Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Trong thời gian qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội thì UBND TP.HCM cũng chú trọng công tác đảm bảo an ninh trật tự xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực TTATGTĐB.
Đối với TP.HCM thì đường bộ là loại hình giao thông cơ bản và phổ biến nhất nên việc đảm bảo TTATGTĐB là một nội dung quan trọng đƣợc UBND thành phố quan tâm. UBND thành phố đã tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để đảm bảo TTATGTĐB. UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông thành phố, các sở ban ngành và UBND các quận, huyện, tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo TTATGTĐB. Hằng năm UBND thành phố đều ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, các chương trình kế hoạch nhằm đảm bảo thiết lập trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Công tác đảm bảo TTATGTĐB đã thu hút đƣợc sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cá nhân, tổ chức đóng trên địa bàn thành phố. Chủ trương của UBND thành phố là đảm bảo TTATGTĐB phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về TTATGTĐB.
Công tác tuyên truyền đảm bảo TTATGTĐB được tiến hành thường xuyên liên tục để đảm bảo cho mọi người tham gia giao thông thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về TTATGTĐB. UBND thành phố
đã chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ các quy định về TTATGTĐB. Phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho các hội viên, đoàn viên, thanh niên và học sinh trên địa bàn thành phố. Tổ chức chiếu các phóng sự, các thông điệp về trật tự an toàn giao thông tại các buổi chiếu phim lưu động. Trong đó đặc biệt chú trọng áp dụng khoa học công nghệ vào công tác xử lý cac bất cập về giao thông, xây dựng hạ tầng giao thông… góp phần giảm ùn tắc, mất TTATGT hiệu quả.
Thành phố đang triển khai rất nhiều giải pháp về quản lý giao thông, xử phạt vi phạm giao thông hiện đại, học tập kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới.. Việc đảm bảo TTATGTĐB không chỉ góp phần đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, và tài sản của người dân mà còn góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
UBND thành phố đã chỉ đạo tổ chức rà soát và kịp thời bổ sung cọc tiêu, biển báo hiệu và xử lý các vị trí có nguy cơ mất an toàn giao thông. Tổ chức thực hiện việc duy tu, sửa chữa “rốn ngập” đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Công tác đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đã được quan tâm, ngành giao thông đã nỗ lực chỉ đạo các phòng chức năng nâng cao khả năng quản lý; chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thiện các dự án, đảm bảo chất lƣợng.
UBND thành phố cũng đã chú trọng việc tuyên truyền để các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn thành phố đã chấp hành nghiêm túc các quy định về vận tải hành khách; thực hiện việc đăng ký chất lƣợng vận tải, công khai các chỉ tiêu về chất lƣợng dịch vụ và thiết lập hệ thống thông tin phải hồi giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và người dân; xây dựng quy chế quản lý phương tiện, quản lý lao động, biện pháp xử lý kỷ luật,
chế độ khen thưởng đối với người lái xe; thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng và đào tạo lại cho đội ngũ lái xe đủ tiêu chuẩn, nâng cao trình độ giao tiếp.
Mặc dù đã có nhiều giải pháp và kết quả tích cực trong việc đảm bảo TTATGTĐB, tuy nhiên tình hình TTATGTĐB trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến rất phức tạp. Vấn đề mất TTATGT giao thông vẫn còn diễn ra trên địa bàn thành phố, đặc biệt là vào những dịp lễ tết. Mất TTATGT không chỉ gây ra thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người dân mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Bảng 2.1: THỐNG KÊ TNGT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2015 - 2019 (ĐƯỜNG BỘ)
Thời
STT gian
Năm
1 2015
Năm
2 2016
Năm
3 2017
Năm
4 2018
Năm
5 2019
Nguồn: [12,21].
Mất TTATGT đường bộ đang là một vấn đề đặt ra đối với TP.HCM.
Mất TTATGT thông không chỉ gây ra thiệt hại về người, tài sản mà còn ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Mất TTATGT trên địa bàn thành phố xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như đi không đúng phần đường; Tránh, vượt sai quy định; Thiếu chú ý quan sát; Không giữ khoảng cách an toàn; Chuyển hướng không đúng quy định; Không làm chủ tốc độ, ….
Trong đó nguyên nhân chủ yếu vẫn là uống rƣợu bia khi điều khiển giao thông và đi không đúng làn đường quy định.
Vấn đề TTATGTĐB vẫn là một vấn đề đặt ra đối với TP.HCM, đòi hỏi thành phố phải có nhiều giải pháp đồng độ nhằm thực hiện đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Cùng với đó là đòi hỏi UBND thành phố phải tăng cường công tác QLNN đối với TTATGTĐB trên địa bàn thành phố.