Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
2.2.3. Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về trật tự an toàn
Đối với công tác QLNN trên các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực QLNN về TTATGTĐB nói riêng thì việc xây dựng tổ chức bộ máy là hết sức cần thiết. UBND thành phố đã chú trọng hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về TTATGTĐB.
Hiện nay UBND thành phố trực tiếp và thống nhất QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố. Trong đó, sở Giao thông vận tải là cơ quan tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng QLNN về TTATGTĐB. Bên cạnh đó Ban An toàn giao thông thành phố cũng chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND thành phố trong công tác QLNN. Ngoài ra UBND thành phố cũng đã tiến hành phân cấp nhất định cho UBND các quận, huyện, trong việc QLNN về TTATGTĐB. Trong đó:
- UBND thành phố thống nhất thực hiện QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố;
- Sở Giao thông vận tải thành phố là cơ quan tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng QLNN về TTATGTĐB;
- Ban An toàn giao thông thành phố là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn;
- Các sở, ban ngành có nhiệm vụ phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông thành phố thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo sự phân công của UBND thành phố.
- UBND các quận, huyện thực hiện chức năng QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp huyện và theo sự phân công, phân cấp của UBND thành phố.
UBND thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành phân
công cho các Sở ban ngành, Ban An toàn giao thông thành phố và UBND các quận, huyện trong việc thực hiện cũng nhƣ phối hợp thực hiện công tác QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố. Việc phân công chức năng nhiệm vụ cho các cơ quan đƣợc UBND thành phố chú trọng thực hiện. Việc phân công phối hợp được tiến hành tương đối khoa học và chặt chẽ. Về các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở Giao thông vận tải tham mưu thực hiện chức năng QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn TP.HCM đƣợc xác định nhƣ sau:
- Thanh tra Sở: Tham mưu, giúp Giám đốc Sở về công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật;
- Phòng Pháp chế - An toàn: Tham mưu, giúp Giám đốc Sở công tác pháp chế và an toàn giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;
- Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái: Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải, phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị;
- Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kỹ thuật, chất lượng công trình giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của Sở. Ngoài Sở Giao thông vận tải thì cơ cấu tổ chức của Ban An toàn giao thông thành phố cũng đƣợc chú trọng và hoàn thiện. UBND thành phố đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, từng bước kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của Ban An toàn giao thông thành phố. UBND thành phố cũng đã tiến hành ban hành tiêu chí đánh giá kết
quả hoạt động của Ban An toàn giao thông các quận,huyện, phường trong đó có lĩnh vực TTATGTĐB. Các tiêu chí này là cơ sở quan trọng để UBND thành phố đánh giá kết quả hoạt động của Ban ATGTĐB các quận,huyện, phường để từ đó có các giải pháp nhằm kiện toàn Ban An toàn giao thông của các quận,huyện, phường.
Tuy nhiên chƣa phân định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng lực lƣợng nên việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó việc xây dựng tổ chức bộ máy QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có những hạn chế nhất định. Hiện nay việc phối hợp giữa các CQNN trong công tác QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố chƣa thực sự chặt chẽ và đồng bộ. Công tác phối hợp giữa sở Giao thông vận tải thành phố với các sở ban ngành và UBND các quận,huyện chƣa thực sự thống nhất.
Bảng 2.2: Về nhân sự làm công tác ATGT thành phố Hồ Chí Minh
STT CƠ QUAN
1 Ban ATGT thành phố
2 Ban ATGT các quận, huyện
3 Cảnh sát giao thông(phòng CSGT thành
phố và đội CSGT quận, huyện)
Đội CSGT phòng PC46( Phòng Quản lý 4 hành chính và trật tự xã hội) công an
thành phố
5 Thanh tra giao thông sở GTVT
6 Ban an toàn giao thông thuộc sở GTVT
7 Phòng pháp chế thuộc sở GTVT
Nguồn:[16].
Ngoài ra còn có các lực lƣợng khác nhƣ: Cảnh sát trật tự các quận, huyện, lực lượng công an phường, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cùng tham gia phối hợp để đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Nhân sự của các cơ quan thực hiện và tham mưu thực hiện chức năng QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố từng bước được củng cố và bổ sung.
Cùng với việc hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về TTATGTĐB thì việc phát triển đội ngũ nhân sự làm công tác này cũng đƣợc UBND thành phố chú trọng. UBND thành phố hướng tới hoàn thiện đội ngũ nhân sự cả về số lượng và chất lượng cho các CQNN, các cơ quan tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện công tác QLNN về TTATGTĐB. UBND thành phố luôn có những giải pháp để thu hút cũng nhƣ phát triển đội ngũ nhân sự thực hiện việc QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố.
Để đảm bảo cho đội ngũ nhân sự hoạt động hiệu quả thì UBND thành phố chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng về nhân sự. Có thể nói đội ngũ nhân sự làm công tác đảm bảo TTATGTĐB thành phố cũng nhƣ thực hiện công tác QLNN về TTATGTĐB thành phố ngày càng đƣợc hoàn thiện.
UBND thành phố phối hợp với Bộ GTVT thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng cho đội ngũ CBCC làm công tác QLNN về TTATGTĐB cũng nhƣ công tác đảm bảo TTATGTĐB. Hằng năm lực lƣợng này đều đƣợc tập huấn bồi dƣỡng về nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về TTATGTĐB. Vì vậy chất lƣợng của đội ngũ CBCC ngày càng đƣợc nâng lên.
Tuy nhiên đội ngũ nhân sự làm công tác QLNN về TTATGTĐB cũng còn những hạn chế nhất định. Hiện nay số nhân sự làm công tác QLNN về TTATGTĐB còn thiếu, nhất là đội ngũ Cảnh sát giao thông đường bộ, Thanh tra giao thông. Vì vậy việc tuần tra, kiểm tra, điều tiết TTATGTĐB chƣa đáp ứng yêu cầu, nhất là vào những thời điểm cao điểm. Bên cạnh đó, hiện nay khối lượng công việc của đội ngũ CBCC là tương đối lớn nên việc tham gia
các lớp tập huấn, bồi dƣỡng gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay tình trạng công chức kiêm nhiệm cũng diễn ra khá phổ biến. Một số công chức chƣa nắm nhiều về kiến thức về GTVT cũng nhƣ TTTATGTĐB nên khó khăn trong công tác quản lý.