Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về trật tự an toàn giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 101 - 115)

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về trật tự an toàn giao thông đường bộ

Công tác thanh tra, kiểm tra là một nội dung không thể thiếu trong quá trình QLNN nói chung và QLNN về TTATGTĐB nói riêng. Công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện các hành vi vi phạm quy định của nhà nước liên quan đến QLNN về TTATGTĐB để phát hiện, phòng ngừa và xử lý đối với

các hành vi vi phạm. Do đó việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện các quy định về TTATGTĐB là hết sức cần thiết.

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Xuất phát từ vai trò của công tác thanh tra kiểm tra trong công tác QLNN về TTATGTĐB;

- Xuất phát từ hạn chế của công tác thanh tra kiểm tra trong hoạt động QLNN về TTATGTĐB trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung giải pháp:

Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về TTATGTĐB thì cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Thứ nhất, xác định nội dung và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong việc thanh tra, kiểm tra

Thanh tra sở Giao thông vận tải cần phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát giao thông, UBND các quận, huyện, trên địa bàn thành phố tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về TTATGTĐB trong CBCC, cá nhân, tổ chức. Sở Giao thông vận tải cần đẩy mạnh công tác theo dõi, giám sát dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trên cơ sở đó tổng hợp dữ liệu quy phạm của các xe hoạt động vận tải hành khách, công bố doanh nghiệp có nhiều xe vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời tiếp tục phối hợp triển khai công tác kiểm tra tải trọng phương tiện và xử lý nghiêm theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ đối với các phương tiện dừng đỗ trái phép, đi đường vòng né trạm, các phương tiện có kích thước thùng xe vượt quá quy định và các phương tiện chở quá tải trọng theo quy định.

Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường tổ chức kiểm tra rà soát bổ sung hệ thống biển báo hiệu đường bộ. Đẩy mạnh thi công các công trình trọng điểm

đúng tiến độ. Kiến nghị với các cơ quan chức năng có biện pháp, ƣu tiên vốn xử lý các ”điểm đen” có nguy cơ tiềm ẩn mất TTATGT giao thông trên các tuyến Quốc lộ và đường nội thành trên địa bàn thành phố. Đồng thời chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường công tác thanh tra, và xử lý các vi phạm hành lang trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Công an thành phố cần chỉ đạo Phòng cảnh sát giao thông, Công an các huyện tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm đối với các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây mất TTATGT giao thông nhƣ:

Chạy quá tốc độ quy định, tránh vượt sai quy định, chở quá số người quy định, uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông... Huy động thường xuyên lực lƣợng cảnh sát khác và lực lƣợng Công an xã cùng vào cuộc tham gia đảm bảo TTATGT cả khu vực thành thị và nông thôn.

Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông là lực lƣợng nòng cốt phối hợp với các lực lƣợng khác trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

Lực lƣợng Cảnh sát giao thông là nòng cốt, phối hợp với Thanh tra giao thông, các lực lƣợng Cảnh sát khác, tập trung tuần tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường giao thông ngoại thành tại các điểm giao cắt; các khu dân cư, xã, phường, thị trấn; các khu công nghiệp, các trường học vào các giờ cao điểm.

Đặc biệt, vào các dịp Tết, dịp nghỉ lễ (ngày 30/4 và 1/5, Quốc khánh 2/9, Lễ Noel, Tết Dương lịch,…) và các ngày hội ở địa phương.

Thực hiện kiểm tra theo các chuyên đề nhƣ: không đội mũ bảo hiểm; chở quá số người quy định; vi phạm quy định về nồng độ cồn và chạy quá tốc độ quy định,…; Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa lực lƣợng cảnh sát giao thông với các lực lƣợng khác; huy động các lực lƣợng khác (cảnh sát cơ động, công an xã, phường…) phối hợp, tham gia công tác cưỡng chế thi hành luật giao thông đường bộ. Nâng cao năng lực, hiệu quả và trách nhiệm công tác

cưỡng chế của lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông đường bộ và các lực lượng thực thi công vụ khác; hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

Thứ hai, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật Để người tham gia giao thông đường bộ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về TTATGTĐB thì UBND thành phố Hồ Chí Minh cần xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm. UBND thành phố cần chỉ đạo các lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ tăng xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông thông qua hình ảnh; hiện đại hóa công tác giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên các quốc lộ và tại các đô thị.

