Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của trật tự an toàn giao thông đường bộ
1.1.1. Khái niệm trật tự an toàn giao thông đường bộ
Giao thông hiện nay chia thành nhiều loại hình như đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không,… trong đó giao thông đường bộ là một trong những loại hình cơ bản của giao thông. “Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ” [6]. Do đó, giao thông đường bộ được hiểu là việc đi lại từ chỗ này qua chỗ khác của người và phương tiện chuyên chở trên đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về TTATGTĐB. Mỗi góc độ tiếp cận đƣa ra những cách hiểu nhất định về trật tự ATGTĐB. Có quan niệm cho rằng: “ TTATGTĐB là sự bảo đảm cho mọi hoạt động giao thông đƣợc trật tự, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, thông suốt và mỹ quan môi trường; hạn chế thấp nhất các vi phạm Luật Giao thông và các quy phạm pháp luật về ATGTĐB, kiềm chế tai nạn giao thông, ngăn ngừa thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra”[4]. Theo cách tiếp cận này thì TTATGTĐB là việc đảm bảo cho trật tự, an toàn giao thông và việc tuân thủ các quy định pháp luật về
TTATGTĐB.
Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân thì “TTATGTĐB là hệ thống các mối quan hệ xã hội đƣợc hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân theo để đảm bảo hoạt động giao thông thông suốt, trật tự an toàn, hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và tài sản” [2, tr.30]. Theo cách tiếp cận này thì TTATGTĐB là việc
tuân thủ các quy phạm pháp luật quy định trong lĩnh vực TTATGTĐB. Một quan niệm khác cho rằng: “TTATGTĐB là việc chấp hành triệt để những yêu cầu về kỹ thuật, quản lý đối với các công trình giao thông và phương tiện giao thông, quy định đối với người tham gia giao thông khi hoạt động trên đường bộ, là cho giao thông đƣợc trật tự, an toàn, thông suốt, thuận tiện”[2, tr.6-7]. Cách tiếp cận này đã chỉ ra 3 nội cơ bản liên quan đến TTATGTĐB là công trình giao thông, phương tiện giao thông và người tham gia giao thông đường bộ. Đối với các công trình giao thông, phương tiện giao thông đó là việc tuân thủ các quy chuẩn, yêu cầu kỹ thuật đối với các công trình giao thông. Đối với người tham gia giao thông thì cần tuân thủ các quy định của pháp luật về
TTATGTĐB.
Từ các cách tiếp cận nêu trên, luận văn đƣa ra cách tiếp cận về TTATGTĐB như sau: Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái giao thông ổn định, đƣợc điều chỉnh bởi hệ thống quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội đƣợc thừa nhận, nhờ đó hoạt động giao thông đƣợc thông suốt, nhanh chóng, thuận lợi, người và phương tiện tham gia giao thông được an toàn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn và các hành vi xâm hại khác [25].
1.1.2. Đặc điểm của trật tự an toàn giao thông bộ
Từ các cách tiếp cận về TTATGTĐB, có thể thấy TTATGTĐB có các đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, TTATGTĐB là sự tuân thủ các quy định pháp luật của người tham gia giao thông.
Để đảm bảo TTATGTĐB đòi hỏi những người tham gia giao thông phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của nhà nước về TTATGTĐB. Những quy định nhà nước đặt ra thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau như tiêu chuẩn điều khiển các phương tiện giao thông, trách nhiệm trong tham gia giao thông đường bộ, quyền và nghĩa vụ của người tham gia giao thông đường bộ.
Những quy định này do các CQNN có thẩm quyền đặt ra và đòi hỏi người tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ chặt chẽ.
TTATGTĐB đòi hỏi các cá nhân tham gia giao thông thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về TTATGTĐB do Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm GTĐB được thông suốt. Người, hàng hóa, phương tiện tham gia giao thông không bị xâm hại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm trên các tuyến đường và ở từng địa bàn.
Thứ hai, TTATGTĐB là một nội dung của TTATGT nói riêng và trật tự, an toàn xã hội nói chung.
Nếu TTATGTĐB đƣợc đảm bảo sẽ góp phần giữ gìn TTATGT một cách ổn định, vì vậy mọi hoạt động của xã hội nói chung cũng như của từng người dân nói riêng đều đạt đƣợc mục đích nhất định. TTATGTĐB cũng là một nội dung quan trọng cấu thành trật tự an toàn xã hội. Việc đảm bảo TTATGTĐB không chỉ góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông mà nó còn góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đảm bảo cho người dân an tâm sinh sống và làm việc, xã hội đƣợc ổn định.
Thứ ba, mục tiêu của TTATGTĐB là hướng tới đảm bảo GTĐB được trật tự, hạn chế các tai nạn, vi phạm giao thông.
Trong đảm bảo TTATGTĐB thì mục tiêu hướng tới là đảm bảo cho các quy định của Nhà nước về TTATGTĐB được người dân thực hiện một cách đẩy đủ và chính xác, đồng thời góp phần hạn chế các vụ tai nạn giao thông xảy ra. Mục tiêu của việc đảm bảo TTATGTĐB là hướng tới việc bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, sự ổn định và trật tự xã hội.
1.1.3. Vai trò của trật tự an toàn giao thông đường bộ
TTATGTĐB có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức cũng nhƣ đối với sự phát triển của xã hội. Vai trò này thể hiện nhƣ sau:
Một là, Việc đảm bảo TTATGTĐB trước hết góp phần đảm bảo tính mạng và tài sản cho người tham gia giao thông và phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt của con người được thuận tiện, an toàn.
Hai là, TTATGTĐB cũng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa vùng miền trong nước và các nước trên thế giới. Đảm bảo TTATGTĐB hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
Ba là, TTATGTĐB là vấn đề xã hội gắn liền với cuộc sống con người, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người. Xã hội càng hiện đại, văn minh, yêu cầu về bảo đảm TTATGTĐB càng cao. TTATGTĐB đƣợc bảo đảm thể hiện ở việc người, phương tiện, hàng hóa tham gia giao thông không bị xâm hại, mọi hoạt động giao thông đƣợc tiến hành nhanh chóng, thuận tiện, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và trật tự an toàn vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị. Nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, khi mà độ an toàn, chi phí trong lưu thông vận chuyển đã kết tinh thành giá cả hàng hóa thì TTATGTĐB còn đƣợc xem là tiêu chí quan trọng để xem xét việc có quyết định đầu tƣ kinh doanh và mở rộng sản xuất hay không [7].