3.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN CƠ BẢN
3.2.2.1. Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát
Là phương pháp kỹ thuật kiểm toán dựa trên cơ sở sử dụng các tỷ lệ, các mối quan
hệ tài chính để xác định những tính chất, những sai lệch không bình thường trong bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác của doanh nghiệp.
Phương pháp này có tác dụng đối với cả ba giai đoạn kiểm toán (giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán).
Đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, phương pháp phân tích đánh giá tổng quát giúp cho Kiểm toán viên đánh giá được khách hàng một cách toàn diện, đặc biệt là phương diện tài chính để có thể xác định sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó xác định được phạm vi kiểm tra, ước lượng mức độ trọng yếu và mức độ rủi ro hợp lý. Trên cơ sở
đó giúp cho Kiểm toán viên đưa ra được một bản kế hoạch chi tiết với nội dung công việc, thời gian thực hiện và phạm vi sử dụng các phương pháp kiểm toán khác một cách phù hợp nhất nhằm tiết kiệm nhân lực, tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán.
Đối với giai đoạn thực hiện kiểm toán thì đây là phương pháp kiểm tra cơ bản nhằm thu thập và đánh giá bằng chứng phục vụ cho các mục tiêu kiểm toán.
Đối với giai đoạn kết thúc kiểm toán, phương pháp này có thể sử dụng để củng cố thêm cho các bằng chứng và kết luận của kiểm toán viên, kiểm chứng khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán trước khi kiểm toán viên ký phát hành báo cáo kiểm toán.
Nội dung phương pháp phân tích đánh giá tổng quát bao gồm phương pháp phân tích xu hướng (hay còn gọi là phương pháp phân tích ngang) và phương pháp phân tích tỷ suất (hay còn gọi là phương pháp phân tích dọc).
* Phương pháp phân tích xu hướng: là phương pháp so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu. Phương pháp này đơn giản nhưng không thể hiện được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với nhau.
Nội dung của phương pháp gồm:
- So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, giữa các kỳ với nhau
- So sánh số thực tế với kế hoạch, dự toán, định mức, hợp đồng, …
- So sánh số liệu giữa các đơn vị trong ngành, đơn vị có cùng quy mô, cùng loại hình kinh doanh, cùng địa bàn,…
* Phương pháp phân tích tỷ suất: Là phương pháp so sánh, xác định tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau. Tùy theo yêu cầu kiểm toán, năng lực
và kinh nghiệm nghề nghiệp mà kiểm toán viên có thể phân tích nhiều hoặc một số tỷ suất cần thiết cho việc nhận xét của mình. Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy vi tính thì phương pháp này được thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng.
Việc phân tích tập trung vào 3 nhóm tỷ suất sau:
Nhóm 1: Tỷ suất khả năng thanh toán
Kiểm toán viên có thể sử dụng một số tỷ suất thể hiện khả năng thanh toán của đơn
vị như sau:
a. Tỷ suất khả năng thanh toán tổng quát
Ý nghĩa: Tỷ suất này thể hiện khả năng thanh toán của đơn vị trong kỳ báo cáo. Tỷ suất
này cho biết, với tổng giá trị tài sản hiện có, đơn vị có đủ khả năng thanh toán các khoản
nợ hay không.
Gợi ý đánh giá trong các trường hợp:
- Tỷ suất ≥ 1: Đơn vị đảm bảo được khả năng thanh toán tổng quát
- Tỷ suất < 1: Đơn vị không đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ. Tỷ suất này càng nhỏ hơn 1 đơn vị càng mất dần khả năng thanh toán.
Tỷ suất khả năng thanh toán tổng quát
Tổng Tài sản Tổng Nợ phải trả
=
b. Tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Đây là tỷ suất thông dụng. Nó đo lường khả năng thanh toán trong ngắn hạn của đơn vị (chỉ ra tổng tài sản ngắn hạn gấp bao nhiêu lần nợ ngắn hạn phải trả).
Ý nghĩa: Tỷ suất này nói lên khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong hiện tại, đánh
giá khả năng thanh toán ngắn hạn, nó cũng thể hiện một khía cạnh về khả năng an toàn tài chính của doanh nghiệp.