Đối với công tác xử phạt: Lãnh đạo phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an thành phố Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, các loại biểu mẫu, giấy tờ trong xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Rà soát lại những hồ sơ xử lý đã lập biên bản nhƣng chƣa xử lý để kịp thời báo cáo Ban Giám đốc có hướng giải quyết, tránh tình trạng tồn đọng hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian dài dẫn đến hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, tổ chức đánh giá quy trình xử lý vi phạm hành chính, đối với những hồ sơ nào chƣa đảm bảo đúng theo quy định phải bổ sung hoặc làm lại. Ngoài ra Ban chỉ huy đội cần trực tiếp nghiên cứu hồ sơ xử lý và chỉ đạo cán bộ chiến sĩ khi tham mưu ra quyết định xử phạt phải chú ý đến các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ để trình lãnh đạo ra quyết định xử phạt phù hợp theo từng đối tƣợng và đúng quy định của pháp luật.

Qua đó, rút ra những mặt tốt để tiếp tục phát huy hoặc chấn chỉnh kịp thời những mặt còn hạn chế và đề ra yêu cầu để cán bộ chiến sĩ thực hiện Quy định chặt chẽ, cụ thể giữa xử phạt vi phạm với các biện pháp khác nhƣ: thông

báo về gia đình, địa phương, cơ quan, đoàn thể mà người vi phạm đang sinh sống, công tác. Tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ, trên các tuyến đường do địa phương quản lý. Tổ chức rà soát hành lang an toàn đường bộ, hệ thống an toàn giao thông, các vị trí tiềm ẩn mất trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường địa phương và có biện pháp cảnh báo hoặc khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố. Thực hiện quyết liệt việc lập lại trật tự, kỷ cương đối với giao thông đô thị ở các thị trấn, thị tứ, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý theo đúng quy định đối với mọi trường hợp vi phạm trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, lập lại trật tự trong quản lý lòng đường, vỉa hè.

Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ phối hợp với các Sở GTVT, lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra, rà soát các vị trí tiềm ẩn nguy cơ gây mất trật tự an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm; báo cáo, đề xuất Bộ GTVT đƣa vào kế hoạch bảo trì hằng năm để triển khai thực hiện; chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ tăng cường công tác duy tu, sửa chữa đường bộ; kiểm tra, rà soát hệ thống báo hiệu đường bộ để bổ sung cho phù hợp; xử lý kịp thời các điểm đen gây mất trật tự an toàn giao thông.

Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới tiếp tục siết chặt công tác kiểm tra, nhất là đối với xe khách, xe khách giường nằm, xe đầu kéo, các xe tải lớn và các xe hoán cải so với hồ sơ thiết kế gốc; đặc biệt là dây đai an toàn trên các phương tiện chở khách phải đảm bảo hoạt động tốt thì mới được phép lưu hành…

Đối với CBCC, cảnh sát giao thông: Tăng cường kiểm tra cảnh sát giao thông trong việc xử phạt. Cần xử lý nghiêm minh đối với các cá nhân tham nhũng, tiêu cực trong việc xử phạt vi phạm giao thông đường bộ. UBND thành phố cần tiếp nhận kịp thời các thông tin phản ánh về hành vi vi phạm

của cảnh sát giao thông từ người dân và các phương tiện thông tin đại chúng.

Cần hình thành tổng đài tiếp nhận thông tin phản ánh các hành vi tiêu cực của CBCC trong việc thực hiện chức năng QLNN về TTATGTĐB nhất là lực lượng cảnh sát giao thông. Cấp ủy, Thủ trưởng Công an và đơn vị Cảnh sát giao thông các cấp tăng cường công tác quản lý, giáo dục cán bộ, chiến sĩ;

phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống; khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân, vi phạm điều lệnh, quy trình xử lý, kỷ luật công tác và các biểu hiện tiêu cực khác trong công tác, sinh hoạt. Cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy, trước hết là bí thư cấp ủy và thủ trưởng đơn vị thực hiện tốt việc nêu gương. Tích cực tổ chức thực hiện các cuộc vận động xây dựng lực lƣợng trong sạch, vững mạnh, nhất là cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống vì nhân dân phục vụ”, xây dựng văn hóa ứng xử trong lực lƣợng Cảnh sát giao thông theo khẩu hiệu hành động “Chủ động - Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả”.

3.2.7. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về trật tự an toàn giao thông đường bộ

Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về TTATGTĐB là hết sức cần thiết. Việc tuyên truyền phổ biến nhằm làm cho CQHCNN, CBCC, cá nhân tổ chức hiểu biết đầy đủ và chính xác về những quy định pháp luật của nhà nước. Hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về TTATGTĐB. Thực tế hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh thì công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định. Vì vậy việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB trong thời gian tới là hết sức cần thiết.

