Số lượt cán bộ, công nhân viên được đào tạo qua các hình thức khác

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở công nghiệp phú thọ đến năm 2020 (Trang 43 - 46)

Đơn vị : Lượt người.

TT Hình thức 1998 1999 2000 Tổng sè

1 Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý 48 51 310 409

2 Lớp tổ trưởng 0 0 210 210

3 Lớp tuyên truyền luật lao động 1.000 1.000 1.200 3.200

4 Huấn luyện ATVSLĐ 1.200 1.400 2.000 4.600

Tổng sè 2.248 2.451 3.720 8.419

( Nguồn : Số liệu tổng hợp của Phòng tổ chức - cán bộ Sở Công nghiệp Phú Thọ ).

Ba biểu 10, 11, 12 trên đây đã phản ánh kết quả đã đạt được về mặt lượng của công tác đào tạo trong 12 doanh nghiệp trực thuộc Sở Công nghiệp Phú Thọ 3 năm 1998, 1999 và 2000. Biểu 10 và 11 phản ánh số công nhân

được đào tạo chủ yếu qua hình thức kèm cặp và một số Ýt qua hình thức mở lớp cạnh doanh nghiệp. Biểu 12 phản ánh số cán bộ công nhân viên được đào tạo qua các hình thức khác. Tổng hợp ba biểu cho thấy quy mô dào tạo qua từng năm tăng lờn rừ rệt : năm 1998 : 3.238 lượt người, năm 1999 : 3.618 lượt người, năm 2000 : 4.730 lượt người. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trực thuộc Sở đã chú trọng đến công tác đào tạo. Tuy nhiên cần có những nghiên cứu sâu hơn để xác định quy mô đào tạo như trên là đã hợp lý chưa cũng như để xác định mức độ đào tạo nào là phù hợp để không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Các biểu trên cũng cho thấy hình thức đào tạo công nhân sản xuất chủ yếu là kèm cặp. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy hình thức đào tạo kèm cặp trong một số doanh nghiệp trực thuộc Sở đã bộc lộ một số hạn chế . Thứ nhất : thời gian đào tạo lâu. Thứ hai : người lao động được đào tạo theo hình thức này có tiến bộ về nghề nghiệp rất chậm. Ví dụ trong các doanh nghiệp may mặc, giày da, để đào tạo được một công nhân có thể đảm nhiệm một công đoạn sản xuất phải mất 6 - 7 tháng. Để một công nhân bậc 1 được nâng bậc lên bậc 2 phải mất hơn 3 năm, có trường hợp tới 6 năm (số liệu do phòng tổ chức lao động tiền lương công ty May I Phú Thọ phòng tổ chức lao động tiền lương công ty Giày Vĩnh Phúc cung cấp). Do tính phổ biến của hình thức đào tạo kèm cặp và do những hạn chế của hình thức đào tạo này với một số doanh nghiệp trực thuộc Sở chúng tôi cho rằng thời gian tới Sở cần hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện một số hình thức đào tạo khác phù hợp hơn tuỳ đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm lao động của từng đơn vị, mặt khác Sở nên nghiên cứu kỹ hình thức đào tạo kèm cặp để tìm biện pháp khắc phục hay hạn chế những nhược điểm của hình thức đào tạo này khi áp dụng vào thực tế công tác đào tạo của các doanh nghiệp trực thuộc Sở.

3.4 Sử dụng lao động sau đào tạo, bồi dưỡng.

- Đối với lao động đào tạo mới theo hình thức kèm cặp hay mở lớp cạnh doanh nghiệp, sau khoá đào tạo người lao động thường được doanh nghiệp xếp lương bậc I (nghề may, nghề giày...) hay bậc II (nghề khai thác

mỏ lộ thiên... ) và thường đựơc bố trí xen vào các tổ sản xuất, có trường hợp như ở công ty May I Phú Thọ, công nhân mới sau đào tạo được xếp vào một tổ mới.

- Đối với đào tạo lại : người lao động được đào tạo lại do các doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất kinh doanh hay thay đổi cơ cấu mặt hàng như trường hợp các doanh nghiệp đã nêu trong biểu 11. Công nhân của các doanh nghiệp này sau khi được đào tạo lại theo nghề mới được bố trí vào dây truyền sản xuất mới và là lực lượng chủ đạo trong việc hoàn thành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian qua còn tồn tại một thực tế là người lao động sau đào tạo lại thường phải chờ hoàn thiện dây truyền hàng tháng (ví dụ dây truyền tinh bột ngô của Công ty chế biến nông sản thực phẩm Phú Thọ để công nhân chờ đợi 3 - 4 tháng mới đi vào sản xuất thử).

Đây là sự lãng phí nguồn nhân lực rất lớn đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa đào tạo và đầu tư xây dựng cơ bản.

- Đối với các hình thức đào tạo khác : việc các cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt các khoá đào tạo và phát huy các kiến thức tiếp thu được trong đào tạo vào thực tế công việc là những căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp bố trí lại lao động cho hợp lý. Ví dụ như ở Công ty Giày Vĩnh Phú, sau cuộc thi

"bàn tay vàng" tháng 3 - 2001 vừa qua người đạt giải đã được bố trí làm ở phòng sản xuất tham gia vào bộ phận kỹ thuật của công ty.

3.5 Đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ nhất : công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động trong các doanh nghiệp trực thuộc Sở Công nghiệp Phú Thọ đã phần nào đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu về sản xuất kinh doanh. Cụ thể : đã cung cấp đủ số lao động cần thiết cho việc mở rộng quy mô sản xuất, chuyển hướng sản xuất kinh doanh hay thay đổi cơ cấu mặt hàng của các doanh nghiệp. Tuy vậy nhưng chất lượng đào tạo thấp chính là hạn chế lớn nhất mà các doanh nghiệp cần nhanh chóng khắc phục nếu không muốn hoạt động đào tạo trở thành vô bổ.

Thứ hai : tuy có hạn chế về mặt chất lượng nhưng công tác đào tạo và bồi dưỡng lao động trong các doanh nghiệp trực thuộc Sở Thời gian qua đã tạo ra một đội ngũ lao động có kỷ luật, hiểu biết về ATVSLĐ, về luật lao động và đặc biệt là trình độ tay nghề của người lao động không ngừng được tăng lên qua các năm. Điều này được thể hiện ở số lao động được nâng bậc qua mỗi năm đều tăng lên đáng kể (Biểu 13)

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở công nghiệp phú thọ đến năm 2020 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w