Tình hình đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở 3 năm 1998 - 2000

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở công nghiệp phú thọ đến năm 2020 (Trang 35 - 38)

Biểu 8 Nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của Tỉnh năm 1998 - 1999

3. Tình hình đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở 3 năm 1998 - 2000

3.1 Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu.

Trong 3 năm qua 1998 - 2000, cán bộ, công nhân viên thuộc Sở Công nghiệp Phú Thọ được tham gia rất nhiều khoá học với nhiều hình thức đào tạo khác nhau.

Với lao động quản lý, có các hình thức : 3.1.1 Mở lớp bồi dưỡng.

Đối tượng đào tạo của hình thức này là các cán bộ quản lý doanh nghiệp cấp phòng ban, phân xưởng, trở lên, cán bộ kế cận. Các lớp bồi dưỡng được tổ chức tại trụ sở của cơ quan Sở Công nghiệp quy mô mỗi lớp khoảng 45 - 50 học viên. Nội dung các khoá đào tạo này chủ yếu tập trung vào những vấn đề về quản trị kinh doanh, Marketing, luật doanh nghiệp, luật lao động, tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp, phân phối tiền lương, tiền thưởng, xây dựng đơn giá tiền lương hợp lý... Thời gian của các khoá học thường kéo dài 1 - 3 tháng. Giảng viên là các cán bộ lâu năm, nhiều kinh

nghiệm của Sở, của Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách phát triển công nghiệp - Bộ Công nghiệp, các giảng viên của các Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại...

Các lớp bồi dưỡng được tổ chức khi có yêu cầu của các doanh nghiệp chi phí đào tạo do các doanh nghiệp có cán bộ tham gia khoá học đóng góp Sở chỉ hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức lớp học và địa điểm mở lớp.

Kết thúc các lớp bồi dưỡng, Sở thường tổ chức cho các học viên đi tham quan, thực tế xuống các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả trong Sở để các cán bộ quản lý doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm quản lý lẫn nhau.

3.1.2 Cử cán bộ đi học.

Cử cán bộ đi học có hai dạng : Đi học dài hạn là hình thức các doanh nghiệp cân đối giữa yêu cầu công việc và yêu cầu thực tế của các cán bộ trong đơn vị để từ đó cử họ đi học các lớp đại học, cao đẳng, trung cấp. Đa số các cán bộ được cử đi học các lớp tại chức ngay ở Phú Thọ để có thể vừa học, vừa làm, còn lại một số cán bộ được cử đi học các trường cao đẳng, trung cấp kỹ thuật ở Hà nội. Tuy gọi là cử đi học nhưng chỉ có một số cán bộ được chu cấp học phí còn lại phần lớn cán bộ vẫn phải lo chi phí ăn học các doanh nghiệp thường chỉ tạo điều kiện cho họ bằng cách bố trí thời gian cho họ phù hợp để họ có thể vừa học vừa làm, kiếm thêm thu nhập cho gia đình họ.

Đi học các lớp ngắn hạn thường là các lớp về tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị, quản lý kinh tế..., kéo dài 3 - 5 ngày hay 1 - 3 tháng. Các lớp này thường được tổ chức tại Tỉnh hay ở Hà nội do Sở Công nghiệp, UBND Tỉnh hay Bộ công nghiệp mở lớp. Học viên tham gia các khoá học này thường không phải trả học phí và được doanh nghiệp hỗ trợ chi phí đi lại.

3.1.3 Lớp tổ trưởng (trình bày bài giảng tại doanh nghiệp).

Xác định được vai trò quan trọng của tổ chức sản xuất - cấp quản lý trực tiếp của công nhân sản xuất, Sở đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ

chức các khoá đào tạo cho bộ phận quản lý này. Các lớp tổ trưởng được tổ chức ngay tại doanh nghiệp. Đối tượng là các tổ phó, tổ trưởng tổ sản xuất và một số cán bộ phòng, ban của doanh nghiệp. Mỗi khoá học thường kéo dài 3 - 5 ngày do cán bộ Sở hay giảng viên các trường đại học Kinh tế quốc dân, đại học Luật,... cán bộ Viện nghiên cứu chiến lược chính sách - Bộ Công nghiệp giảng dạy. Nội dung cỏc khoỏ học này tập trung làm rừ vai trũ của người tổ trưởng với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường bồi đưỡng những kiến thức quản lý, những kiến thức về tâm lý lao động, hành vi nhóm, luật lao động...

Đối với công nhân sản xuất, có các hình thức đào tạo : 3.1.4 Kèm cặp.

Đây là hình thức đào tạo phổ biến trong các doanh nghiệp trực thuộc Sở với công nhân sản xuất. Công nhân trước khi bắt đầu công việc dược phổ biến nội quy, quy chế doanh nghiệp khoảng 2 - 3 ngày rồi đưa xuống phân xưởng. Dưới phân xưởng, công nhân mới được các công nhân lành nghề, các tổ trưởng sản xuất trực tiếp chỉ dẫn thực hiện từng bước công việc cho đến khi thành thạo. Đây là hình thức được phổ biến rộng rãi trong các doanh nghiệp ngành may, giày, vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản.

3.1.5 Mở lớp cạnh doanh nghiệp.

Đến nay, trong 12 doanh nghiệp trực thuộc Sở Công nghiệp mới chỉ có duy nhất một doanh nghiệp đào tạo công nhân sản xuất theo hình thức này.

Đó là công ty May I Phú Thọ. Đây là hình thức đào tạo có nhiều ưu điểm và giúp học viên vừa nắm lý thuyết một cách hệ thống vừa tiếp thu được những kỹ năng, kinh nghiệm sát thực với công việc sau này của họ. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất với các doanh nghiệp thực hiện hình thức đào tạo này là khi mở lớp phải có đăng ký với Sở lao động thương binh và xã hội, phải nộp thuế theo đúng nghị định 90/ NĐ - CP của Chính phủ. Để tránh những rắc rối trong khâu kiểm duyệt và để giảm chi phí các doanh nghiệp thường chọn hình thức đào tạo khác. Ngay cả Công ty May I Phú Thọ, mặc dù đào tạo dưới hình thức

mở lớp cạnh doanh nghiệp nhưng họ vẫn báo với Sở lao động thương binh và xã hội hình thức đào tạo của họ là kèm cặp, truyền nghề.

Qua thực tế tìm hiểu về công tác đào tạo tại Công ty May I Phú Thọ chúng tôi đi đến nhận định hình thức đào tạo công nhân sản xuất mà doanh nghiệp đang thực hiện là hình thứcđào tạo tại doanh nghiệp. Quy trình đào tạo công nhân sản xuất của Công ty May I Phú Thọ như sau :

Biểu 9 : Quy trình đào tạo công nhân sản xuất của

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở công nghiệp phú thọ đến năm 2020 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w