Phân tích tài chính qua báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phân tích và đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vinacommodities (Trang 62)

2.2.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Để đánh giá được khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần Vinacommodities ta cần căn cứ vào Bảng cân đối kế toán và Bảng kết quả kinh doanh của năm 2009 đến năm 2011. Lập bảng phân tích cơ cấu tài sản nguồn vốn và bảng phân tích kết quả kinh doanh, ta cần phải so sánh được giữa các năm với nhau về số tuyệt đối và tỷ trọng. Mặt khác ta còn phải so sánh, đánh giá tỷ trọng tưng loại tài sản và nguồn vốn chiếm trong tổng số xu hướng biến động của nó.

Để đưa ra những nhận định ban đầu về tình hình tài chính của Công ty tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan ta đi vào phân tích khát quát tình hình tài chính qua việc phân tích khái quát bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp:

Phân tích khái quát sự biến động tuyệt đối về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp:

Qua bảng phụ lục 01 ta thấy: Tổng tài sản (tổng nguồn vốn) của Công ty năm 2010 tăng 98.467 triệu đồng so với năm 2009. Tổng tài sản (tổng nguồn vốn) năm 2011 tăng so với năm 2010 là 647.634 triệu đồng. Trong đó tài sản ngắn hạn năm 2010 đạt: 173.715 triệu đồng tăng 91.305 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 tài sản ngắn hạn đạt 774.318 triệu đồng tăng 600.603 triệu đồng so với năm 2010. Tài sản dài hạn năm 2010 đạt 59.400 triệu đồng, tăng 7.162 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 đạt 106.431 triệu đồng tăng 47.031 triệu đồng so với năm 2010.

Nợ ngắn hạn năm 2010 tăng 73.394 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 nợ ngắn hạn tăng 445.243 triệu đồng so với năm 2010. Nợ dài hạn năm 2010 giảm 3.846 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 nợ dài hạn tăng 3.099 triệu đồng so với năm 2010.

Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 28.920 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 199.292 triệu đồng so với năm 2010.

Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đào Thị Tươi - Lớp QTKD Viện Kinh tế & Quản lý 54 Kết hợp với báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy tình hình tài chính của Công ty trong ba năm có những biến động tích cực. Qua ba năm liên tiếp quy mô về tài sản và nguồn vốn của Công ty được mở rộng, đồng thời lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng Tuy nhiên Công ty cần chú ý đến mức độ tăng nhanh từ năm 2010 đến năm 2011 về tài sản ngắn hạn của Công ty để đảm bảo độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

Phân tích khái quát sự biến động tỷ trọng về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp:

Hình 2.2: Tổng hợp so sánh tỷ trọng về cơ cấu tài sản, nguồn vốn năm 2009 đến năm 2011 31/12/ 2009 31/12/ 2010 31/12/ 2011 TSNH: 61,2% NNH: 47,1% TSNH: 74,5% NNH: 58,3% TSNH: 87,9% NNH: 66,1% NDH: 2,9% NDH NDH: 0,4% VCSH: 50,1% VCSH: 41,7% VCSH: 33,6% TSDH: 39% TSDH: 25,5% TSDH: 12,1%

(Nguồn: BCTC kiểm toán Công ty Cổ phần Vinacommodities)

Theo bảng tỷ trọng cơ cấu các khoản trong tổng tài sản và nguồn vốn (Xem phụ lục 01 và bảng phụ lục 02) ta thấy đặc tính của ngành nông sản là nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng vốn lớn và phần đầu tư vào tài sản ngắn hạn là rất lớn. So sánh tài sản và nguồn vốn của Công ty từ năm 2009 – năm 2011 ta thấy:

Trong tổng tài sản của Công ty: Từ năm 2009 đến năm 2011 có sự biến động tăng về tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tăng từ 61.2% trong năm 2009 lên 74,5% trong năm 2010 và tăng lên 87,9% trong năm 2011. Ngược lại tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản giảm từ 39% trong năm

2009 xuống 25,5% trong năm 2010 và trong năm 2011 giảm xuống còn 12,1%. Điều này chủ yếu là do trong năm 2009 Công ty đã tăng tỷ trọng khoản mục tiền mặt trong tổng tài sản từ 4,9% năm 2009 lên 6,2% trong năm 2010 những tỷ trọng tiền mặt lại giảm xuống 2,9% trong năm 2011. Mặt khác Công ty cũng giảm tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn trong năm 2009 từ 22,3% xuống 14,9% trong năm 2010 và năm 2011 giảm xuống còn 11,7%, còn các khoản mục khác có tỷ trọng tăng, giảm không đáng kể. Ngoài ra tỷ trọng tài sản dài hạn cũng giảm từ 15% trong năm 2009 xuống 10,5% năm 2010 và xuống 0,3% năm 2011.

