Giải pháp 2: Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm số lượng hàng tồn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phân tích và đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vinacommodities (Trang 128)

cho doanh nghiệp

- Cơ sở thực hiện giải pháp

.Qua phân tích BCĐKT và BCKQHĐKD ta thấy năm 2011 tổng tài sản ngắn hạn tăng 345,74% so với năm 2010 thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất tăng 258,04%. Nguyên nhân sự mất cân đối là do Công ty không lập dự báo chi phí nhập hàng hóa nguyên vật liệu, do đó không xác định được lượng dự trữ cần thiết nên không chuẩn bị được lượng vốn bổ sung cần thiết nên đã dẫn tới việc phụ thuộc hoàn toàn vào biến động giá nguyên vật liệu tăng.

Một số hợp đồng xuất khẩu dựa trên tính toán theo chi phí cũ. Trong khi đó, giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu ngoài thị trường tăng lên Công ty phải mua hàng hóa nguyên vật liệu với giá rất cao lên Công ty không thể xuất hàng cho những hợp đồng đã ký. Chính vì thế lượng hàng hóa tồn kho lại càng nhiều.

Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đào Thị Tươi - Lớp QTKD 120 Viện Kinh tế & Quản lý Mặt khác ta thấy chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011 tăng rất mạnh, chứng tỏ việc lượng hàng hóa, nguyên vật liệu mua vào trong nước rất lớn. Việc không tính toán và dự báo được sự biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu và phải mua khi giá tăng cao sẽ đẩy giá vốn tăng cao hơn với phương án dự tính ban đầu. Các hợp đồng có thể kéo dài thời gian giao hàng khiến cho việc xuất khẩu bị chậm chễ không đúng kế hoạch, hàng hóa bị ứ đọng chi phí thuê kho, thuê bãi tăng cao kéo theo là lãi suất ngân hàng rất lớn.

Để giảm thiểu sự mất cân đối này trong những năm tiếp theo thì cần phải lập kế hoạch dự báo trước được biến động của giá cả cũng như tình hình tài chính từ đó đưa ra các chính sách hợp lý.

- Mục tiêu của giải pháp:

Qua phân tích tình hình tài chính và hoạt động của Công ty,có thể đưa ra mục tiêu: Để Tăng số lượng hàng bán ra và giảm hàng tồn kho Công ty dự kiến:

- Giảm giá hàng bán 3% -> Tăng sản lượng bán và giảm số lượng và giá trị hàng tồn: 25%

- Doanh thu tăng: 21,25% ->Tổng trị giá giá vốn hàng bán tăng 25% (tăng theo sản lượng bán ra)

- Giảm chi phí tài chính -> Tăng nhanh vòng quay hàng tồn kho - Giảm nợ vay ngắn hạn ngân hàng...

- Nội dung của giải pháp:

Căn cứ theo nhu cầu thị trường và sự biến động của nền kinh tế hiện nay. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình nhận định thị trường và dự báo có vị thế hết sức quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt nhất trước những thay đổi của thị trường từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời để đối phó những biến động đó.

Dự kiến Công ty muốn giảm hàng tồn kho Giảm giá hàng bán 3% ->Tăng sản lượng bán và giảm số lượng và giá trị hàng tồn: 25% ->Doanh thu tăng: 21,25% ->Tổng trị giá giá vốn hàng bán tăng 25% (tăng theo sản lượng bán ra) cụ thể như sau:

Bảng 3.5: Bảng chỉ tiêu dự kiến thực hiện giải pháp giảm số lƣợng hàng tồn kho - năm 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Dự kiến Năm 2012 Chênh lệch Tỷ trọng Giá bán /tấn 13 13 Số lượng bán (Tấn) 114.461 143.076 28.615 Số lượng hàng tồn 29.468 28.615 -853 Doanh thu 1.485.058 1.804.191 319.133 21,490% Giá vốn 1.407.641 1.762.470 354.829 25,207% Hàng tồn kho thực tế 384.347 354.829 29.518 Chi phí tài chính 29.960 8.897 21.063 Nợ ngắn hạn 240.835 144.501 96.334

(Nguồn: Theo số liệu thực tế tại Công ty CP Vinacommodities)

Hiện nay do sự biến động của nền kinh tế, mặt hàng nông sản là những mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống nhưng sức mua của thị trường cũng giảm rõ rệt. Dẫn đến lượng hàng tồn rất lớn,để giảm lượng hàng tồn kho; tăng nhanh vòng quay hàng tồn; giảm chi phí lãi vay: Giảm giá hàng bán dựa trên giá hiện tại của thị trường và giá của các đối thủ cạnh tranh -> tăng số lượng hàng bán-> giảm hàng tồn kho -> giá trị giá vốn hàng bán tăng (tăng theo sản lượng hàng bán)-> Doanh thu tăng (tăng theo số lượng hàng bán) -> trả trước tiền vay và tiết kiệm được chi phí lãi tiền vay

