Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
2.2.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về trật tự an toàn
Ngoài việc phải thể chế hóa các quy định của pháp luật về TTATGTĐB thì còn cần phải tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật được xem là cầu nối giữa việc đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGTĐB nhằm xây dựng ý thức pháp luật, làm cho các cá nhân, tổ chức và cán bộ, công chức quản lý và thực hiện TTATGTĐB có thói quen, động cơ tích cực trong việc thực hiện pháp luật. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng nhƣ vậy, những năm qua, chính quyền TP.HCM đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật về TTATGTĐB cho người dân. Các hoạt động này một mặt làm cho pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội, nâng cao nhận thức và hành động phù hợp với pháp luật, mặt khác làm cho công tác TTATGTĐB trên địa bàn TP.HCM đi vào ổn định và trật tự. Nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố tập trung chủ yếu vào các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục cho người dân và CBCC thực hiện QLNN về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành pháp luật về TTATGTĐB.
Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến cho người dân nắm được các quy định cơ bản của pháp luật về lĩnh vực TTATGTĐB.
Thứ ba, tuyên truyền phổ biến về các kế hoạch, đề án chương trình, các giải pháp đảm bảo TTATGTĐB trên địa bàn thành phố.
Thứ tư, tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức chấp hành những quy định pháp luật về TTATGTĐB, khuyến khích người dân tham gia phản ánh, kiến nghị những bất cập về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố.
Hằng năm, UBND thành phố đều tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện
“Năm An toàn giao thông” với những chủ đề và nội dung cụ thể, đồng thời triển khai sâu rộng đến đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn thành phố.
Ban ATGT đã thường xuyên phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố, UBND các quận, huyện tổ chức ra quân năm An toàn giao thông, tháng An toàn giao thông.
Ngày 6/9/2019 phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, Công an TP.HCM đã ra quân nhắc nhở, tuyên truyền và phát hơn 7.000 tờ rơi cho phụ huynh và học sinh.[13] Đây là một trong những kế hoạch trọng tâm nhằm đảm bảo tình hình TTATGT vào thời điểm đầu năm học mới.
Tổ chức lớp tập huấn theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 cho các doanh nghiệp hoạt động vận tải, các bến xe khách, các hợp tác xã vận tải. Phối hợp với chính quyền địa phương vận động người dân ở ký cam kết không vi phạm hành lang trật tự an toàn giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, Ban ATGT thành phố cũng đã phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGTĐB cho các hội viên, đoàn viên, thanh niên và học sinh trên địa bàn thành phố. Sử dụng linh hoạt các hình thức, phương tiện tuyên truyền, như chiếu phim giáo dục TTATGT tại trụ sở cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp; xây dựng các bảng chiếu điện tử tại các giao lộ, khu vực công cộng để tuyên truyền, vận động...
Trong năm 2018 và 2019, thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập 42 đội thanh niên tình nguyện và 55 đội sơ cứu, ứng cứu nhanh tai nạn giao thông và
tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Đồng thời tổ chức phát hơn 9000 tờ rơi và 5000 cuốn sổ tay về luật trật tự an toàn giao thông đường bộ [13], [23].
Ngày 17/11/2019, Trung ƣơng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông năm 2018 thu hút sự tham gia của gần 2000 đoàn viên, thanh thiếu và học sinh trên địa bàn thành phố [23].
Thông qua chiến dịch hè thanh niên tình nguyện, thành phố đã chỉ đạo các huyện đoàn, thị đoàn phối hợp với lực lượng sinh viên các trường đại học tổ chức tuyên truyền về trât tự an toàn giao thông cho các em học sinh. Phối kết hợp các lực lượng công an cấp xã, các ngành, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội để vận động quần chúng tham gia bảo vệ TTATGT. Xây dựng chuyên mục về tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT trên truyền hình, đài phát thanh. Duy trì các bản tin về TTATGT, thông báo gương người tốt trong phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT” cũng nhƣ các trường hợp sai phạm trên loa phát thanh. Phối hợp biên soạn tài liệu giáo dục, tuyên truyền; phối hợp tổ chức các hội thi “Nông dân với vấn đề ATGT";
“Thanh niên tìm hiểu luật GTĐB” có 1200 hội viên nông dân của 112 chi hội và 1200 đoàn viên thanh niên các cơ sở Đoàn cấp huyện tham gia [13]... Xây dựng lực lƣợng nòng cốt, hạt nhân trong tổ chức vận động quần chúng nhƣ Công an phường, xã trong việc tổ chức các hoạt động vận động quần chúng ở cơ sở; các Ban Bảo vệ dân phố, Lực lƣợng dân phòng đã đƣợc tập huấn nghiệp vụ trong xử lý vi phạm, giáo dục, thuyết phục người dân chấp hành pháp luật. Đặc biệt các lực lƣợng này đã tích cực tham gia và rất hiệu quả trong phòng chống đua xe trái phép trên địa bàn.
Thực hiện Kế hoạch của Ban ATGT thành phố, Phòng Cảnh sát giao thông công an thành phố cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến.
Việc tổ chức tuyên truyền, vận động với sự tham gia của nhiều lực lƣợng đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã tạo ra chuyển biến tích cực cho những người tham gia giao thông đường bộ. Người dân đã ý thức được trách nhiệm, quyền và nghĩa cụ của mình khi tham gia giao thông đường bộ. Các cuộc tuyên truyền, phổ biến đã nhận đƣợc sự ủng hộ đông đảo của quần chúng nhân dân. Các đối tƣợng tuyên truyền vận động cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Những kết quả trên đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung trong công tác của lực lƣợng CSGT Công an thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua. Mỗi đối tƣợng thì các CQNN, các tổ chức chính trị - xã hội lại lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp, vì vậy hiệu quả mang lại là tương đối cao.
Bảng 2.3: Công tác tuyên truyền của Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ
Năm Số đợt
tuyên truyền
Nguồn:[8],[13].
Việc tổ chức tuyên truyền, vận động với sự tham gia của nhiều lực lƣợng đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã tạo ra chuyển biến tích cực cho những người tham gia giao thông đường bộ. Người dân đã ý thức được trách nhiệm, quyền và nghĩa cụ của mình khi tham gia giao thông đường bộ. Các cuộc tuyên truyền, phổ biến đã nhận đƣợc sự ủng hộ đông đảo của quần chúng nhân dân. Các đối tƣợng tuyên truyền vận động cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Mỗi đối tƣợng thì các CQNN, các tổ chức chính trị - xã hội.
Tuy nhiên trong công tác vẫn còn tồn tại thiếu sót, yếu kém nhất định, khiến cho việc vận động chƣa thể phát huy đƣợc hiệu quả toàn diện, chƣa đủ sức tạo nên bước chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người tham gia giao thông tất yếu dẫn đến tình hình vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra. Những hạn chế, yếu kém đƣợc thể hiện ở chỗ: Còn xảy ra hiện tƣợng chồng chéo trong tổ chức vận động quần chúng giữa Phòng CSGT và các đội CSGT cấp huyện, chƣa phân định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng lực lƣợng dẫn đến có địa bàn thì thực hiện tốt nhƣng có địa bàn thì hiệu lại chƣa cao, tính chủ động của lực lượng CSGT cấp huyện còn hạn chế, nhiều trường hợp chỉ tiến hành khi có kế hoạch hoặc chỉ đạo từ cấp trên. Xây dựng nòng cốt ở cơ sở đƣợc coi là biện pháp nổi bật của lực lƣợng CSGT Thành phố tuy nhiên hiệu quả còn chƣa cao, nhiều lúc nhiều nơi lực lƣợng này tham gia cho có mặt theo kế hoạch chứ hoạt động thực chất lại không có, ngoài ra còn có tư tưởng chủ quan, cho rằng đây là công việc của lực lƣợng CSGT dẫn đến tâm lý lơ là, thiếu trách nhiệm trong công tác. Việc xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến về bảo đảm TTATGT đường bộ chưa được chú trọng, quan tâm hoặc có nêu gương nhưng cũng ở cấp tỉnh, còn nêu gương trong tổ dân phố, cụm dân cư... thì lại chưa có dẫn đến việc nhân rộng điển hình tiên tiến dường như không phát huy được hiệu quả. Vận động cá biệt chưa thường xuyên, hoạt động này có tác dụng rất lớn trong công tác bảo đảm TTATGT, từ một cá nhân có ý thức, chấp hành tốt sẽ lan tỏa, nhân rộng ra nhiều người khác. Điều quan trọng, hoạt động này là xác định đúng đối tượng vận động, người vi phạm thì rất nhiều nhƣng vận động ai và vận động nhƣ thế nào thì hiện nay vấn đề này chƣa đƣợc chú trọng quan tâm đúng mức.
Đánh giá những tồn tại nêu trên do nhiều nguyên nhân gây ra.
Về mặt khách quan: có thể thấy rằng dân số ngày càng đông, đặc biệt là lƣợng dân nhập cƣ nhiều dẫn đến khác biệt trình độ dân trí cùng với địa bàn
rộng, diện tích lớn đã gây khó cho việc tổ chức, hệ thống các văn bản ban hành còn thiếu đặc biệt là các văn bản quy định chức trách, nhiệm vụ của từng cơ quan, từng lực lƣợng trong công tác này nên còn xảy ra hiện tƣợng chồng chéo, bị động, hiệu quả trong việc lồng ghép nội dung về trật tự an toàn giao thông vào trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, gia đình văn hóa, khu phố văn hóa chƣa cao. Nguồn tài chính cho công tác vận động quần chúng của lực lƣợng CSGT còn hạn chế, đặc biệt là việc hỗ trợ chế độ chính sách cho cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ và các lực lƣợng nòng cốt ở cơ sở chƣa thỏa đáng.
Về mặt chủ quan: Sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và lãnh đạo đơn vị còn hạn chế, hoặc có chỉ đạo nhƣng lại không có kiểm tra, chấn chỉnh dẫn đến thiếu sót, nhiều vướng mắc không được giải quyết kịp thời;
các hình thức vận động chƣa phù hợp, chủ yếu chỉ tuyên truyền nhận thức pháp luật hoặc báo cáo tình hình TTATGT cho người dân mà chưa có các tác động đến tâm lý, đến ý thức và tinh thần trách nhiệm trong bảo đảm TTATGT; các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật chƣa đáp ứng yêu cầu công tác, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ số, mạng xã hội trong vận động quần chúng còn rất hạn chế, đây là một trong những kênh vận động dễ tiếp cận người dân nhất; đội ngũ cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế về số lƣợng và chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu, do đây là công tác đòi hỏi sự tâm huyết, sự nhiệt tình đồng thời phải có sự am hiểu sâu sắc về công tác bảo đảm TTATGT và công tác dân vận nên rất ít cán bộ có thể đảm nhiệm và tâm huyết với công việc; Bên cạnh đó, chế độ chính sách, đãi ngộ cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ chƣa thỏa đáng, việc khen thưởng cán bộ làm tốt cũng như kiểm điểm những cán bộ thiếu trách nhiệm trong công tác chưa được thực hiện nghiêm, điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý người làm tốt, tâm huyết với
công tác và sự thờ ơ, coi thường công việc của những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm.