn vị tính triệu đồng).

Số lượng lao động it: tổng số lao động của doanh nghiệp i thời điểm t.

Nhóm biến đặc điểm doanh nghiệp:

Mỗi một doanh nghiệp có những đặc điểm riêng và đây cũng chính là yếu tố tạo ra sự khác biệt doanh nghiệp trong năng suất lao động. Những biến kiểm soát đại diện cho đặc điểm doanh nghiệp: Hình thức sở hữu (Bartelsman và cộng sự, 2000;

Sinani & Meyer, 2004; Sun, 2001, Buckley và cộng sự, 2003); Quy mô doanh nghiệp (Aitken & Harrison, 1999; Criscuolo 2005; Alvarez và Crespi, 2003; Crespo và Fontoura 2007) cũng ảnh hưởng đến NSLĐ của doanh nghiệp.

Quy mô doanh nghiệp đã được trình bày ở phần trên nên ở đây luận án chỉ trình bày về hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Theo Criscuolo (2005) mỗi hình thức sở hữu

doanh nghiệp khác nhau có có sự khác biệt về NSLĐ. Buckley và cộng sự (2002) còn cho thấy có sự khác biệt giữa tác động của sự hiện diện của nước ngoài đến năng suất của doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác nhau. Cụ thể, FDI không ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp nhà nước, trái ngược với tác động tích cực của nó đối với các công ty thuộc sở hữu chung (COEs) ở Trung Quốc.

Giả thuyết H6: Năng suất lao động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo sở hữu hình thức doanh nghiệp khác nhau được kỳ vọng khác nhau.

Biến hình thức sở hữu doanh nghiệp là biến giả dummy đại diện cho các loại hình sở hữu khác nhau của các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến chế tạo. Ở đây, luận án tập trung đến loại hình sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân. Do đó biến giả dummy chỉ nhận 2 giá trị: Quocdoanhit = 1 nếu là doanh nghiệp nhà nước và Quocdoanhit = 0 nếu là doanh nghiệp tư nhân.

Nhóm biến vùng, khu vực, vị trí:

Vùng, khu vực mà doanh nghiệp tổ chức sản xuất cũng góp phần tạo ra sự khác biệt trong NSLĐ của doanh nghiệp. Biến vùng/ khu vực được luận án xem xét đưa vào đó là: vị trí doanh nghiệp có được đặt trong khu/ cụm công nghiệp hay không và vị trí doanh nghiệp được đặt ở vùng nào.

Khu/ cụm công nghiệp: thường là nơi tập trung những ưu đãi chính sách đặc biệt về vấn đề liên quan đến pháp chế và cơ sở hạ tầng. Đồng thời, các khu/cụm công nghiệp cũng là địa điểm tập trung lớn các doanh nghiệp FDI, do đó các doanh nghiệp hoạt động gần vị trí các doanh nghiệp FDI, hiệu ứng lan tỏa công nghệ của FDI và hiệu ứng học hỏi từ xuất khẩu sẽ có cơ hội diễn ra (Kuchiki, 2006). Do đó, giả thuyết đưa ra:

Giả thuyết H7: NSLĐ của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo đặt trong các khu/cụm công nghiệp được kỳ vọng cao hơn.

Biến khu công nghiệp (KCN) là biến giả nhận giá trị =1 nếu doanh nghiệp i nằm trong khu/cụm công nghiệp, khu chế xuất và nhận giá trị =0 nếu doanh nghiệp i nằm bên ngoài các khu/cụm công nghiệp.

Vùng: Biến vùng được mã hóa thành 3 biến giả cho miền Bắc, Trung và Nam. Và trong đó biến đại diện miền Bắc được lựa chọn là biến cơ sở.

Ngoài sự tác động riêng rẽ của FDI và xuất khẩu đến NSLĐ của doanh nghiệp còn có sự tác động đồng thời của các nhân tố này và các đặc điểm của doanh nghiệp đến NSLĐ do đó luận án đưa vào mô hình một số biến tương tác:

Biến FDI*X: sẽ giúp cho thấy doanh nghiệp vừa có FDI và xuất khẩu và các doanh nghiệp không nhận đầu tư FDI và không xuất khẩu khác nhau về NSLĐ khác nhau như thế nào.

Biến FDI*Quymo: cho thấy quy mô các doanh nghiệp nhận đầu tư FDI và các doanh nghiệp không nhận đầu tư FDI khác nhau như thế nào khi tác động đến NSLĐ của doanh nghiệp.

