Hoàn thiện hệ thống quy định pháp lý của quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 93)

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống quy định pháp lý của quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ

Hệ thống thể chế là cơ sở, định hướng cho mọi hoạt động QLNN nói chung và QLNN đối với TTATGTĐB nói riêng. Văn bản QPPL càng hợp pháp và sát với thực tiễn thì công tác QLNN về TTATGTĐB đƣợc diễn ra càng thuận tiện và hiệu quả. Chính vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống thể chế, xây dựng các VBQPPL đầy đủ, rõ ràng và thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phương là một yêu cầu tất yếu khách quan. Việc hoàn thiện hệ thống thể chế về TTATGTĐB có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động QLNN về TTATGTĐB nói riêng và hoạt động QLNN nói chung.

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Xuất phát từ vai trò của hệ thống pháp luật về TTATGTĐB;

- Xuất phát từ hạn chế của hệ thống pháp luật của QLNN về TTATGTĐB hiện nay.

Nội dung của giải pháp:

Để hoàn thiện hệ thống VBQPPL của QLNN về TTATGTĐB cần tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện việc xây dựng và ban hành các VBQPPL trong lĩnh vực TTATGTĐB UBND thành phố Hồ Chí Minh cần chú trọng việc hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng xây dựng các VBQPPL về lĩnh vực TTATGTĐB theo hướng nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Hiện nay, việc ban hành VBQPPL trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là do cơ quan Giao thông vận tải tham mưu cho UBND

cùng cấp, sau đó chuyển sang cơ quan tƣ pháp thẩm định và thẩm tra dự thảo trước khi ban hành.Trong thời gian tới cần tăng cường chất lượng của công tác thẩm định, thẩm tra dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về TTATGTĐB thông qua cơ chế quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tham gia xây dựng và ban hành văn bản và có chế tài xử lý nếu thực hiện không tốt.

Đặc biệt, công tác xây dựng và ban hành văn bản cần chú ý kiểm tra đến thứ bậc hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật sao cho phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, cơ quan ngang cấp và không mâu thuẫn trong nội tại văn bản. Luật Giao thông đường bộ hơn 10 năm áp dụng đã phát huy đƣợc tác dụng nhƣng cũng bộc lộ nhiều hạn chế và không phù hợp với tình hình mới. Vì vậy UBND thành phố cần kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải xem xét sửa đổi luật Giao thông đường bộ năm 2008 cho phù hợp.

Thứ hai, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cần chú trọng việc cụ thể hóa các VBQPPL của các CQNN cấp trên UBND thành phố cần ban hành cụ thể và kịp thời các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải về lĩnh vực TTATGTĐB. Cần sớm cụ thể hóa, cập nhật, sửa đổi những quy định hiện hành cho phù hợp với những quy định của Trung ƣơng, đồng thời kiến nghị Trung ƣơng cho phép áp dụng các cơ chế đặc biệt phù hợp với điều kiện đặc thù của thành phố nhƣ bổ sung các quy định cụ thể về TTATGTĐB Nội dung QLNN về TTATGTĐB rất quan trọng nhằm định hướng cho công tác QLNN, đảm bảo công tác này theo đúng tinh thần và quy định của pháp luật.

Do vậy, các nội dung QLNN về TTATGTĐB cần phải thường xuyên đƣợc rà soát, thay thế, loại bỏ những nội dung cũ cho phù hợp với tiến trình cải cách hành chính hiện nay. Đồng thời, từng nội dung cần có những quy định chung về nội dung, cách thức và phương tiện thực hiện để đảm bảo tính

thống nhất thực hiện. UBND thành phố cần quy định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan đảm nhận công tác QLNN đối với TTATGTĐB một cách rõ ràng, cụ thể.

UBND thành phố Hồ Chí Minh nên kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội bổ sung một số quy định trong luật đủ mạnh để răn đe các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông nguy hiểm đến tính mạng con người như: tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về TTATGTĐB, tịch thu phương tiện... đối với các hành vi như lạng lách, đua xe trái phép hoặc tổ chức đua xe trái phép.

Sở GTVT cần chú trọng việc rà soát lại các văn bản pháp quy, các quy định hiện hành về quản lý GTVT trên địa bàn của thành phố, thuộc thẩm quyền của UBND thành phố ban hành, nhằm tháo gỡ những vướng mắc, loại bỏ các quy định cũ, không còn phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế. Trên cơ sở đó, Sở GTVT chủ trì, soạn thảo Dự thảo sửa đổi các quyết định, chỉ thị và văn bản pháp quy về quản lý GTVT, các định mức kinh tế - xã hội áp dụng trong xây dựng, bảo trì mạng lưới giao thông của tỉnh, để trình UBND thành phố Hồ Chí Minh và chủ tịch UBND thành phố phê duyệt và ban hành.

Bên cạnh đó cũng cần thường xuyên cập nhật, bổ sung kịp thời các chính sách, quy định mới liên quan đến quản lý GTVT của Nhà nước và Bộ GTVT, đặc biệt là các quy định liên quan đến các lĩnh vực quản lý đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cƣ, xây dựng các công trình giao thông, quản lý vận tải, cước vận tải, quy định về chất lượng phương tiện vận tải ....v.v.. Tạo điều kiện cởi mở, môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển GTVT trên địa bàn thành phố, phù hợp với quy định, pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w