Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.2. Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
1.2.3. Các quy định pháp lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luật Giao thông đường bộ đã quy định thẩm quyền, nguyên tắc các nội dung QLNN về Giao thông đường bộ nói chung và TTATGTĐB nói riêng.
Từng nội dung QLNN về TTATGTĐB cũng đã đƣợc quy định ở các văn bản khác. Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGTĐB cũng đã đƣợc xây dựng nhƣ:
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Thông tƣ 37/2017/TTB-BGTVT về mẫu biên bản, quyết định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt,…
Quy định về kiểm tra, thanh tra TTATGTĐB nhƣ: Thông tƣ 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông;
Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định việc huy động các lực lƣợng cảnh sát khác và CA xã phối hợp CSGT tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn GTĐB.
Các quy định về tổ chức bộ máy nhƣ: Quyết định 22/2017/QĐ-TTg tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh;
Nghị định 12/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Quyết định 35/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Các văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian qua đã quy định nhiều nội dung của QLNNN về TTATGTĐB. Từ những quy định pháp lý có thể khái quát một số nội dung sau đây:
Thứ nhất, về chính sách đảm bảo TTATGTĐB
Nhà nước tập trung các nguồn lực phát triển giao thông đường bộ, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; có chính sách huy động các nguồn lực để quản lý, bảo trì đường bộ, đảm bảo TTATGTĐB.
Thứ hai, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và người dân
Đảm bảo TTATGTĐB là trách nhiệm của mọi cá nhân tổ chức trong xã hội.
Đối với các CQNN, CBCC làm công tác QLNN về TTATGTĐB cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước, tăng cường công tác QLNN về TTATGTĐB. Đối với người dân cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của nhà nước về đảm bảo TTATGTĐB, có ý thức chấp hành các quy định của nhà nước.
Thứ ba, về thẩm quyền QLNN về TTATGTĐB
Thẩm quyền QLNN về TTATGTĐB đƣợc pháp luật quy định cho nhiều chủ thể khác nhau. Trong đó, Chính phủ thống nhất QLNN về TTATGTĐB. Bộ
Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về TTATGTĐB.
Bộ Công an thực hiện các nhiệm vụ QLNN về giao thông đường bộ theo các quy định của pháp luật có liên quan; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện QLNN về
TTATGTĐB.
UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện QLNN về TTATGTĐB theo quy định của các quy định của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương.
Thứ tư, về nội dung QLNN về TTATGTĐB
Từ những quy định pháp luật này, có thể khái quát nội dung QLNN về TTATGTĐB tập trung vào các vấn đề sau đây:
Một là, Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Hai là, Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ; quy chuẩn, tiêu chuẩn về TTATGTĐB.
Ba là, Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGTĐB.
Bốn là, Xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng GTĐB.
Năm là, Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB.