Quy trình đào tạo công nhân sản xuất của Công ty May I Phú Thọ

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở công nghiệp phú thọ đến năm 2020 (Trang 38 - 42)

TT Tiến trình đào tạo Yêu cầu Thời gian

1 Thông báo tuyển lao động

- Có sức khoẻ (giấy chứng nhận sức khoẻ của phòng khám cấp huyện trở lên).

- Tốt nghiệp PTCS - Biết máy may thủ công 2 Kiểm tra hồ sơ may thủ

công

- Hồ sơ hợp quy cách - May thủ công thành thạo

1 - 2 ngày

3 Làm quen máy may công nghiệp

3 - 4 ngày 4 Đào tạo lý thuyết - Nắm vững các quy tắc lý

thuyết đã dạy.

- Thành thạo các thao tác trên máy may công nghiệp.

1 - 2 tháng + May giấy

+ May vải

Các công đoạn may 5 Học nội quy, quy chế

công ty

- Nắm vững nội quy, quy chế 1 - 2 ngày 6 Thực hành tại phân

xưởng

- Tuân thủ sự chỉ dẫn của người hướng dẫn

- Tiếp thu tốt các kỹ năng, kinh nghiệm do người hướng

1 - 2 tháng

dẫn truyền đạt.

7 Ký hợp đồng

Trong quy trình đào tạo của công ty May I Phú Thọ do chúng tôi xây dựng từ thực tế trên đây các bước 3, 4, 5 do các kỹ sư, công nhân lành nghề, cán bộ phụ trách đào tạo của công ty đảm nhiệm giảng dạy tại lớp học tách khỏi nơi làm việc; bước 6 được tiến hành tại phân xưởng theo kiểu 1 kèm 1.

Như vậy, theo đúng khái niệm về hình thức đào tạo mở lớp cạnh doanh nghiệp" là hình thức đào tạo dựa trên cơ sở vật chất sẵn có của đơn vị.

Chương trình giảng dạy gồm 2 phần : phần lý thuyết được giảng trên lớp bởi các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật hay công nhân lành nghề, còn phần thực hành diễn ra tại xưởng thực tập hay xưởng sản xuất "(trang 63 giáo trình kinh tế lao động - NXB giáo dục - 1998) thì một lần chúng tôi khẳng định : hình thức đào tạo công nhân sản xuất tại Công ty May I Phú Thọ "mở lớp cạnh doanh nghiệp".

Do những ưu điểm của hình thức đào tạo mở lớp cạnh doanh nghiệp như đã trình bày ở trên và từ thực tế công tác đào tạo tại Công ty May I nói riêng trong các doanh nghiệp trực thuộc Sở Công nghiệp nói chung chúng tôi cho rằng đã đến lúc Sở Công nghiệp cần phổ biến cho các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo nếu thấy phù hợp có thể nhân rộng mô hình này đồng thời Sở nên kiến nghị với Nhà nước có những hỗ trợ về mặt chính sách như cải tiến khâu kiểm duyệt đào tạo, miễn thuế đào tạo cho các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp đào tạo công nhân cho sản xuất dưới hình thức "mở lớp cạnh doanh nghiệp".

3.1.6 Cử đi học các trường chính quy.

Thực tế 3 năm 1998 - 2000 số công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp trực thuộc Sở Công nghiệp được đào tạo dưới hình thức này là rất Ýt.

Số công nhân được cử đi học các trường kỹ thuật, nghiệp vụ gần đây nhất đã từ những năm 95 - 96 và chủ yếu là công nhân nghề may mặc, giầy da. Số công nhân này đang là hạt nhân trong sản xuất và đã trở thành những công

nhân lành nghề đóng góp đắc lực cho việc đào tạo các công nhân mới cho các doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp trực thuộc Sở cần cân đối nhu cầu đào tạo của mình với khả năng tài chính của doanh nghiệp để có thể cử công nhân đi học các trường chính quy nhằm tiếp thu kỹ năng công nghệ mới.

Số công nhân này sau khi trở về doanh nghiệp sẽ là những hạt nhân nòng cốt để doanh nghiệp cải tiến thao tác, kỹ năng lao động, đổi mới dây truyền công nghệ tránh nguy cơ tụt hậu và bị thị trường đào thải.

3.1.7 Một số hình thức khác.

Thi thợ giỏi, tổ sản xuất giỏi : hình thức này chưa được phổ biến rộng rãi trong các doanh nghiệp trực thuộc Sở. Hiện nay mới chỉ có một số doanh nghiệp may mặc, giày da là tổ chức thi "bàn tay vàng" hàng năm. Đây là hình thức đào tạo gián tiếp vì có tác dụng khuyến khích hợp tác trong lao động khuyến người lao động tự học hỏi, tự rèn luyện để nâng cao tay nghề.

