Kinh nghiệm của các địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 44)

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.3. Nội dung của quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ

1.4.1. Kinh nghiệm của các địa phương

Đà Nẵng là một trong những địa phương trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực trong đảm bảo TTATGTĐB. Có đƣợc những kết quả nhƣ vậy là do thành phố đã quan tâm và chú trọng công tác QLNN đối với TTATGTĐB. Trong công tác QLNN về TTATGTĐB, trong thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã áp dụng các biện pháp sau:

Thứ nhất, đối với công tác cụ thể hóa các văn bản pháp luật của trung ương và xây dựng văn bản quản lý của địa phương

Để thực hiện việc QLNN về TTATGTĐB thành phố Đà Nẵng đã ban hành kịp thời các văn quy định liên quan đến TTATGTĐB. Các văn bản này đã góp phần cụ thể hóa các quy định của Luật giao thông đường bộ, các Nghị định của Chính phủ và Thông tƣ của Bộ Giao thông vận tải. Ngoài việc ban hành các văn bản cụ thể hóa thành phố cũng đã ban hành các văn bản gắn với đặc thù địa phương của thành phố. Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông thành phố đã tham mưu kịp thời cho UBND thành phố ban hành các văn bản QLNN về TTATGTĐB.

Thứ hai, đối với công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án

Cùng với công tác xây dựng pháp luật thì thành phố Đà Nẵng cũng đã chú trọng công tác xây dựng các quy hoạch, kế hoạch đề án để định hướng cho việc đảm bảo TTATGTĐB. Để xây dựng các đề án, quy hoạch thì UBND thành phố đã thuê các công ty tư vấn quy hoạch giao thông đường bộ. Ngoài ra UBND thành phố cũng đã học hỏi kinh nghiệm của các thành phố, quốc gia khác để xây dựng các quy hoạch, kế hoạch và đề án. Các quy hoạch đề án được xây dựng phù hợp với tình hình TTATGTĐB thực tế của địa phương.

Xây dựng quy hoạch về kết cấu hạ tầng giao thông cũng đƣợc chú trọng thực hiện.

Thứ ba, về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và thực hiện pháp luật

UBND thành phố đã chú trọng các biện pháp nhằm tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại địa phương. Để việc tuyên truyền, phổ biến đạt hiệu quả thì UBND thành phố đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông thành phố xây dựng nội dung chương trình tuyên truyền để tập huấn. Nội dung tập trung vào việc tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTATGTĐB và ý thực thực hiện TTATGTĐB của người dân. Ban An toàn giao thông thành phố phối hợp với UBND các quận, huyện, đài truyền hình thành phố, sở Giáo dục và đào tạo thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến. Ngoài ra còn phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền phổ biến với các hội viên của họ. Việc tuyên truyền phổ biến đã được thành phố tiến hành thường xuyên, với nhiều hình thức đa dạng phong phú. TTATGTĐB đã đƣợc UBND thành phố, các ngành, các cấp quan tâm, có mục tiêu thống nhất, đa dạng, phong phú, từng bước phát huy hiệu quả, tạo được sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân Cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến thì thành phố cũng chú trọng việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật. UBND thành phố chỉ đạo các lực lƣợng chức năng tăng cường tổ chức hiện việc cấp phép đối với các phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Đồng thời cũng tăng cường kiểm soát đối với các phương tiện giao thông đường bộ và người tham gia giao thông. UBND thành phố đã chú trọng kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức làm công tác QLNN về

TTATGTĐB.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra và cƣỡng chế

Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, cam kết thực hiện các qui định của pháp luật về giao thông trong các cơ quan, tổ chức và công dân; các lực lƣợng chức năng đã đẩy mạnh công tác cƣỡng chế thi hành luật đối với các đối tƣợng không có ý thức tự giác chấp hành. Công tác cƣỡng chế thi hành luật của các lực lƣợng chức năng đã góp phần tăng cường kỷ cương pháp luật trong hoạt động giao thông đuờng bộ, nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành luật lệ giao thông của nhân dân; góp phần đắc lực kiềm chế TNGT, hạn chế ùn tắc giao thông trong điều kiện phương tiện giao thông tăng nhanh. Hai lực lƣợng chính trong cƣỡng chế giao thông là Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông. Ngoài ra còn có lực lƣợng hỗ trợ là lực lƣợng cảnh sát khác và công an quận phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát TTATGTĐB trong trường hợp cần thiết. Các lực lượng chức năng đã duy trì thường xuyên hoạt động tuần tra, kiểm soát, mở các chiến dịch cao điểm gắn với chủ đề trọng tâm, trọng điểm: Tổng kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các phương tiện vận tải khách, kiểm tra xử lý xe chở khổ, quá tải, lái xe uống rượu bia, người đi xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm; giải toả hành lang giao thông, các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây mất TTATGTĐB.

