Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2. Xây dựng các quy hoạch, đề án trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ
Cùng với công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo điều hành thì UBND thành phố Hồ Chí Minh cũng chú trọng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án về TTATGTĐB. UBND thành phố đặc biệt coi trọng công tác này, và coi đây là một khâu then chốt trong hoạt động QLNN về TTATGTĐB. UBND thành phố ra công văn số 4152VP- ĐTMT ngày 13/5/2015 tiếp công văn số 2021/TCĐBVN-QLBTĐB ngày 23/4/2015 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTG ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch lập lại trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020.
Trong đó, liên quan đến lĩnh vực ATGĐB quy hoạch cũng đã xác định nhiều nội dung như phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, các phương tiện, bến xe,... Quy hoạch cũng đưa ra định hướng về phát triển giao thông đường bộ ở đô thị. UBND thành phố đã thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển GTVT thành phố , hội đồng thẩm định các tuyến Metro. Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định và cho ý kiến đối với Quy hoạch phát triển GTVT của thành phố. Sở GTVT đã tiếp thu và điều chỉnh Quy hoạch theo góp ý của Hội đồng thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt. Để đảm bảo phát triển các bến xe trên địa bàn thành phố, Sở Giao thông vận tải thành phố đã tham mưu xây dựng và trình UBND thành phố Đề án quy hoạch bến xe trên địa bàn thành phố.
Đề án quy hoạch bến xe đã định hướng cho việc phát triển hệ thống bến xe trên địa bàn thành phố. Đề án nhằm hướng tới xây dựng hệ thống bến xe đáp ứng các yêu cầu quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương. Đề án cũng đã căn cứ vào thực tiễn của các quận, huyện để xây dựng bến xe cho phù hợp với yêu cầu. Đề án quy hoạch bến xe Đông, bến xe miền Tây mới, cải tạo và chỉnh trang toàn bộ Bến xe An Sương là một công cụ quan trọng để phát triển mạng lưới giao thông đường bộ.
Thực hiện 7 chương trình hành động theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 10, ngày 26/4/2017, tổng công ty SAMCO đã chính thức khởi công xây dựng Bến xe Miền Đông mới. Nằm tại vị trí giáp ranh giữa TP.HCM và tỉnh Bình Dương, Bến xe Miền Đông mới được kỳ vọng sẽ giữ vai trò là đầu mối giao thông trọng yếu trong hệ thông giao thông vận tải của thành phố. Ngoài xe khách liên tỉnh, bến xe mới sẽ có nhiều phương thức vận tải hành khách công cộng để phục vụ việc chuyển tiếp hành khách vào trung tâm thành phố và các đô thị vệ tinh nhƣ: tuyến Metro số 1 (Bến Thành- Suối Tiên), tuyến xe buýt nhanh đi thành phố mới Bình Dương và các tuyến xe buýt, taxi để đưa đón khách, kết nối thuận tiện giữa các phương thức vận tải, giữa TP.HCM với các đô thị vệ tinh. Đƣợc triển khai bởi đồng chủ đầu tƣ SAMCO của bến xe miền Đông mới, bến xe miền Tây mới cũng đang đƣợc quy hoạch. Bến xe miền Tây mới là đầu mối giao thông quan trọng của thành phố, đảm bảo sự kết nối, liên thông của hệ thống giao thông công cộng khu vực trên các trục quốc lộ 1, đường cáo tốc TP.HCM- Trung Lương và đại lộ Nguyễn Văn Linh hiện hữu, đảm bảo kết nối các khu dân cƣ, khu đô thị mới
[23]. Đối với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, UBND thành phố cũng đã xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Quy hoạch này xuất phát từ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Quy hoạch phát triển
mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ xác định rõ hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, nhất là hệ thống đường giao thông đường bộ đảm bảo yêu cầu phát triển hệ thống giao thông. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đang đặt ra những yêu cầu về hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ vì vậy việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là hết sức cần thiết.
UBND thành phố cũng đã xây dựng quy hoạch về luồng tuyến phát triển vận tải bao gồm vận tải hàng hóa, vận tải hành khách. Đồng thời cũng đã tiến hành xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp giao thông vận tải, các trung tâm đăng kiểm phương tiện và cơ sở đào tạo sát hạch lái xe. UBND thành phố cũng đã xây dựng quy hoạch về quỹ đất dành cho giao thông nói chung và TTATGTĐB nói riêng. Quỹ đất đƣợc tính toán theo Nghị định số 100/2013/NĐ-CP quy định về hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ.
Tuy nhiên, hiện nay công tác xây dựng quy hoạch về TTATGTĐB cũng gặp những khó khăn và hạn chế nhất định. Theo đó, công tác phối hợp giữa sở Giao thông vận tải với sở Xây dựng, sở Tài nguyên môi trường, các Sở ngành có liên quan và UBND các quận, huyện, chƣa thực sự chặt chẽ. Các quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch về hạ tầng giao thông đường bộ chƣa thực sự đồng bộ với nhau. Bên cạnh đó, trong việc xây dựng quy hoạch về hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn do tình trạng gia tăng dân số quá nhanh tại đô thị cùng với nhu cầu đi lại lớn. Nhiều Dự án giao thông đường bộ không thể thực hiện được hoặc tiến độ thực hiện chậm do khâu thu hồi đất thực hiện các dự án TTATGTĐB gặp nhiều khó khăn.