Bài học kinh nghiệm đúc kết

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 47)

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.3. Nội dung của quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đúc kết

Từ kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ trong công tác QLNN về TTATGTĐB, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản sau đây:

Một là, về nhận thức

Trước hết phải nâng cao nhận thức của CQNN, CBCC về tầm quan trọng của công tác QLNN đối với TTATGTĐB. Đồng thời nhận thức đƣợc trách nhiệm của mình trong việc QLNN về TTATGTĐB. Bên cạnh đó cần chú trọng nâng cao nhận thức của người dân vì đây là một yêu cầu quan trọng để các thể chế, chính sách về TTATGTĐB đƣợc triển khai thực hiện tốt.

Hai là, về xây dựng thể chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch

Việc xây dựng thể chế, chính sách và quy hoạch về TTATGTĐB phải đảm bảo được hoàn thiện, phù hợp với khoa học và thực tiễn của địa phương;

trong quá trình xây dựng cần chú trọng sự đóng góp ý kiến từ phía người dân, các nhà khoa học. Tổ chức thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định nhưng cũng linh hoạt khi áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương.

Ba là, về phân công, phối hợp

Các cơ quan QLNN đối với TTATGTĐB cấp trên phải phân công cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn cho cơ quan cấp dưới, thiết lập các quy định phối hợp đảm bảo hoạt động quản lý đƣợc thực hiện tốt, tránh đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm hay chồng chéo, trùng lắp khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Bốn là, về công tác tuyên truyền, phổ biến

Các CQNN cần tổ chức tuyên truyền mạnh mẽ, sâu rộng đến nhân dân nhiều nội dung về TTATGTĐB bằng nhiều hình thức. Quan tâm tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với các đối tƣợng bằng các hình thức phù hợp. Cần xây dựng mạng lưới tuyên truyền phổ biến đã được hình thành từ cấp tỉnh đến cơ sở. Để tuyên truyền hiệu quả cần huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

Năm là, về tổ chức bộ máy và nhân sự

Để thực hiện việc QLNN về TTATGTĐB đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả thì cần chú trọng hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự. Trong đó đặc biệt chú trọng xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý. Đối với đội ngũ nhân sự thì cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức đặc biệt là đội ngũ làm công tác tuần tra, kiểm soát giao thông.

Sáu là, về công tác thanh tra, kiểm tra

Phải luôn luôn chú trọng hàng đầu và kịp thời chỉ đạo các cơ quan thanh tra, kiểm tra phối hợp nhịp nhàng nhằm đảm bảo công tác QLNN đối

với TTATGTĐB đƣợc thực hiện tốt. Những bài học kinh nghiệm nêu trên của thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ đều cần thiết cho các địa phương, tuy nhiên các địa phương cần căn cứ vào thực tiễn của địa phương mình để vận dụng các giải pháp, biện pháp này cho phù hợp, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong thực tiễn QLNN về TTATGTĐB tại địa phương mình.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 luận văn đã tiếp cận và hệ thống hóa được những vấn đề sau:

Một là, luận văn đã tiếp cận và hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về QLNN về TTATGTĐB.

Hai là, nội dung của quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Ba là, kinh nghiệm của các địa phương về quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Đặc biệt trong chương 1, luận văn đã khái quát và phân tích các nội dung QLNN về TTATGTĐB cũng nhƣ khái quát những quy định pháp luật về QLNN về TTATGTĐB. Bên cạnh đó tác giả cũng đã giới thiệu kinh nghiệm QLNN về TTATGTĐB của các địa phương từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.

Chính vì vậy trách nhiệm của các CQNN là đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Để thực hiện được điều này đòi hỏi các CQNN phải chú trọng công tác QLNN về TTATGTĐB. Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 là tiền đề để luận văn tiến hành đánh giá thực trạng QLNN về TTATGTĐB trong chương 2.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w