Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.2. Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý xã hội, đảm bảo ổn định, trật tự và công bằng xã hội. Thuật ngữ “Quản lý nhà nước” là thuật ngữ đƣợc sử dụng khá phổ biến trong khoa học pháp lý cũng nhƣ khoa học hành chính. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về QLNN. QLNN hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung, mọi
hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Với cách tiếp cận này thì QLNN là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, bao gồm 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Hoạt động QLNN theo nghĩa rộng đƣợc thực hiện bởi tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước. QLNN hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do các cơ quan hành chính nhà nước, còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành nhà nước nhằm tổ chức thực thi pháp luật và quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với cách tiếp cận này thì QLNN chỉ là hoạt động thực thi quyền hành pháp – Một trong ba quyền của quyền lực nhà nước.
Hiện nay QLNN thường được tiếp cận theo nghĩa rộng. Đây là hoạt động do tất cả các CQNN tiến hành. Theo cách hiểu chung nhất thì QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội [5].
Nhà nước Tthực hiện quản lý trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực TTATGT. QLNN về giao thông vận tải là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giao thông của con người do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện để duy trì và pháp triển các hoạt động giao thông và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải [6].
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là toàn bộ hoạt động có tổ chức, có định hướng, mang tính quyền lực của Nhà nước trong quá trình quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thiết lập, duy trì trật tự, an toàn giao thông đường bộ, xây dựng văn hóa giao thông, bảo đảm giao thông đường bộ thông
suốt, an toàn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. [25].
QLNN về TTATGTĐB còn đƣợc hiểu là “ sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động của con người và phương tiện tham giao giao thông trong lĩnh vực đường bộ nhằm làm cho giao thông đường bộ luôn được thông suốt, thuận tiện và an toàn” [6].
Từ sự phân tích trên đây, có thể quan niệm: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là toàn bộ hoạt động có tổ chức, có định hướng, mang tính quyền lực của Nhà nước trong quá trình quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thiết lập, duy trì trật tự, an toàn giao thông đường bộ, xây dựng văn hóa giao thông, bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, an toàn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế [25]. QLNN về TTATGT đường bộ mang tính quyền lực nhà nước với mục đích đảm bảo phục vụ hoạt động xã hội và kinh tế, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. QLNN về TTATGTĐB là hành vi quản lý của các CQNN, các CBCC đƣợc pháp luật quy định. Chủ thể tiến hành hoạt động QLNN về TTATGTĐB là các CQNN có thẩm quyền. Tại Khoản 4 Điều 4 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [17] và được quy định cụ thể tại Điều 85 của luật, là: “Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp”[17].
Ngoài ra theo Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh thì Ủy ban An toàn giao thông
quốc gia và Ban An toàn giao thông cấp tỉnh cũng là cơ quan thực hiện chức năng QLNN về TTATGT đường bộ.