1.4.1.2.Kinh nghiệm của thành phố Cần Thơ

Cùng với Đà Nẵng thì Cần Thơ cũng là một thành phố có nhiều mô hình, cách làm hay trong QLNN về TTATGTĐB. Trong thời gian qua, việc chấp hành pháp luật về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố đã đƣợc chú trọng, ý thức hành của người dân ngày càng tăng lên. Số vụ tai nạn giao thông đã giảm đi đáng kể. Có đƣợc những kết quả nêu trên là do thành phố Cần Thơ đã áp dụng các biện pháp sau đây:

Thứ nhất, đối với công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật

UBND thành phố đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định của luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản hướng dẫn kịp thời. Sở Giao thông vận tải đã tham mưu kịp thời cho UBND thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Dựa trên cơ sở văn bản của UBND thành phố thì UBND các quận, huyện, cũng đã cụ thể hóa kịp thời.

Công tác xây dựng văn bản đã thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật. Việc thẩm định đã đƣợc chú trọng. Sở Giao thông vận tải thành phố đã phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt các Dự thảo trình UBND thành phố ban hành. Trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn, UBND thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời lấy ý kiến của Bộ GTVT về những vấn đề có liên quan.

Thứ hai, về công tác xây dựng quy hoạch về TTATGTĐB

Công tác quy hoạch về TTATGTĐB là một vấn đề đƣợc UBND thành phố Cần Thơ đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những nội dung và giải pháp trọng tâm trong QLNN về TTATGTĐB. Việc xây dựng quy hoạch đã thu hút đƣợc các nhà tƣ vấn tham gia. Bên cạnh đó các quy hoạch này cũng đƣợc công khai rộng rãi để các nhà tư vấn và người dân tham gia phản biện. Công tác quy hoạch đã bám sát vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chú trọng đến tính khả thi và đồng bộ trong các quy hoạch về TTATGTĐB. UBND thành phố xây dựng quy hoạch TTATGTĐB trên cơ sở quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, cũng nhƣ các quy hoạch khác có liên quan.

Thứ ba, về công tác tuyên truyền, phổ biến

Để đảm bảo người dân và các cơ quan nhà nước chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về TTATGTĐB thì UBND thành phố đã chú trọng công

tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB. Việc tuyên truyền đã được chú trọng và thực hiện thường xuyên.

Về nội dung tuyên truyền: Tập trung tuyên truyền các quy định của nhà nước về TTATGTĐB, quyền lợi và trách nhiệm của người dân trong tham gia giao thông đường bộ. Khi các văn bản pháp luật nhà nước có sự thay đổi thì các cơ quan nhà nước đã tiến hành tiến hành tuyên truyền, phổ biến kịp thời.

Về hình thức tuyên truyền: Việc tuyên truyền đã đƣợc thực hiện với nhiều hình thức hết sức đa dạng phong phú. Ngoài việc in các pano để phát trực tiếp cho người dân và treo trên các trục đường thì cũng tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về TTATGTĐB. Ngoài ra việc đƣa các bản tin về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố cũng đƣợc thực hiện về chủ thể thực hiện tuyên truyền, phổ biến. UBND thành phố đã chỉ đạo kịp thời các cơ quan có liên quan phối hợp với nhau trong công tác tuyên truyền, phổ biến. Ban ATGT thành phố phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện tăng cường tổ chức tuyên truyền. Ngoài ra việc tuyên truyền phổ biến còn có sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, các trường học đóng trên địa bàn thành phố. Mạng lưới tuyên truyền phổ biến đã đƣợc hình thành từ cấp tỉnh đến cơ sở.

Về đối tƣợng tuyên truyền: Đối tƣợng thực hiện tuyên truyền, phổ biến đƣợc xác định hết sức đa dạng phong phú. UBND thành phố chỉ đạo Sở Giáo dục và đào tạo tăng cường tuyên truyền đối với học sinh, sinh viên. Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền phổ biến đối với các hội viên của mình. Ngoài ra cũng chỉ đạo công đoàn các khu công nghiệp tăng cường tuyên truyền phổ biến đối với công nhân.

Thứ tư, về công tác thanh tra, kiểm tra

Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các cơ quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về TTATGTĐB. Đối tƣợng

thanh tra, kiểm tra đƣợc xác định là các cá nhân tham gia giao thông, những cá nhân, tổ chức kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực giao thông, các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức làm công tác QLNN về TTATGTĐB. Đối tƣợng thanh tra, kiểm tra đƣợc xác định một cách toàn diện nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Hình thức thanh tra, kiểm tra đƣợc xác định với nhiều hình thức khác nhau. Trong quá trình thanh tra, các cơ quan nhà nước đã phối hợp chặt chẽ với nhau. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đều đƣợc tiến hành công khai minh bạch một cách đầy đủ và kịp thời nhằm hạn chế những tiêu cực xảy ra. Cùng với việc thanh tra, kiểm tra thì UBND thành phố cũng chú trọng tiếp nhận các ý kiến phản ánh kiến nghị của người dân. Việc tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân được thực hiện một cách kịp thời và nhanh chóng. Bên cạnh đó UBND thành phố cũng chỉ đạo các cơ quan, cá nhân có liên quan đôn đốc, theo dõi việc xử lý các phản ánh kiến nghị của người dân. Điều này đã tạo sự tin tưởng cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w