Tổ chức bộ máy Kiểm toán độc lập

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết kiểm toán (Trang 123 - 128)

5.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN

5.2.2. Tổ chức bộ máy Kiểm toán độc lập

5.2.2.1. Các mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập trên thế giới

Tổ chức kiểm toán độc lập đóng vai trò là một bên độc lập thực hiện các chức năng thẩm định thông tin do một đơn vị báo cáo, đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin đó.

Kết quả của kiểm toán độc lập một mặt giúp cho các bên sử dụng thông tin tài chính của đơn vị được kiểm toán có được cơ sở về độ tin cậy của thông tin, mặt khác còn giúp cho đơn vị được kiểm toán có được những hiểu biết khách quan về chính mình, từ đó đưa ra các điều chỉnh kịp thời trong hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh.

Với các chức năng chính là chức năng xác nhận và chức năng tư vấn, kiểm toán độc lập trở nên không thể thiếu và ngày càng phát triển trong nền kinh tế thị trường.

Các tổ chức kiểm toán độc lập hiện nay được tổ chức phổ biến theo các dạng mô hình sau:

- Dạng mô hình văn phòng kiểm toán tư: Mô hình này do một hoặc một nhóm kiểm toán viên độc lập (có cứng chỉ kiểm toán viên độc lập và đủ điều kiện hành nghề) đứng ra thành lập, kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác. Ưu điểm của mô hình này là nhỏ, gọn, dễ quản lý, tiết kiệm chi phí. Nhược điểm là khó cạnh tranh về vốn

và công nghệ cũng như thương hiệu. Với mô hình này cần có các kiểm toán viên giỏi, đa năng và thường gới hạn phạm vi hoạt động.

- Dạng mô hình doanh nghiệp (các công ty, hãng kiểm toán,..): Mô hình này gồm

các doanh nghiệp với số lượng kiểm toán viên lớn. Những doanh nghiệp lớn có thể thành lập các chi nhánh hay văn phòng kiểm toán tại các khu vực, các địa phương hay các quốc gia khác.

Một số công ty, hãng kiểm toán lớn có thể kể đến trên thế giới như: Deloitte touche, Arthur Andersen, PWC, E&Y và KPMG, Grant Thornton, BDO, RSM, Crowe Horwath, Moore Stephens International, Kreston International, Integra International, IAPA, MGI, IGAF Worldwide, hay AGN International…

Thuộc dạng này có các mô hình chủ yếu:

- Mô hình "một- hãng" (One-firm concept): là nguyên tắc hoạt động theo đó các

văn phòng khác nhau của một hãng toàn cầu theo đuổi các giá trị, các chuẩn mực, các quy chế hoạt động như nhau, thống nhất không phân biệt quốc gia hay lãnh thổ. Ví dụ: dưới

mô hình này, Arthur Andersen là một thể thống nhất, hoạt động của Arthur Andersen tại

Mỹ cũng có ảnh hưởng lớn đến Arthur Andersen tại các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Mô hình này có nhược điểm là khi một văn phòng sụp đổ sẽ kéo theo sự sụp đổ toàn cầu của cả một hãng kiểm toán.

- Mô hình Công ty mạng lưới (Network firms): là một tổ chức lớn hướng tới việc chia sẻ lợi nhuận hoặc chi phí, hoặc cùng được sở hữu, kiểm soát hoặc quản lý chung, có chung các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng, chiến lược kinh doanh, sử dụng chung thương hiệu, hoặc cùng chung một phần đáng kể nguồn lực chuyên môn. Big4, bao gồm PWC, Deloitte, E&Y và KPMG, là ví dụ điển hình cho mô hình công ty mạng lưới. Ngoài ra một số hãng kiểm toán đã có thành viên tại Việt Nam như Grant Thornton, BDO, RSM, Crowe Horwath,… cũng hoạt động dưới mô hình công ty mạng lưới.

Đặc điểm của mô hình công ty mạng lưới là tên của các hãng thành viên thường gắn với thương hiệu của hãng quốc tế. Ví dụ như Deloitte Việt Nam, E&Y Việt Nam, NexiaACPA, UHY Việt Nam hay Horwath DTL. Các hãng thành viên trong cùng mạng lưới đều được sử dụng logo và hình ảnh của hãng trong các hoạt động marketing của mình. Đồng thời, hãng thành viên cũng nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ hãng quốc tế mà mình là một thành viên trong mạng lưới. Do tính gắn kết chặt chẽ của nó, mô hình này cũng tạo ra rủi ro cho hãng quốc tế khi có bất kỳ xì căng đan hay vi phạm của các hãng thành viên trong cùng mạng lưới. Tuy nhiên, so với mô hình “một-hãng”, mô hình Công

ty mạng lưới giảm thiểu rủi ro sụp đổ toàn cầu do tính độc lập tương đối của các hãng trong cùng mạng lưới.