Biến FDI*Vonhoa: sẽ giúp cho thấy mức độ vốn hóa trên mỗi lao động của các doanh nghiệp nhận đầu tư FDI và các doanh nghiệp không nhận đầu tư FDI khác nhau như thế nào khi tác động đến NSLĐ của doanh nghiệp.

Biến X*Quymo: sẽ giúp cho thấy quy mô các doanh nghiệp có xuất khẩu và các doanh nghiệp chỉ cung ứng sản phẩm cho thị trường nội địa khác nhau như thế nào khi tác động đến NSLĐ của doanh nghiệp.

Biến X*Vonhoa: sẽ giúp cho thấy mức độ vốn hóa trên mỗi lao động của các doanh nghiệp có xuất khẩu và các doanh nghiệp chỉ cung ứng sản phẩm cho thị trường nội địa khác nhau như thế nào khi tác động đến NSLĐ của doanh nghiệp.

Biến FDI*X*Quymo: sẽ giúp cho thấy quy mô của các doanh nghiệp có FDI và xuất khẩu khác với các DN không nhận FDI và chỉ cung ứng sản phẩm cho thị trường nội địa như thế nào khi tác động đến NSLĐ của doanh nghiệp.

Biến FDI*X*Vonhoa: sẽ giúp cho thấy mức độ vốn hóa trên mỗi lao động của các doanh nghiệp nhận FDI và xuất khẩu khác với các doanh nghiệp không nhận FDI và chỉ cung ứng sản phẩm cho thị trường nội địa như thế nào khi tác động đến NSLĐ của doanh nghiệp.

Những biến tương tác này được xác định bằng cách cho biến FDI hoặc xuất khẩu nhân với quy mô của doanh nghiệp và mức độ vốn hóa trên mỗi lao động của doanh nghiệp.

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp định nghĩa các biến số trong mô hình

Tên biến Định nghĩa biến

Hiện diện của FDI (FDIi)

Giá trị =1: Nếu doanh nghiệp có nhận vốn FDI Giá trị = 0: Nếu doanh nghiệp không nhận vốn FDI

FDIit*Quymoit Hiện diện FDI của doanh nghiệp i năm t* quy mô doanh nghiệp của doanh nghiệp đó

FDIit*Vonhoait Hiện diện FDI của doanh nghiệp i năm t * mức độ VH trên mỗi lao động của doanh nghiệp đó

Hiện diện của xuất khẩu (Xi)

Giá trị =1: Nếu doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu Giá trị =0: Nếu DN không tiến hành xuất khẩu

Xit*Quymoit Hiện diện xuất khẩu của doanh nghiệp i năm t *với quy mô doanh nghiệp của doanh nghiệp đó

Xit*Vonhoait Hiện diện xuất khẩu của doanh nghiệp i năm t*mức độ vốn hóa trên mỗi lao động của doanh nghiệp đó

FDIit*Xit* Vonhoait Hiện diện FDI của doanh nghiệp i năm t*xuất khẩu của doanh nghiệp i năm t*quy mô DN của doanh nghiêp đó

FDIit*Xit*Vonhoait Hiện diện FDI của doanh nghiệp i năm t*xuất khẩu của doanh nghiệp i năm t * mức VH của doanh nghiệp đó

Quy mô (Quymoit) Log cơ số e của tài sản doanh nghiệp. Với đơn vị đo của tài sản doanh nghiệp: triệu đồng

Mức độ vốn hóa (Vonhoait)

Log cơ số e giá trị tài sản cố định trên mỗi lao động (𝐾𝐿𝑖𝑡

𝑖𝑡). Với đơn vị đo của mức độ Vốn hóa:triệu đồng/người

Chất lượng lao động (CLit)

Chi phí lao động bình quân (tổng số tiền doanh nghiệp chi cho lao động) cho mỗi người lao động. Đơn vị đo: triệu đồng/người

Hình thức sở hữu (Quocdoanhit)

Giá trị =1: nếu là doanh nghiệp nhà nước Giá trị = 0: nếu là doanh nghiệp hữu tư nhân Khu/cụm công nghiệp

(KCN)

Giá trị =1: nếu doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất Giá trị =0: nếu doanh nghiệp nằm trong ngoài chế xuất Miền Nam

(Miennam)

Giá trị =1: nếu doanh nghiệp ở miền Nam Giá trị =0: nếu doanh nghiệp nằm ở miền khác.

Miền Trung (Mientrung)

Giá trị =1: nếu doanh nghiệp ở miền Trung Giá trị =0: nếu doanh nghiệp nằm ở miền khác

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Một phần của tài liệu Năng suất lao động trong doanh nghiệp Việt Nam. (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)