Cụ thể hóa và ban hành các văn bản, chính sách về trật tự an toàn giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 56)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Cụ thể hóa và ban hành các văn bản, chính sách về trật tự an toàn giao thông đường bộ

Để thực hiện công tác QLNN về TTATGTĐB thì UBND TP.HCM đặc biệt chú trọng công tác cụ thể hóa và ban hành các văn bản và chính sách. Đây là công cụ quan trọng để thực hiện việc QLNN. UBND thành phố đã chú trọng việc cụ thể hóa kịp thời Luật GTĐB của Quốc hội, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với vi phạm giao thông, tăng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn. Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng GTĐB; Quyết định 22/2017/QĐ-TTg về tổ

chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố Trung ƣơng,…

Ngoài ra còn căn cứ vào thực tiễn tại thành phố để ban hành các văn bản hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, làm cơ sở pháp lý cho công tác QLNN tại địa phương. Ban An toàn giao thông thành phố đã tham mưu cho UBND thành phố kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố. Để thực hiện công tác QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn, thì UBND thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ban hành các Chỉ thị về việc tăng cường đảm bảo TTATGTĐB trên địa bàn thành phố. Ngày 04/4/2015, Chủ tịch UBND TP.HCM đã ban hành Chỉ thị số 06/2015/CT-UBND về việc tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP.HCM. Chỉ thị đã xác định các biện pháp mà các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức trên địa bàn phải thực hiện nhằm đảm bảo TTATGT nói chung và TTATGTĐB nói riêng.

Hằng năm, UBND thành phố đều kịp thời ban hành các Chỉ thị để chỉ đạo về việc đảm bảo TTATGTĐB, nhất là vào những dịp lễ tết. Các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt đồng bộ các giải pháp kế hoạch mà Ủy ban nhân dân thành phố đã đề ra, đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động cao điểm bảo đảm TTATGTĐB trong các dịp cao điểm.

Để đảm bảo an toàn giao thông nói chung và TTATGTĐB nói riêng trên địa bàn thành phố thì ngày 10 tháng 1 năm 2012, UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch 38/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/2/2019 về tăng cường bảo đảm trật tự ATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn TP.HCM. Văn bản này đã quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo TTATGTĐB, đưa ra các giải pháp định hướng nhằm đảm bảo TTATGTĐB. Kế hoạch này

cũng đã quy định lộ trình thực hiện việc đảm bảo TTATGTĐB giai đoạn 2019-2021. Sáng ngày 15/01/2020 tổ chức lễ phát động ra quân thực hiện

“Năm An toàn giao thông” 2020.

Hằng năm, UBND thành phố đều ban hành các kế hoạch về đảm bảo trật tự ATGTĐB. Kế hoạch hằng năm đã xác định rõ mục tiêu của thành phố trong việc đảm bảo TTATGTĐB trong đó hướng tới việc hạn chế các vi phạm về TTATGTĐB, hạn chế thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản. Đồng thời kế hoạch hằng năm cũng phân công rõ nhiệm vụ của Ban An toàn giao thông thành phố, Sở Giao thông vận tải, các sở ban ngành và UBND các quận, huyện trong việc thực hiện các nhiệm vụ trong công tác QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố cũng nhƣ thực hiện các giải pháp đảm bảo TTATGTĐB. UBND thành phố cũng yêu cầu các quận, huyện căn cứ vào thực tiễn địa phương mình và Kế hoạch của thành phố để xây dựng kế hoạch đảm bảo TTATGTĐB cho địa phương mình.

Thành ủy TP.HCM cũng đã ban hành Kế hoạch 331/KH-TU ngày 04/12/2019 về thực hiện kết luận số 45-KL/TW ngày 1/2/2019 của Ban Bí thƣ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. UBND đã ban hành nhiều Kế hoạch để đảm bảo về trật tự ATGTĐB, nhất là những thời điểm cao điểm nhƣ dịp tết nguyên Đán hoặc các dịp lễ.

Ngoài UBND thành phố thì Ban An toàn giao thông thành phố, Sở Giao thông vận tải cũng ban hành nhiều kế hoạch về đảm bảo TTATGTĐB. Để đảm bảo việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật về TTATGTĐB thì hằng năm UBND thành phố cũng ban hành kịp thời các chỉ thị.

Để thực hiện việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ thì hằng năm UBND thành phố đều ban hành Kế hoạch thực hiện “Năm An toàn giao thông”. Năm 2020 là năm về đích của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2016 – 2020. Vì vậy, thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ủy ban ATGT Quốc gia, thành phố xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự ATGT năm 2020 với chủ đề “Đã uống rƣợu, bia - Không lái xe”, gắn với chủ đề năm 2020 của TPHCM là “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị [22].

