Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Một số định hướng của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Để định hướng cho việc đảm bảo TTATGT nói chung và TTATGTĐB nói riêng, ngày 4/9/2012 Ban Bí thƣ đã ban hành Chỉ thị 18-TC/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. Chỉ thị đã nêu rõ những nguyên tắc, định hướng trong đảm bảo TTATGT trong đó có TTATGTĐB. Mục tiêu hướng đến trong lĩnh vực TTATGTĐB cũng nhƣ QLNN về TTATGTĐB là “Phát triển bền vững các giải pháp và chính sách TTATGTĐB đáp ứng các yêu cầu hiện tại và tương lai; giảm ùn tắc giao thông đường bộ một cách bền vững, tiến tới xây dựng một xã hội có giao thông an toàn, văn minh, hiện đại, thân thiện và bền vững;
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đá ứng nhu cầu giao thông vận tải và đảm bảo TTATGT là vấn đề quan tâm của Đảng và toàn xã hội [1]. Việc xây dựng các giải pháp về QLNN đối với TTATGTĐB phải xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước. Chỉ thị 18-TC/TW ngày 4/9/2012 Ban Bí thư đã đưa ra nhiều định hướng về phát triển ATGTĐB cũng như QLNN về TTATGTĐB, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, về hoàn thiện thể chế, chính sách Các CQNN có thẩm quyền cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật về TTATGTĐB phù hợp với tình hình mới. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực TTATGTĐB; quy định rõ trách nhiệm QLNN của các cấp chính quyền và cá nhân về TTATGTĐB, khắc phục ùn tắc giao thông;
nghiêm cấm cán bộ, công chức can thiệp vào việc xử phạt; xử lý nghiêm đối với cán bộ, nhân viên vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
Thứ hai, xây dựng chiến lƣợc, đề án phát triển giao thông và TTATGTĐB Các CQNN cần tiến hành xây dựng Chiến lƣợc phát triển phương tiện giao thông đường bộ phù hợp với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Nâng cao chất lượng đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ. Xây dựng chiến lược, đề án về phát triển TTATGTĐB phải phù hợp với quy hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội, cũng nhƣ các đề án, chiến lƣợc, quy hoạch của các lĩnh vực khác.
Thứ ba, về tổ chức bộ máy và xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp và đơn vị chức năng về QLNN về TTATGTĐB, quản lý vỉa hè, đường phố và trật tự an toàn giao thông cầu, đường, hầm. Thực hiện nghiêm túc các quy định về hành lang an toàn giao thông; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là các hành vi xâm hại công trình giao thông, cản trở giao thông, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc khắc phục. Kiện toàn cơ quan QLNN về trật tự, an toàn giao thông từ Trung ương đến địa phương, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh.
Thứ tư, quản lý phương tiện, hạ tầng giao thông đường bộ bảo đảm phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật. Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý phương tiện giao thông thống nhất từ khâu nhập khẩu, sản xuất trong nước, đăng ký, đăng kiểm đến quá trình hoạt động của phương tiện. Quy định niên hạn sử dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ. Tăng cường quản lý hoạt động vận tải, đảm bảo hợp lý, khoa học và phù hợp với từng vùng, miền; chú trọng hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe ô tô, tàu hỏa và phương tiện thủy.
Thứ năm, về việc tổ chức giao thông đường bộ. Đổi mới tổ chức giao thông đường bộ bảo đảm hợp lý, phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông và an toàn thuận lợi cho hoạt động giao thông vận tải. Thường xuyên rà soát, phát hiện và xử lý các bất hợp lý trong tổ chức giao thông và khắc phục ngày các “điểm đen” trên các tuyến giao thông đường bộ.
Thứ sáu, Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Các CQNN cần coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về TTATGTĐB. Cần chú trọng hiện đại hóa công tác giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm TTATGTĐB;
trước mắt, tập trung xây dựng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông tại bến xe, bến tàu. Kiên quyết đình chỉ hoạt động kinh doanh vận tải đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải và bảo đảm an toàn giao thông.
Bên cạnh đó các CQNN cũng cần chú ý điều tra, xử lý nghiêm các vụ gây mất TTATGT. Có biện pháp kiên quyết chấm dứt tình trạng đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Bên cạnh việc dựa trên các định hướng của Đảng và Nhà nước thì việc xây dựng các giải pháp hoàn thiện QLNN về TTATGTĐB cũng phải xuất phát từ định hướng của thành phố Hồ Chí Minh. Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã đƣa ra những định hướng trong QLNN về TTATGTĐB. Trong đó chú trọng việc tăng cường công tác QLNN đối với TTATGTĐB trên địa bàn thành phố. UBND thành phố cần tăng cường hoàn thiện hệ thống thể chế, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân sự làm công tác QLNN về TTATGTĐB, đồng thời tăng cường phối hợp giữa các CQNN. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng cần được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện các hành vi vi phạm. QLNN về
TTATGTĐB trên địa bàn thành phố phải đáp ứng yêu cầu tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa và bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức.