Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk - IR)

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết kiểm toán (Trang 41 - 44)

2.4. RỦI RO KIỂM TOÁN (Audit Risk – AR)

2.4.2. Các thành phần của rủi ro kiểm toán

2.4.2.1. Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk - IR)

Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng giao dịch, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.

Rủi ro tiềm tàng là rủi ro mang tính khách quan, thuộc về bản chất của đối tượng được kiểm toán. Rủi ro tiềm tàng không phải do kiểm toán viên tạo ra mà nó tiềm ẩn

trong bản chất kinh doanh, môi trường kinh doanh của đơn vị và bản thân các khoản mục, giao dịch. Mức độ rủi ro tiềm tàng là căn cứ để kiểm toán viên lựa chọn phương pháp kiểm toán, xác định khối lượng công việc, thời gian,chi phí … cho cuộc kiểm toán. Vì vậy, việc phân tích đánh giá rủi ro tiềm tàng có ý nghĩa rất quan trọng trong khâu lập kế hoạch kiểm toán. Để hạn chế rủi ro tiềm tàng ở mức thấp nhất kiểm toán viên phải tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng dựa vào việc xét đoán chuyên môn của mình trên những nhân tố chủ yếu sau:

- Trên phương diện báo cáo tài chính:

+ Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của Ban giám đốc cũng như sự thay đổi thành phần ban quản lý trong niên độ kế toán;

+ Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán trưởng, các nhân viên kế toán, kiểm toán viên nội bộ và sự thay đổi nhân sự của phòng kế toán;

+ Những áp lực bất thường đối với Ban giám đốc, với kế toán trưởng và nhất là những hoàn cảnh thúc đẩy Ban giám đốc, kế toán trưởng phải trình bày báo cáo tài chính không trung thực;

+ Đặc điểm hoạt động của đơn vị, như: quy trình công nghệ, cơ cấu vốn, các đơn

vị phụ thuộc, phạm vi địa lý, hay hoạt động theo mùa vụ…

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị, như: các biến động về kinh tế, về cạnh tranh, sự thay đổi về thị trường mua – bán, sự thay đổi của hệ thống kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của đơn vị.

- Trên phương diện số dư tài khoản và loại giao dịch:

+ Báo cáo tài chính có thể chứa đựng những sai sót, như: báo cáo tài chính có những điều chỉnh liên quan đến niên độ trước, báo cáo tài chính có nhiều ước tính kế toán hoặc trong năm tài chính có sự thay đổi chính sách kế toán;

+ Việc xác định số dư và số phát sinh của các tài khoản, giao dịch kinh tế, như: số

dư các tài khoản dự phòng, các giao dịch kinh tế đối với các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của Tài sản cố định tính vào chi phí hay tính tăng nguyên giá Tài sản cố định…

+ Mức độ dễ bị mất mát, biện thủ tài sản, như: phát sinh thêm nhiều giao dịch thu chi tiền mặt, chi tiền tạm ứng nhiều, thời gian thanh toán dài, chi phí tăng đột biến…

+ Mức độ phức tạp của các giao dịch kinh tế quan trọng;

+ Các giao dịch kinh tế, tài chính bất thường khác.

Đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng là việc kiểm điểm xem kiểm toán viên đã có những hiểu biết gì về công việc kinh doanh và bản chất ngành nghề đang hoạt động của

đơn vị được kiểm toán. Đây là công việc kiểm toán nhằm xác định những khu vực rủi ro quan trọng.

Xác định mức độ rủi ro tiềm tàng thường được thực hiện theo trình tự phân tích từ

“ Đỉnh đến Đáy”. Theo trình tự này công việc được tiến hành từ trên xuống dưới, từ tổng thể đến chi tiết, từ toàn bộ Báo cáo tài chính đến từng chỉ tiêu củ thể của Báo cáo tài chính.

Sơ đồ phân tích từ “ Đỉnh đến Đáy”

Với việc thực hiện theo chương trình này, kiểm toán viên phải hiểu rõ được bản chất hoạt động, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm của đơn vị để xác định điểm nghi ngờ tổng quát nhất, từ đó phân tích để thu thập bằng chứng chi tiết chứng minh điểm nghi ngờ. Trình tự phân tích này là hoàn toàn hợp lý với một cuộc kiểm toán vì một cuộc kiểm toán luôn bị giới hạn về thời gian và chi phí nên kiểm toán viên và công ty kiểm toán không thể thực hiện kiểm toán toàn bộ các giao dịch đã được đơn vị ghi sổ mà chỉ có thể thực hiện theo sự nghi ngờ mang tính nghề nghiệp.

Công ty A

Công ty phụ thuộc X Công ty phụ thuộc Y …

Tiền Các khoản phải thu …

Thu từ nội bộ Công ty Thu từ bán lẻ …

Khách hàng A Khách hàng B …

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết kiểm toán (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)