Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
3.2.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Để thực hiện công tác QLNN về TTATGTĐB đạt hiệu lực và hiệu quả thì vai trò của bộ máy QLNN là hết sức quan trọng. Các CQNN sẽ trực tiếp quản lý các hoạt động liên quan đến TTATGTĐB. Vì vậy việc hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về TTATGTĐB là hết sức cấp bách và cần thiết. Việc hoàn thiện nhằm hướng tới xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ
cấu tổ chức cũng nhƣ thiết lập mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác QLNN về TTATGTĐB.
Cơ sở đề xuất giải pháp:
- Xuất phát từ vai trò của bộ máy QLNN về TTATGTĐB. Các CQNN là chủ thể của hoạt động QLNN về TTATGTĐB;
- Xuất phát từ hạn chế của tổ chức bộ máy QLNN về TTATGTĐB trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung của giải pháp:
Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về TTATGTĐB tập trung vào các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về TTATGTĐB. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực của Ban An toàn giao thông thành phố. Quy định chế độ và phạm vi trách nhiệm của các cơ quan thành viên và của từng thành viên Ban ATGT, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Văn phòng Ban ATGT. Cần chú trọng việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ban An toàn giao thông thành phố. Tiếp tục chú trọng việc kiện toàn bộ máy tổ chức thực hiện công tác đảm bảo TTATGTĐB từ cấp tỉnh tới cấp quận, huyện với đội ngũ cán bộ có năng lực, nhiệt tình có quy chế và kinh phí đủ điều kiện hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra cần chú trọng việc hoàn thiện các phòng Nghiệp vụ trong Sở Giao thông vận tải thành phố, trong đó quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền cụ thể cho các phòng nghiệp vụ. Cần phát huy hơn nữa vai trò của các phòng nghiệp vụ và Thanh tra sở trong việc tham mưu cho lãnh đạo sở.
Thứ hai, Thiết lập mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác QLNN Cần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các CQNN trong công tác QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Giao thông vận tải cần phối hợp chặt chẽ với Ban An toàn giao thông
thành phố, các sở ban ngành và UBND các quận, huyện, trên địa bàn thành phố trong công tác QLNN về TTATGTĐB. Việc phối hợp cần đƣợc thực hiện theo các nội dung QLNN về TTATGTĐB nhƣ công tác xây dựng văn bản pháp luật, việc xây dựng các quy hoạch, chiến lƣợc về phát triển TTATGTĐB, việc tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật, công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện các hành vi vi phạm các quy định về
TTATGTĐB.
Trong đó UBND thành phố cần xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan trong công tác QLNN về TTATGTĐB cũng nhƣ xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác này. Các CQNN cần chủ động phối hợp, tăng cường lấy ý kiến và cùng nhau thực hiện công tác QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố. Việc phối hợp đƣợc thực hiện bằng các văn bản liên tịch, liên ngành, văn bản thông báo, giao ban định kỳ, trao đổi kinh nghiệm, kết quả công tác, khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực quản lý, thống nhất các biện pháp tháo gỡ, tham mưu với Thành ủy, HĐND và UBND thành phố hoạch định chính sách. Bên cạnh đó UBND thành phố cần sớm xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức tôn giáo và gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị đối với công tác đảm TTATGTĐB.
Các tổ chức chính trị - xã hội cần tăng cường phối hợp với các CQNN trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực TTATGTĐB. Các ngành chức năng cần tăng cường phối hợp làm tốt công tác điều tra, nghiên cứu, nắm tình hình về TTATGTĐB; xác định các đặc điểm, vị trí địa lý, địa hình của các tuyến đường cùng với những số liệu kỹ thuật của kết cấu hạ tầng, các điểm nút, các tuyến đường giao thông thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Thu thập các thông tin, số liệu, tài liệu cơ bản về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, dân cƣ, v.v... có liên quan đến công tác bảo đảm TTATGTĐB; thông tin về tình hình vi phạm TTATGT, TNGT nhƣ đặc điểm về đối tƣợng gây tai nạn, địa điểm, thời gian, nguyên nhân, v.v... làm cơ sở cho phân tích, đánh giá tình hình, xác định tuyến, địa bàn trọng điểm, điểm đen TNGT, các vấn đề nổi lên phức tạp về TTATGTĐB. Từ đó, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả, góp phần làm giảm TNGT.