Thi nâng bậc : Hàng năm Sở thường phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức thi nâng bậc cho công nhân sản xuất, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ theo chuyên môn của Nhà nước và theo đề nghị của doanh nghiệp. Thi nâng bậc vừa là sự khẳng định những tiến bộ trong nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên vừa có tác dụng khuyến khích cán bộ công nhân viên tích cực hơn nữa trong rèn luyện học tập và đóng góp cho doanh nghiệp.

Tuyên truyền luật lao động và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động : đây là hai hình thức đào tạo nhằm nâng cao hình thức kỷ luật, bồi dưỡng kiến thức luật lao động cho công nhân lao động. Tuyên truyền luật lao động thường do cán bộ Sở đảm nhiệm và việc giảng dạy. Huấn luyện an toàn lao động do cán bộ Sở Công nghiệp và cán bộ Sở lao động cùng giảng dạy.

3.2 Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.

Kinh phí cho hoạt động đào tạo của các doanh nghiệp trực thuộc Sở thường có từ 3 nguồn :

♦ Do học viên đóng góp

♦ Hạch toán vào giá thành

♦ Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

- Nguồn do học viên đóng góp : Đây là nguồn có được khi đào tạo công nhân mới hay do các cán bộ đi học các lớp dài hạn phải tự trang trải học phí.

Riêng với đào tạo công nhân mới, hình thức thu tiền đào tạo phổ biến trong các doanh nghiệp may mặc, giày da với mức thu từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng. Số tiền này chủ yếu để mua vật liệu cho học viên thực hành tại lớp, xưởng.

- Hạch toán vào giá thành : Kinh phí cho hoạt động đào tạo được hạch toán vào giá thành khi doanh nghiệp phải chịu những phí tổn do cán bộ công nhân viên của mình tham gia các khoá bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn... hay khi doanh nghiệp đào tạo công nhân mới mà không thu tiền đào tạo của họ.

- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm : đây là quỹ được trích từ lợi nhuận từ doanh nghiệp (trích 5%. Số dư của quỹ không vượt quá 6 tháng lương thực tế của doanh nghiệp). Quỹ này dành để chi cho hoạt động đào tạo công nhân viên do thay đổi cơ cấu hoặc đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ và bồi thường tay nghề cho người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp 1 năm trở lên. Theo báo cáo tổng kết năm 2000 của Sở Công nghiệp Phú Thọ, năm 2000 có 7/ 12 doanh nghiệp trực thuộc Sở sản xuất kinh doanh có lãi với tổng số lãi 1.244 triệu đồng nhưng tính đến 31/12/2000 chỉ có 2 doanh nghiệp lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là Công ty Sứ gốm Thanh Hà (số cuối kỳ 37.183.000 đồng) và Công ty Khai thác chế biến khoáng sản Phú Thọ ( dư cuối kỳ 13.632.000 đồng) trong khi quỹ này rất cần thiết để các doanh nghiệp có thể chủ động đào tạo lại cho người lao động khi doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất kinh doanh hay thay đổi cơ cấu mặt hàng... chúng tôi cho rằng thời gian tới Sở cần tiếp tục đôn đốc, kiểm tra việc lập quỹ này của các doanh nghiệp theo đúng chế độ tài chính đã quy định.

Bên cạnh các nguồn kinh phí đào tạo trên, còn một nguồn kinh phí không thường xuyên nữa cho công tác đào tạo, đó là kinh phí đầu tư. Nguồn

này chỉ có khi các doanh nghiệp đầu tư mới các dây truyền sản xuất như các dây chuyền sản xuất gạch Tuylen (Nhà máy Phân Lân Thanh Ba), dây chuyền sản xuất tinh bột ngô (Công ty chế biến nông sản thực phẩm Phú Thọ), dây chuyền sản xuất vật liệu nhựa thay gỗ (Công ty xây dựng công nghiệp )... Chi phí đào tạo mới cho các dây chuyền này đều được tính vào chi phí đầu tư ban đầu.

3.3 Quy mô đào tạo, bồi dưỡng.

3.3.1 Quy mô các khoá (lớp) học.

Trong 10 hình thức đào tạo đã trình bày trong phần 3.1 chỉ có 4 hình thức đào tạo có quy mô các khoá (lớp) học tương đối ổn định là : lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý : 45 - 50 người/ lớp; lớp tổ trưởng : 30 - 50 người/ lớp; lớp đào tạo nghề may cạnh doanh nghiệp : 25 - 60 người/ lớp; lớp tuyên truyền luật lao động : 50 - 100 người/ lớp. Còn lại các hình thức khác có quy mô đào tạo không ổn định thường phụ thuộc vào nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp từng thời kỳ, thời vụ sản xuất kinh doanh,... Ví dụ các lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thường có quy mô học viên biến động từ 50 đến 400 người.

3.3.2 Tổng quy mô đào tạo, bồi dưỡng.

Biểu 10 : Số lượt người nhận được đào tạo, đào tạo lại qua

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở công nghiệp phú thọ đến năm 2020 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w