Giảm số lượng hàng tồn kho tăng số lượng bán ra để quay nhanh đồng vốn, tránh áp lực lãi vay và các chi phí tăng cao giảm chi phí lưu kho lưu bãi và lãi suất ngân hàng

Tránh việc thụ động vào biến động giá cả hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào bằng cách dự báo mức tăng giảm giá, từ đó đẩy mạnh tiến độ xuất hàng với sản lượng cần thiết tạo sự chủ động trong sản xuất kinh doanh, kiểm soát giá vốn, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

Công ty có thể giảm giá hàng bán, giảm số lượng hàng tồn kho,tăng sản lượng bán ra, giảm chi phí tài chính từ đó làm cho doanh thu tăng lên một lượng tương ứng với sự giảm đi của giá hàng bán.

Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đào Thị Tươi - Lớp QTKD 122 Viện Kinh tế & Quản lý Tuy nhiên giá cả hàng hóa giảm so với các đơn vị khác làm cho số lượng hàng tồn kho giảm và vòng quay hàng tồn kho tăng. Việc tập hợp và theo dõi những biến động về giá của các yếu tố đầu vào các dự báo của ngành cuối năm 2011, kết với với những biến động vào đầu năm thì doanh nghiệp có thể dự báo mức tăng, giảm đầu vào của hàng hóa một cách tương đối để giảm lượng hàng tồn kho tiết kiệm được chi phí thuê kho, thuê bãi và chi phí tài chính tăng lợi nhuận cho Công ty.

- Kết quả dự tính thu được từ biện pháp.

Giải pháp sau khi áp dụng chính sách giảm 3% giá hàng bán và số lượng hàng bán tăng 25%, số lượng hàng tồn kho giảm tương ứng với giá trị hàng tồn kho giảm 25%, giá trị giá vốn hàng bán tăng tương ứng với phần tăng của sản lượng bán là 25% và doanh thu tăng theo số lượng tăng của hàng hóa bán ra: 21,25% kết quả như sau:

Bảng 3.6: Bảng chỉ tiêu KQSXKD thực hiện giải pháp giảm số lƣợng hàng tồn kho - năm 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2012/2011

Tuyệt đối

Tỷ trọng

1. Doanh thu thuần 1.541.123 1.881.319 340.196 22,1

1.1. Doanh thu thuần về BH và c/c DV 1.485.058 1.804.191 319.133 21,5 1.2. Doanh thu hoạt động tài chính 15.911 36.974 21.063 132,4

1.3. Thu nhập khác 40.154 40.154 0,0

2. Tổng chi phí 1.477.837 1.811.730 333.893 22,6

2.1. Giá vốn hàng bán 1.407.515 1.762.470 354.955 25,2

2. 2. Chi phí tài chính 29.960 8.897 -21.063 -70,3

2.3. Chi phí bán hàng 9.949 9.949 0,0

2.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 14.379 14.379 0,0

2.5. Chi phí khác 16.035 16.035 0,0

3. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 63.286 69.589 6.304 10,0

3.1. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 39.167 45.470 6.304 16,1

3.2. Lợi nhuận khác 24.119 24.119 0,0

4. Chi phí thuế TNDN hiện hành 15.821 17.397 1.576 10,0

5. Lợi nhuận sau thuế TNDN 47.464 52.192 4.728 10,0

ROS 3,20 2,89 ,051 -9,5

ROA 8,52 9,37 ,008 10,0

ROE 19,44 21,37 ,019 10,0

Sau khi thực hiện giải pháp ta có bảng kết quả so sánh:

Bảng 3.7: Bảng so sánh hiệu quả khi áp dụng “Giảm số lƣợng hàng tồn kho”

Chỉ tiêu Trƣớc giải pháp Sau giải pháp Chênh lệch

ROA 8,52 9,37 ,85

ROE 19,44 21,37 1,94

(Nguồn Báo cáo kiểm toán của Công ty Cổ phần Vinacommodities)

Kết luận: Sau khi thực hiện giải pháp Công ty có thể giảm lượng hàng tồn kho 29.518 triệu đồng tương ứng 25% và Công ty có thể giảm chi phí tài chính là 21.063triệu đồng tương ứng 70,3% nhờ đó lợi nhuận sau thuế tăng 4.728 triệu đồng tương đương 10% so với số liệu thực tế năm 2011. ROA cũng tăng 8,52% lên 9,37% và ROE cũng được cải thiện tăng từ 19,44% lên 21,37%. Do đó áp dụng biện pháp này vào công tác cải thiện tình hình tài chính là việc nên làm.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phân tích và đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vinacommodities (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)