- Mô hình Hiệp hội các công ty uy tín (Associations): Các công ty kiểm toán có uy

tín tại các quốc gia khác nhau tập hợp nhau lại và hoạt động dưới một tên chung. Đại diện cho mô hình này có thể kể đến Moore Stephens International, Kreston International,

Integra International, IAPA, MGI, IGAF Worldwide, hay AGN International… Dưới dạng một hiệp hội, các hãng thành viên chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng dịch vụ đạt theo chuẩn của Hãng quốc tế và phát triển và giữ uy tín của hãng. Các hãng thành viên cũng có sự gắn kết chặt chẽ với nhau và được sự hỗ trợ đáng kể từ hãng quốc tế thông qua các chương trình đào tạo chung thường nhiên, hội nghị toàn cầu hay hội nghị vùng, cũng như thông qua việc trao đổi nhân viên giữa các hãng. Thông thường các hãng thành viên vẫn giữ nguyên tên cũ của mình và quảng bá hình ảnh với tư cách là thành viên của hãng quốc tế. Tuy nhiên, cũng có một số hãng như MGI khuyến khích các hãng thành viên gắn tên MGI với tên hiện tại của hãng thành viên.

Lợi thế của mô hình này là hãng thành viên vẫn hoạt động độc lập và ít chịu sự ảnh hưởng từ rủi ro hay sự sụp đổ của các hãng thành viên khác, cho dù uy tín ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Hãng thành viên vẫn được sử dụng logo và hình ảnh của hãng quốc tế khi quảng bá hình ảnh của mình với tư cách là thành viên chính thức, và cung cấp dịch vụ toàn cầu thông qua các hãng thành viên khác.

Mô hình Hiệp hội có thể phân chia thành hai loại. Thứ nhất, hãng quốc tế dưới dạng hiệp hội do một hãng kiểm toán lớn đứng ra thành lập. Ví dụ Moore Stephens International là do hãng Moore Stephens tại London, Anh đứng ra thành lập, Integra International là do hai hãng kiểm toán lớn thành lập tại Canada. Thứ hai, hãng quốc tế là các hiệp hội thuần tuý như IGAF Worldwide, IAPA. Bản thân tên của các hãng này cũng nói lên điều đó. IGAF viết tắt của cụm từ “International Group of Accounting Firms”, có nghĩa là “Nhóm quốc tế của các công ty kế toán, kiểm toán”. IAPA viết tắt của cụm từ

“International Association of Practising Accountants”, có nghĩa là “Hiệp hội quốc tế của các kế toán hành nghề”….

- Mô hình Liên kết (Alliances, Organisations):Mô hình Liên kết ít thấy hơn trong

các hãng kiểm toán quốc tế. Vì thực chất mô hình này là sự liên kết của rất nhiều loại hình các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như kiểm toán, tư vấn kế toán, tư vấn luật, tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn kinh doanh,… Đại diện cho mô hình này có thể kể đến Geneva Group International hay Alliot Group. Trong mô hình này, mối liên hệ giữa các hãng thành viên yếu hơn so với mô hình công ty mạng lưới và mô hình hiệp hội các công

ty uy tín do các hãng thành viên hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ

kế toán và kiểm toán. Thành viên chính thức của hãng quốc tế liên kết cũng được phép sử dụng logo và hình ảnh của hãng trong hoạt động quảng bá của mình. Hãng thành viên cũng không được mang tên của hãng quốc tế.

5.2.2.2. Các mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ở Việt Nam

Các mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán tại Việt nam hiện nay cũng đã khá đa dạng, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào dạng mô hình các công ty, trong đó có các Công ty 100% vốn nước ngoài (do các hãng lớn ở nước ngoài thành lập theo kiểu mạng lưới, chi nhánh), các công ty có vốn trong và ngoài nước (gồm các công ty Cổ phần, TNHH, công ty liên doanh, hợp danh, … )

Các công ty kiểm toán có 100% vốn nước ngoài:

Các công ty kiểm toán này thuộc "mạng lưới" của các hãng lớn tại nước ngoài thành lập tại Việt nam. Đại diện cho các công ty này, được mệnh danh là Big 4 gồm : KPMG, Deloite, PWC, E&Y:

- Công ty TNHH Deloitte Việt Nam là một thành viên của hàng Deloitte Touche Tohmatsu. Được thành lập ngày 13/5/1991, công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) là một trong những công ty kiểm toán lớn nhất Việt Nam thời điểm hiện nay. VACO là tiền thân của Deloitte Việt Nam đã hoàn tất việc chuyển đổi quyền sở hữu và trở thành một thành viên của Deloitte Southeast Asia kể từ tháng 5/2007. Deloitte Việt Nam chuyên cung cấp các tư vấn thuế, kiểm toán, tư vẫn và giải pháp doanh nghiệp, đào tạo và quản lý nguồn lực cho nhiều loại hình khách hàng từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước cho đến các dự án tại Việt Nam được quốc tế tài trợ.

- Công ty TNHH Pricewaterhousesecoopers Việt Nam (PwC) đã có mặt tại Việt Nam hơn 20 năm. Với só lượng nhân viên gần 650 nhân viên ở 2 văn phòng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. PwC Việt Nam là thành viên của mạng lưới các công ty PwC tại

157 quốc gia với hơn 184.000 nhân viên.

- Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y Việt Nam): E&Y Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn được cấp giấy phép thành lập tại Việt Nam năm 1992. Đến thời điểm hiện tại, Ernst & Young Việt Nam đã có hơn 1000 nhân viên làm việc tại 2 văn phòng ở Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

- Công ty TNHH KPMG Việt Nam: Là thành viên thuộc công ty KPMG quốc tế, chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán, kế toán. KPMG quốc tế là một mạng lưới bao gồm nhiều công ty thành viên chuyên nghiệp, cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế, pháp

lý và tư vấn. Trong số đó thì KPMG Việt Nam thành lập năm 1994. Khách hàng của KPGM Việt Nam bao gồm các tổ chức kinh tế, cơ quan chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận.

Là top các công ty kiểm toán hàng đầu, khách hàng của nhóm này chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dự án quốc tế, các tập đoàn, khách hàng lớn có

công ty mẹ ở nước ngoài.

Tương ứng mới mức phí cao hơn so với các công ty kiểm toán độc lập khác cùng ngành, dịch vụ kiểm toán của Big 4 cũng được đánh giá khá tốt.

Các công ty kiểm toán có vốn đầu tư trong và ngoài nước:

Song song cùng tồn tại với sự phát triển của Big4 thì các công ty kiểm toán độc lập trong nước cũng có những bước phát triển đáng kể. Tuy khó cạnh tranh với các Công ty kiểm toán 100% vốn nước ngoài về quy mô vốn, công nghệ, bề dày kinh nghiệm,... nhưng khả năng chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp kiểm toán này cũng không hề nhỏ

do mức phí thấp hơn và khá linh hoạt, phù hợp với các khách hàng là doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt là bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khách hàng của nhóm các công ty kiểm toán này đa dạng hơn gồm: Doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, doanh nghiệp

tư nhân, công ty cổ phần…

Các công ty kiểm toán thuộc mô hình này như:

- Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC (gọi tắt là AASC) tiền thân là công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán, là thành viên HLB quốc tế tại Việt Nam (mạng lưới Quốc tế các hãng kiểm toán và tư vấn quản trị chuyên nghiệp. AASC là một trong hai tổ chức hợp pháp đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tư vẫn tài chính, tư vấn thuế và xác định giá trị doanh nghiệp.

- Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C: A&C bắt đầu hoạt động từ năm 1992. Hiện nay Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C đang tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ về kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nội bộ, kiểm toán thông tin tài chính, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, báo cáo quyết toán công trình, báo cáo quyết toán dự án, báo cáo quyết toán đầu tư dự án.

- Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam: Đây là một trong những thành viên riêng biệt của Grant Thornton quốc tế, được thành lập vào năm 1993. Từ ngày 01/7/2014, Grant Thornton Việt Nam và Công ty TNHH kiểm toán và tư vẫn NEXIA ACPA chính thức sát nhập và đi vào hoạt động kinh doanh. Công ty hoạt động dưới tên gọi là Grant Thornton Việt Nam và tiếp tục là thành viên chính thức của Grant Thornton toàn cầu. Grant Thornton Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vẫn thuế và cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp.

- Công ty TNHH kiểm toán và tư vẫn UHY ACA: là thành viên của hãng kiểm toán UHY International sát nhập với Công ty TNHH kiểm toán Kreston ACA Việt Nam.

Hiện nay công ty có liên kết với hiệp hội kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW)

để tổ chức và đào tạo các chứng chỉ hành nghề kế toán viên tại Việt Nam.

- Công tu TNHH kiểm toán DTL: là một trong những nhà cung cấp các dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vẫn kinh doanh chuyên nghiệp tại Việt Nam được thành lập vào tháng 7/2001. DTL trở thành thành viên của tập đoàn kiểm toán quốc tế Horwath vào tháng 9/2002.

- Công ty TNHH kiểm toán CPA: là công ty kiểm toán và tư vấn được thành lập dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên tại Việt Nam. CPA cung cấp các dịch

vụ chuyên nghiệp về kiểm toán, kế toán theo yêu cầu của khách hàng.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các công ty kiểm toán độc lập thuộc mô hình này ở Việt Nam phát triển khá nhanh và dần phát huy được ưu thế. Cho đến nay đã có hàng trăm doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động như: Công

ty TNHH kiểm toán và tư vấn An Việt, Công ty TNHH kiểm toán U&I, công ty TNHH kiểm toán tư vấn độc lập IAC, công ty TNHH kiểm toán và kế toán Việt Nam VAAC, công ty TNHH kiểm toán Quốc tế UNISTARS, công ty TNHH tư vấn - kiểm toán S&S, công ty TNHH kiểm toán Á Châu, công ty TNHH kiểm toán ASC, công ty TNHH kiểm toán Immanuel, công ty TNHH kiểm toán E-JUNG, công ty TNHH kiểm toán Việt CPA…

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết kiểm toán (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)