Trong tổng nguồn vốn của Công ty: Từ năm 2009 đến năm 2011, nguồn vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nhưng có chiều hướng tăng, năm 2009: 49,9%, năm 2010 tăng lên 58,3% và tăng lên 66,4% năm 2011. Ta cũng thấy từ năm 2009 đến năm 2010 tỷ trọng vốn vay ngắn hạn tăng lên và nguồn vốn dài hạn giảm đi. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng giảm dần trong ba năm từ 50,1% năm 2009 đến năm 2010 là 41,7% đến năm 2011 là 33,6%. Với cơ cấu nguồn vốn như trên cho thấy Công ty chưa cố gắng trả nợ ngắn hạn do đó chưa góp phần cắt giảm chi phí từ hoạt động tài chính, tăng thêm hiệu quả và chưa đem lại mức an toàn cao cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản từ năm 2009 đến năm 2011.

Doanh nghiệp hoạt động phát triển thì sự đầu tư về tài sản cũng sẽ thay đổi, sự biến động của tài sản tăng lên hay giảm đi của các bộ phận tài sản so cho phù hợp với nhu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty, sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty. Do vậy ứng với mỗi hình thái hoạt động của Công ty mà sự thay đổi này phải có sự hợp lý và linh hoạt theo chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của mình. Để đánh giá chính xác sự biến động của tài sản cần xem xét chi tiết biến động tuyệt đối cũng như biến động tỷ trọng của các thành phần tài sản.

Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đào Thị Tươi - Lớp QTKD 56 Viện Kinh tế & Quản lý

Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu và sự biến động cơ cấu tài sản từ năm 2009 đến 2011

Đơn vị: Triệu đồng TÀI SẢN 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 So sánh năm 2010-2009 So sánh năm 2011-2010 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 82.411 61,2 173.715 74,5 774.318 87,9 91.305 110,8 600.603 345,7 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 6.546 4,9 14.430 6,2 79.343 9,0 7.884 120,4 64.913 449,9

1. Tiền 6.546 4,9 14.430 6,2 25.532 2,9 7.884 120,4 11.102 76,9

2. Đầu tư ngắn hạn - - - - 53.811 6,1 - 53.811

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 35.614 26,4 37.325 16,0 286.832 32,6 1.711 4,8 249.507 668,5

1. Phải thu khách hàng 16.580 12,3 24.777 10,6 2.820 0,3 8.197 49,4 - 21.957 - 88,6 2. Trả trước cho người bán 13.357 9,9 410 0,2 410 0,0 - 12.947 - 96,9 - - 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 47 0,04 219 0,1 278.629 31,6 171 361,8 278.410 127.418,9 5. Các khoản phải thu khác 5.629 4,2 11.920 5,1 4.974 0,6 6.290 111,7 - 6.946 - 58,3

IV. Hàng tồn kho 39.366 29,2 107.349 46,0 384.347 43,6 67.983 172,7 276.998 258,0

1. Hàng tồn kho 39.366 29,2 107.349 46,0 384.347 43,6 67.983 172,7 276.998 258,0 V. Tài sản ngắn hạn khác 885 0,7 14.612 6,3 23.797 2,7 13.727 1.550,7 9.185 62,9

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 22 0,02 193 0,1 54 0,0 171 778,3 - 139 - 71,9

2. Thuế GTGT được khấu trừ 526 0,4 526 0,2 - - - - 526 - 100,0

4. Tài sản ngắn hạn khác 337 0,3 13.892 6,0 23.742 2,7 13.556 4.024,5 9.850 70,9

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 52.238 38,8 59.400 25,5 106.431 12,1 7.162 13,7 47.031 79,2

I. Các khoản phải thu dài hạn 2.500 1,9 - - - - - 2.500 - 100,0 -

1. Phải thu dài hạn của khách hàng 2.500 1,9 - - - 2.500 - 100,0 -

II. Tài sản cố định 19.568 15 24.501 10,5 2.446 0,3 4.933 25,2 - 22.055 - 90,0

1. Tài sản cố định hữu hình 19.568 14,5 24.501 10,5 2.446 0,3 4.933 25,2 - 22.055 - 90,0 - Nguyên giá 20.037 14,9 21.376 9,2 3.034 0,3 1.339 6,7 - 18.342 - 85,8 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) - 468 - 0,3 - 2.303 - 1,0 - 588 - 0,1 - 1.835 391,9 1.715 - 74,5 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - 5.429 2,3 - 5.429 - 5.429 - 100,0

IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 30.000 22,3 34.695 14,9 102.661 11,7 4.695 15,7 67.966 195,9

1. Đầu tư vào công ty con - - - - 67.966 7,7 - 67.966

2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 30.000 22,3 34.695 14,9 34.695 3,9 4.695 15,7 - -