Gợi ý đánh giá trong các trường hợp:
- Tỷ suất nhỏ hơn 1: Hiện tại không đủ khả năng thanh toán nợ (không an toàn)
- Tỷ suất bằng 1: Tài sản ngắn hạn vừa đủ thanh toán nợ ngắn hạn (khó khăn)
- Tỷ suất lớn hơn 1 và nhỏ hơn 2: vốn ngắn hạn vừa đủ thanh toán nợ ngắn hạn, vừa có thể tiếp tục hoạt động được nhưng thiếu tài sản lưu động (bình thường)
- Tỷ suất từ 2 đến 3: vốn ngắn hạn vừa đủ thanh toán nợ ngắn hạn, vừa có thể tiếp tục hoạt động được (tốt)
- Tỷ suất trên 3: Có thể thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn và tiếp tục hoạt động. Xét
về khả năng thanh toán hiện thời là rất tốt, tuy nhiên xét về hiệu quả sử dụng vốn thì không tốt, vì tài sản ngắn hạn quá nhiều (ứ đọng vốn, có khả năng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn khả năng chiếm dụng vốn,…)
c. Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh
Ý nghĩa: Thể hiện khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn.
Gợi ý đánh giá trong các trường hợp:
- Tỷ suất nhỏ hơn 1: Khó khăn, không thể chủ động trong việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn (không an toàn).
Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
=
Tỷ suất khả năng
thanh toán nhanh
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
=
- Tỷ suất bằng 1: Có khả năng đủ thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn nhưng còn khó khăn (tương đối an toàn)
- Tỷ suất lớn hơn 1: Chủ động trong thanh toán, vừa có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, vừa có thể hoạt động bình thường (an toàn).
d. Tỷ suất thanh toán lãi vay dài hạn
Ý nghĩa: Thực chất là sự so sánh giữa lợi nhuận trước thuế với lãi vay dài hạn, nhằm
đánh giá hiệu quả kinh doanh và độ vững chắc về tài chính của đơn vị.
Gợi ý đánh giá trong các trường hợp:
- Tỷ suất < 1: Đơn vị có dấu hiệu phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay, hiệu quả sử dụng vốn thấp (có khả năng thu hẹp quy mô hoặc sắp phá sản)
- Tỷ suất bằng 1: Thực chất không có lợi nhuận trước thuế (Đơn vị hoạt động không hiệu quả, tài chính thiếu vững chắc)
- Tỷ suất = 2: Đơn vị có lợi nhuận trước thuế bằng lãi vay dài hạn (nếu trừ thuế thu nhập phải nộp đi thì lợi nhuận còn lại thấp hơn lãi vay dài hạn, điều này chứng tỏ đơn vị kinh doanh tuy có hiệu quả nhưng không cao)
- Tỷ suất trên 2: Đơn vị kinh doanh có hiệu quả cao, tài chính vững chắc.
e. Tỷ suất khả năng thanh toán tức thời
Ý nghĩa: Thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong một khoảng thời
gian rất ngắn.
Gợi ý đánh giá trong các trường hợp:
- Tỷ suất nhỏ hơn 1: Đơn vị không đảm bảo khả năng thanh toán tức thời
- Tỷ suất ≥1: Đơn vị đảm bảo và thừa khả năng thanh toán tức thời.
f. Tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn
Tỷ suất thanh toán
lãi vay dài hạn Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay dài hạn
Lãi vay dài hạn
=
Tỷ suất khả năng Tài sản dài hạn
=
Tỷ suất khả năng
thanh toán tức thời
Tiền và tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
=
Ý nghĩa: Thể hiện khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp trong dài hạn. Đây cũng là
một yếu tố đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Gợi ý đánh giá trong các trường hợp:
- Tỷ suất nhỏ hơn 1: Không tốt. Đơn vị không đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ, có dấu hiệu không hoạt động liên tục (có nguy cơ giải thể, phá sản)
- Tỷ suất bằng 1: Đơn vị có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ. Tuy nhiên hoạt động của đơn vị còn thiếu chủ động do thiếu vốn kinh doanh (vốn chủ yếu do đi vay hoặc chiếm dụng), đơn vị có thể có khả năng hoạt động liên tục nhưng rất khó khăn.
- Tỷ suất lớn hơn 1: Đơn vị có khả năng thanh toán các khoản nợ và có thể hoạt động liên tục.