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Xuất phát từ vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về TTATGTĐB;

- Xuất phát từ hạn chế của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về TTATGTĐB trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung giải pháp:

Việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần thực hiện theo các hướng sau đây:

Thứ nhất, về chủ thể và đối tƣợng của công tác tuyên truyền, phổ biến Để công tác tuyên truyền, phổ biến đạt hiệu quả cao và tiến hành đồng bộ thì cần đảm bảo sự tham gia của các chủ thể vào công tác này. Việc tuyên truyền, phổ biến không chỉ có các CQNN, cơ quan QLNN về TTATGTĐB mà còn phải huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Trong đó các CQNN phải xác định trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể trong công tác tuyên truyền phổ biến.

Đối với các CQNN thì trước hết các cơ quan thực hiện công tác QLNN về TTATGTĐB nhƣ UBND thành phố, UBND các quận,huyện, Sở Giao thông vận tải , Ban An toàn giao thông thành phố. Ngoài ra còn các cơ quan nhà nước như Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin sẽ tổ chức tuyên truyền, phổ biến chung về QLNN về TTATGTĐB. Đối với các sở, ban ngành thì tiến hành tuyên truyền, phổ biến theo lĩnh vực mình quản lý nhƣ Sở Giao dục và Đào tạo, Sở Y tế,…

Đối với các tổ chức chính trị - xã hội thì cũng cần đƣợc huy động tham gia vào quá trình tuyên truyền phổ biến. Mặt Trận tổ quốc Việt Nam thành phố, Hội Nông dân thành phố, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố , Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các Hội viên của mình để họ am hiểu và thực hiện đầy

đủ các quy định pháp luật. Gắn trách nhiệm cho lãnh đạo các địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị – xã hội tuyên truyền giáo dục nhân dân, CBCCVC, đoàn viên, thanh niên nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ coi đây là một trong những tiêu chí trong việc đánh giá thi đua khen thưởng hàng năm của đơn vị.

Thứ hai, về nội dung tuyên, truyền phổ biến

Để công tác tuyên truyền phổ biến thì đạt hiệu quả thì cần xác định rõ ràng và đầy đủ về nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Nội dung công tác tuyên truyền phổ biến cần tập trung vào các vấn đề sau đây:

Một là, Những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về TTATGTĐB như Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Luật giao thông dường bộ,... Đối với các CQNN, CBCC thì cần hiểu đó trách nhiệm, quyền hạn.

Hai là, tuyên truyền về ý thức chấp hành TTATGTĐB. Tập trung tuyên truyền theo chuyên đề: đi đúng phần đường, làn đường; đã uống rượu, bia không điều khiển phương tiện tham gia giao thông; tuân thủ quy định về tốc độ; đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện; các hành vi lấn chiếm hành lang trật tự an toàn giao thông đường bộ; không chăn thả gia súc trên lòng, lề đường,… bằng các hình ảnh trực quan, sinh động.

Ba là, Quyền và nghĩa của của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực TTATGTĐB. Các cá nhân, tổ chức phải hiểu biết đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình. Có hiểu biết đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình thì mới thực hiện đầy đủ và chính xác.

Thứ ba, về hình thức tuyên truyền, phổ biến

Việc tuyên truyền phổ biến cần lựa chọn hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp cho từng đối tƣợng cụ thể. Trong công tác tuyên truyền, phổ biến nói chung và tuyên truyền phổ biến về TTATGTĐB nói riêng cần thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau nhƣ panô, áp phích, tổ chức tọa đàm, hội thảo, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về TTATGTĐB.

Để đảm bảo hiệu quả thì nên kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến khác nhau. Tập trung tuyên truyền theo chuyên đề: đi đúng phần đường, làn đường; đã uống rượu, bia không điều khiển phương tiện tham gia giao thông; tuân thủ quy định về tốc độ; đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện; các hành vi lấn chiếm hành lang trật tự an toàn giao thông đường bộ; không chăn thả gia súc trên lòng, lề đường,… bằng các hình ảnh trực quan, sinh động; Hình thức tuyên truyền nên đƣợc đổi mới và kết hợp nhiều loại khác nhau. Các hình thức truyền thống nhƣ tổ chức các lớp tập huấn, ban hành tập san,… vẫn nên đƣợc giữ lại nhƣng cần đảm bảo thực chất hơn nữa.

Đồng thời cũng cần tiếp tục tổ chức với nhiều hình thức mới nhƣ tổ chức các cuộc thi; các buổi học tập, tham quan, chia sẻ các mô hình mới của các đơn vị bạn trong đảm bảo TTATGTĐB.

Tiểu kết chương 3

Dựa trên các cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng QLNN về TTATGTĐB đã được luận văn đề cập tại chương 2, chương 3 của luận văn đã đƣa ra một số nội dung và giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Một là, đưa ra một số định hướng của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Hai là, đề xuất 7 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 101 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w