Ngày 10/10/2019 Sở GTĐT thành phố ra kế hoạch 3711/KH-GDĐT- TrH về triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông năm học 2019-2020. Các kế hoạch này là cơ sở quan trọng để UBND thành phố, các sở, ban ngành và UBND các quận, huyện triển khai các giải pháp đảm bảo TTATGTĐB. Dựa trên các Kế hoạch của UBND thành phố thì UBND cấp quận, huyện và cấp xã trên địa bàn thành phố cũng đã tiến hành xây dựng các Kế hoạch triển khai thực hiện “Năm An toàn giao thông”. Việc thực hiện “Năm An toàn giao thông nói chung và TTATGTĐB nói riêng đều đƣợc triển khai định kỳ hằng năm.

Thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của chính phủ UBND thành phố ra quyết định số 3858/QĐ/UBND ngày 11/9/2019 nhằm tăng cường đảm bảo trật tự ATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019- 2021 trên địa bàn TP.HCM. UBND thành phố cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra cũng như các giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Do đặc thù, các vi phạm chở quá tải trên địa bàn TP.HCM chủ yếu tập trung tại khu vực cửa ngõ phía Đông. Cửa ngõ này dàn trải qua các quận 2, quận 9 và Thủ Đức. UBNDTP ra chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 14/6/2016 về tăng cường thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương tiện lưu thông trên

địa bàn thành phố. Sở Giao thông vận tải cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo các Bến xe, Hợp tác xã, chủ đầu tƣ, nhà thầu thi công trên các tuyến đường tăng cường công các kiểm tra, quản lý và đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 994/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 – 2020 trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra Ban An toàn giao thông thành phố cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố nhƣ hằng năm Ban An toàn giao thông thành phố đều ban hành các kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trước, trong và sau tết nguyên đán nhƣ Kế hoạch số 127/KH-ATGT ngày 21/12/2017 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Mậu Tuất năm 2018 và các văn bản chỉ đạo.

Ban An toàn giao thông các quận, huyện, tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn các quận, huyện trong “ Năm An toàn giao thông – 2018”. Chỉ thị 05/CT-UBND ngày 19/01/2015 của UBND thành phố về việc tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 trên địa bàn thành phố.

Trên cơ sở chỉ đạo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, UBND thành phố. Ban An toàn giao thông thành phố đã quyết liệt triển khai và chỉ đạo Ban An toàn giao thông các quận, huyện tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố nhƣ: Ban hành Công văn số 11/CV- ATGT”; về đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán; Kế hoạch số chỉ đạo Ban An toàn giao thông các quận, huyện tổ chức ra quân hưởng ứng “Năm an toàn giao thông 2018 Kế hoạch số 42/KH-ATGT ngày 13/4/2016 về thực hiện các quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm cho trẻ em; Kế hoạch số 79/KH-ATGT ngày 15/9/2016 về việc tăng cường công tác

đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm 2016 [9]. Bên cạnh đó Ban ATGT thành phố cũng đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các địa phương, các ngành chức năng tăng cường công tác đảm trật tự an toàn giao thông.

Trong năm 2018 Ban An toàn giao thông thành phố đã ban hành 04 Kế hoạch, bao gồm: số 03/KH- BATGT ngày 28/03/2018 về hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2018; số 04/KH-BATGT ngày 11/05/2018 về hoạt động đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội xuân 2019; số 05/KH-BATGT ngày 28/05/2018 về tuyên truyền, vận động và xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; số 14/KH-BATGT ngày 11/8/2018 về giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố năm 2018; Công văn số 06/BATGT ngày 11/3/2018 về việc triển khai thực hiện công tác đảm bảo TTATGT dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Việc ban hành các văn bản pháp luật, các kế hoạch, chính sách đã chỉ đạo kịp thời các CQNN, CBCC trong việc thực hiện công tác QLNN về TTATGTĐB. Công tác chỉ đạo điều hành đƣợc UBND thành phố, sở Giao thông vận tải và các địa phương quan tâm và thực hiện thường xuyên.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong việc ban hành các văn bản, chính sách để QLNN về TTATGTĐB thì công tác này cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định. Hiện nay thành phố đang thiếu các quy định nhƣ quy chế quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, quy định cụ thể về thẩm quyền của các cơ quan trong công tác QLNN về TTATGTĐB đã gây khó khăn trong việc QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, hiện nay các quy định về QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố vẫn dựa trên các quy định của Trung ương chứ địa phương chưa banh hành nhiều văn bản cụ thể hóa kịp thời. Ngoài ra, hiện nay các văn bản chỉ đạo, các kế hoạch xây

dựng chủ yếu cho lĩnh vực trật tự an toàn giao thông chung chứ chƣa có nhiều quy định cụ thể về lĩnh vực TTATGTĐB. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có tình hình GTĐB phức tạp nên UBND thành phố cần có những văn bản quy định riêng cho lĩnh vực TTATGTĐB.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w