CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2. Nguồn tài liệu phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích và lượng hóa tác động của các nhân tố đối với tình hình và kết quả tài chính nhằm đưa ra kế hoạch và biện pháp quản lý phù hợp. Vì vậy, cơ sở phân tích là thông tin, số liệu, các chỉ tiêu, các chỉ tiêu thể hiện kết quả tình hình tài chính của doanh nghiệp được tổng hợp trên báo cáo tài chính cũng như số liệu được tập hợp trong hệ thống kế toán quản trị của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tiến hành phân tích tình hình tài chính người phân tích phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Ngoài các báo cáo tài chính kể trên, khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cùng cần phải quan tâm đến các thông tin bên ngoài doanh nghiệp như:
thông tin về tình hình phát triển kinh tế trong nước, ngành kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động và các ngành khác liên quan, các thông tin liên quan đến chính sách kinh tế tài chính của Chính phủ; thông tin về các đối thủ cạnh tranh...
Các báo cáo trên cung cấp thông tin đầu vào cơ bản và hữu ích cho nhà phân tích nhằm đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.2.1. Bảng cân đối kế toán
Là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả.
Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Kết cấu bảng gồm hai phần:
Phần phản ánh giá trị tài sản gọi là “tài sản”.
Phần phản ánh nguồn hình thành tài sản gọi là “nguồn vốn” hay vốn chủ sở hữu và công nợ.
- Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt kinh tế, phần tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các tài sản của doanh nghiệp đang tồn tại dưới mọi hình thức: Tài sản vật chất như tài sản cố định hữu hình, tồn kho, tài sản cố định vô hình như giá trị bằng phát minh sáng chế, hay tài sản chính thức như các khoản đầu tư, khoản phải thu, tiền mặt. Qua xem xét phần này cho phép đánh giá tổng quát năng lực sản xuất và quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp.Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số vốn thuộc quyền quản lý và sử dụng lâu dài của doanh nghiệp.
- Phần nguồn vốn: Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét nguồn vốn các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng.Về mặt pháp lý, các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được trách nhiệm của mình về tổng số vốn được hình thành từ các nguồn khác nhau như vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng và các đối tượng khác. Các
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đào Thị Tươi – Lớp QTKD 14 Viện Kinh tế & Quản lý khoản nợ phải trả, các khoản nộp vào ngân sách, các khoản thanh toán với công nhân viên.
1.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp (hay còn gọi là bảng báo cáo lãi/ lỗ) phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác, tình hình thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép sự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Thông qua phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh biết được doanh thu của hoạt động nào nào cơ bản giữ vị trí quan trọng doanh nghiệp, từ đó các nhà quản trị có thể mở rộng thị trường, phát triển doanh thu của những hoạt động đó.
Mặt khác biết được kết quả của từng hoạt động, vai trò của mỗi hoạt động trong doanh nghiệp.
Thông qua phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, các nhà quản trị đánh giá được trình độ kiểm soát chi phí của các hoạt động, hiệu quả kinh doanh đó là cơ sở quan trọng đưa ra các quyết định đầu tư.
Kết cấu của Bảng kết quả kinh doanh: Phần lãi,lỗ chia hoạt động một doanh nghiệp thành 3 loại: hoạt động sản xuất kinh doanh chính, hoạt động về tài chính và hoạt động khác (không thường xuyên).
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính thể hiện qua 3 chỉ tiêu chính: Doanh thu (thuần) bán hàng và cung cấp dịch vụ; giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng. Chỉ tiêu này cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh chính mang về
bao nhiêu tiền. Lợi nhuận gộp tăng có thể do doanh thu thuần tăng hoặc giá vốn hàng bán giảm.
Hoạt động tài chính: thể hiện qua 2 chỉ tiêu: Doanh thu tài chính và chi phí tài chính. Doanh thu tài chính có từ các nguồn: như lãi tiền gửi, lãi nhận từ việc đầu tư, mua bán trái phiếu, cổ phiếu,…Chi phí tài chính: Gồm có chi phí lãi vay, chi phí dự phòng các khoản đầu tư tài chính, lỗ từ đầu tư tài chính, lỗ do chênh lệch tỷ giá,…
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu thể hiện kết quả nhận được từ hai hoạt động bán hàng và tài chính, sau khi trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Hoạt động khác: thể hiện qua hai chỉ tiêu thu nhập khác và chi phí khác. Thu nhập khác có nguồn từ: lãi thanh lý, nhượng bán tài sản, hoặc là được bồi thường…
và ngược lại chi phí khác có nguồn từ lỗ thanh lý, nhượng bán tài sản, phải bồi thường do vi phạm hợp đồng,…
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh trong một kỳ cho ta thấy hoạt động nào đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông thường hoạt động chính phải đóng góp lớn nhất. Khi so sánh với các kỳ trước đó, ta có thể thấy biến động tăng hay giảm của từng hoạt động. Thông thường hoạt động sản xuất kinh doanh chính tăng là tốt.
1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một phần quan trọng trong báo cáo hàng năm, phản ánh tác động của các hoạt động của doanh nghiệp đến dòng tiền vào và ra trong một kỳ kế toán.Từ đó cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là đầu tư và hoạt động tài chính, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đào Thị Tươi – Lớp QTKD 16 Viện Kinh tế & Quản lý năng tạo ra tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài.
Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền, còn các luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính có liên quan đến việc thay đổi quy mô cơ cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
1.2.4 Các nguồn tài liệu phân tích khác
- Các tài liệu có liên quan khác như đường lối, chủ trương và chính sách của Nhà nước, các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động kinh doanh.
- Dữ liệu về nền kinh tế và ngành kinh doanh
- Định hướng pháp triển của bản thân doanh nghiệp do ban lãnh đạo và những người quản lý vạch ra.
Bằng việc xem xét thông tin tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính trong sự đối chiếu với các chỉ số chuẩn người ta sẽ đưa ra được những đánh giá cần thiết. Các chỉ số chuẩn thường được sử dụng bao gồm: chỉ số kỳ trước, chỉ số kế hoạch hoặc mong muốn.