Ngoài ra, khi xem xét khả năng thanh toán các khoản nợ thông qua tỷ suất thanh toán (tỷ suất thanh toán hiện thời, tỷ suất khả năng thanh toán nhanh và tỷ suất khả năng thanh toán dài hạn) cần kết hợp xem xét khả năng thanh khoản của tài sản tại đơn vị để có kết luận hợp lý.
g. Số vòng thu hồi nợ
Trong đó:
Từ việc xác định được số vòng thu hồi nợ, có thể xác định được số ngày của 1 vòng thu hồi nợ như sau:
Ý nghĩa: Số vòng thu hồi nợ càng lớn (tức số ngày của 1 vòng thu hồi nợ càng ít) thể hiện
khả năng tài chính của đơn vị càng tốt.
Chỉ tiêu này có liên quan đến chính sách bán hàng, chính sách về thanh toán của đơn vị… vì vậy khi xem xét cần kết hợp với các yếu tố khác như đặc điểm kinh doanh,
Số vòng thu
hồi nợ
Doanh thu thuần
Số dư các khoản phải thu bình quân
=
Số dư các khoản
phải thu bình quân
Số dư các khoản + Số dư các khoản phải thu đầu kỳ phải thu cuối kỳ
= 2
Số ngày của 1 vòng
thu hồi nợ
hồi nợ
365
Số vòng thu hồi nợ trong năm
=
mặt hàng, khách hàng, các khoản nợ khó đòi và dự phòng phải thu khó đòi… để có kết luận hợp lý.
h. Số vòng luân chuyển hàng tồn kho
Trong đó:
Từ việc xác định được số vòng luân chuyển hàng tồn kho, có thể xác định được số ngày của 1 vòng luân chuyển hàng tồn kho như sau:
Ý nghĩa: Phản ánh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho trong đơn vị nhanh hay chậm. Tốc
độ này càng lớn (tức số ngày của 1 vòng luân chuyển hàng tồn kho càng ít) chứng tỏ tình hình kinh doanh tốt, không bị ứ đọng hàng hóa… Tuy nhiên cũng cần xem xét kết hợp với các chỉ tiêu khác như doanh thu, lợi nhuận, khả năng thanh toán, khả năng thu hồi nợ,
dự phòng giảm giá hàng tồn kho… để có kết luận hợp lý.
Nhóm 2: Nhóm tỷ suất khả năng sinh lời
a. Tỷ suất khả năng sinh lời
Trong đó:
Ý nghĩa: Tỷ suất khả năng sinh lời cho biết một đồng vốn (hoặc tài sản) sinh ra được bao
nhiêu đồng lãi. Tỷ suất này càng lớn thể hiện đơn vị kinh doanh có lãi, tài chính có thể ổn
Số vòng luân chuyển
hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Số dư tồn kho bình quân
=
Số dư tồn kho
bình quân
Số dư tồn kho + Số dư tồn kho đầu kỳ cuối kỳ
= 2
Số ngày của 1 vòng luân
chuyển hàng tồn kho
365
Số vòng luân chuyển HTK trong năm
=
Tỷ suất khả năng sinh lời
của tài sản
Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay vốn
Tổng giá trị tài sản bình quân
=
Tổng giá trị tài sản
bình quân
Tổng giá trị tài sản + Tổng giá trị tài sản đầu kỳ cuối kỳ
= 2
định và phát triển. Tuy nhiên cần xem xét kết hợp với các tỷ suất khác đặc biệt là tỷ suất thanh toán để có kết luận hợp lý.
Gợi ý đánh giá trong các trường hợp:
- Tỷ suất nhỏ hơn hoặc bằng 0: Kinh doanh không hiệu quả hoặc bị thua lỗ.
- Tỷ suất lớn hơn 0: Kinh doanh có hiệu quả, đơn vị có khả năng hoạt động ổn định và có thể phát triển.
b. Tỷ suất lợi nhuận gộp
Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận gộp cho biết khả năng sinh lời trên cơ sở kiểm soát giá bán và
tiết kiệm giá vốn đối với các mặt hàng của đơn vị. Tỷ suất này có thể dùng để xem xét riêng cho từng mặt hàng, đánh giá sự ảnh hưởng của nó đến khả năng sinh lời cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của toàn đơn vị.
Gợi ý đánh giá trong các trường hợp:
- Tỷ suất nhỏ hơn hoặc bằng 0: Giá bán thấp hơn giá vốn, đơn vị không kiểm soát được giá thành sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ là chắc chắn.
- Tỷ suất lớn hơn 0: Giá bán lớn hơn giá vốn, có thể nói đơn vị đã quản lý được giá thành xuống dưới giá bán.
Tuy nhiên để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận ròng, đặc biệt cần kết hợp với phân tích ngang (so sánh với các kỳ trước và so sánh với tỷ suất trung bình của ngành)
c. Tỷ suất lợi nhuận ròng (Tỷ suất hiệu quả kinh doanh)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời trên cơ sở kiểm soát giá bán, giá vốn và
toàn bộ các khoản chi phí ngoài giá vốn, phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn
vị, vì vậy nó cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của đơn vị.
Gợi ý đánh giá trong các trường hợp:
Tỷ suất lợi nhuận
gộp
Lợi nhuận gộp x 100%
Doanh thu thuần
=
Tỷ suất lợi nhuận ròng
(Tỷ suất hiệu quả kinh doanh)
Lợi nhuận ròng (thuần) x 100%
Doanh thu thuần
=
- Tỷ suất nhỏ hơn hoặc bằng 0: Đơn vị kinh doanh không có hiệu quả.
- Tỷ suất lớn hơn 0: Đơn vị kinh doanh có hiệu quả. Có khả năng hoạt động ổn định và phát triển.
Tỷ suất này thường được xem xét kết hợp với tỷ suất lợi nhuận gộp để xác định cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh như giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, … đồng thời để xem mức độ ảnh hưởng của từng mặt hàng đến hiệu quả chung. Ngoài ra, cần kết hợp xem xét các tỷ suất có liên quan (tỷ suất sinh lời, tỷ suất thanh toán…) và kết hợp phương pháp phân tích ngang đối với các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu…(so sánh với các kỳ trước và so sánh với tỷ suất trung bình của ngành) để có đánh giá hợp lý.
* Nhóm 3: Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính
a. Tỷ suất đầu tư
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tình hình trang bị máy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật… của
đơn vị. Tỷ suất này luôn nhỏ hơn 1 và mức độ cao nhất của nó còn tùy theo doanh nghiệp hoạt động trong ngành nào, lĩnh vực nào.
Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ vị trí quan trọng của TSCĐ trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp.
b. Tỷ suất tự tài trợ (đối với TSCĐ và đầu tư dài hạn)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết khả năng đầu tư tài vào tài sản cố định và đầu tư dài hạn
bằng chính nguồn vốn tự có - đây là nguồn vốn an toàn nhất. Vì vậy đây cũng là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ an toàn về tài chính của đơn vị.
Tỷ suất này cao hay thấp còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của đơn vị, theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh… Tuy nhiên, nếu tỷ suất này quá thấp chứng tỏ đơn vị đã sử dụng nhiều vốn vay để đầu tư vào dài hạn - đặc biệt nếu đơn vị sử dụng các
Tỷ suất đầu tư
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tổng tài sản
=
Tỷ suất tự tài trợ
Nguồn vốn chủ sở hữu Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
=
khoản vay ngắn hạn thì đó là việc đầu tư mạo hiểm, đe dọa sự an toàn về tài chính cũng như khả năng hoạt động liên tục của đơn vị.
c. Tỷ suất khả năng tài trợ
Ý nghĩa: Tỷ suất này phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của đơn vị.
Gợi ý đánh giá trong các trường hợp:
- Tỷ suất lớn hơn 0,5 là tốt, chứng tỏ đơn vị có khả năng tài chính vững chắc, ít bị ảnh hưởng bởi các chủ nợ và sự biến động của môi trường vốn…
- Tỷ suất nhỏ hơn 0,5: Đơn vị phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ và khả năng huy động vốn,
tỷ suất càng nhỏ thể hiện tiềm lực tài chính càng yếu.
Tỷ suất này càng lớn càng tốt. Tuy nhiên, không nhất thiết phải quá lớn (bằng hoặc gần bằng 1) bởi không thể bỏ qua vai trò của đòn bẩy tài chính cũng như khả năng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các đối tác (người mua, người bán,….) nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của đơnvị.
Việc so sánh tỷ suất (số tương đối) cần kết hợp xem xét về số tuyệt đối (quy mô vốn) để có đánh giá hợp lý.
Để xem xét khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của đơn vị cũng có thể sử dụng tỷ suất
nợ (hay tỷ suất nợ trên tổng tài sản).
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị tổng tài sản trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Công thức tính như sau:
Hoặc:
Tỷ suất khả năng
tài trợ
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
=
Tỷ suất nợ
Nợ phải trả Tổng nguồn vốn
=
Tỷ suất nợ trên tổng tài sản
Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn
Tổng tài sản
=