V. Tài sản dài hạn khác 169 0,13 204 0,1 1.323 0,2 34 20,3 1.119 549,6

1. Chi phí trả trước dài hạn 169 0,13 204 0,1 1.323 0,2 34 20,3 1.119 549,6

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 134.648 100 233.115 100 880.749 100 98.467 73,1 647.634 277,8

Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đào Thị Tươi - Lớp QTKD 58 Viện Kinh tế & Quản lý Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy: Nhìn chung tổng tài sản tăng dần qua các năm thể hiện: năm 2010 tăng 98.467 triệu đồng so với năm 2009; trong năm 2011 tăng 647.634 triệu đồng so với năm 2010. Sự tăng lên này là do cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng lên nhằm mục đích mở rộng quy mô, tăng cường hoạt động kinh doanh. Cụ thể :

Tài sản ngắn hạn: Năm 2010 tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn tăng 91.305 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng mạnh lên 600.603 triệu đồng so năm 2010. Sự tăng lên của tổng tài sản chủ yếu là do tăng của tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên trong hai năm từ năm 2010 đến năm 2011 tài sản ngắn hạn tăng so với năm 2009 cũng là sự tăng khá mạnh hàng tồn kho..

- Tiền và tương đương tiền năm 2010 tăng 7.884 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 tăng khá mạnh 64.913 triệu đồng so với năm 2010. Việc tăng tiền giúp cho Công ty chủ động hơn trong kinh doanh, khả năng thanh toán của Công ty tăng lên; một mặt có thể nắm bắt các cơ hội kinh doanh khác nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết sự tăng lên quá lớn của tiền sẽ không tốt vief tiền là một loại tài sản linh động, không lên dự trữ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng quá lớn mà phải đưa vào sản xuất kinh doanh để quay vòng vốn và trả nợ, nếu dự trữ tiền mặt, tiền gửi ngan hàng lớn có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chi phí cho vốn vay ngắn hạn phải trả là rất cao.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Năm 2009, năm 2010 các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bằng 0 chứng tỏ Công ty chưa chú ý đầu tư ngắn hạn vào thị trường vốn hay cho vay ngắn hạn để đem lại nguồn thu cho Công ty. Sang năm 2011 Công ty đã đầu tư 53.811 triệu đồng. Điều này chứng tỏ Công ty đã và đang tập trung chú ý đến thị trường vốn và cho vay ngắn hạn để đem lại nguồn thu cho Công ty.

- Các khoản phải thu: Năm 2010 các khoản phải thu tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng số tài sản so với năm 2009. Cụ thể năm 2010 các khoản phải

thu tăng 8.197 triệu đồng so với năm 2009; Các khoản phải thu nội bộ tăng 171triệu đồng trong tổng tài sản; Các khoản phải thu khác tăng 6.290 triệu đồng. Điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, gây ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Đến năm 2011 tuy nhìn vào số tuyệt đối các khoản phải thu vẫn tăng trong tổng tài sản những khi đi vào phân tích cụ thể ta thấy: các khoản phải thu năm 2011 giảm 21.959 triệu đồng so với năm 2010; các khoản phải thu khác giảm mạnh 6.946 triệu đồng. Điều này chứng tỏ Công ty thực hiện thu hồi công nợ rất tốt, nhưng các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn tăng mạnh 278.410 triệu đồng so với năm 2010. Điều này đòi hỏi Công ty phải có biện pháp thu hồi công nợ một cách cương quyết thì đây là một khoản lãng phí rất lớn vốn ngắn hạn, số vốn mà Công ty vẫn phải đi vay là chủ yếu.

- Hàng tồn kho: Năm 2010 hàng tồn kho có xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng tài sản so với năm 2009. Cụ thể là trong năm 2010, hàng tồn kho tăng 67.983triệu đồng so với năm 2009, tỷ trọng hàng tồn kho tăng là do cuối năm Công ty có nhập một số lô hàng nhưng chưa giao cho khách hàng vì giá cả biến động. Thời gian của việc nhập hàng và giao hàng cách xa nhau nguyên nhân do thời điểm kết thúc niên độ kinh doanh của nhà cung cấp nước ngoài và trong nước. Đến năm 2011 hàng tồn kho có xu hướng tăng về số lượng nhưng lại giảm về tỷ trọng trong tổng tài sản so với năm 2010. Cụ thể năm 2011 hàng tồn kho tăng 276.998 triệu đồng so với năm 2010 nhưng tỷ trọng trong tổng tài sản giảm từ 46% năm 2010 xuống 43,6% năm 2011. Vì trong giai đoạn từ năm 2009 -2011 Công ty đầu tư mở rộng thị trường, Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị lớn và mở rộng thị trường xuất khẩu thêm một số mặt hàng sang các nước như: Campuchia, Lào, Mianma, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước Nam Mỹ..Do đó nhu cầu sản lượng rất lớn, lượng hàng tồn kho tăng lên qua các năm.

- Tài sản ngắn hạn khác: Trong ba năm gần đây tài sản ngắn hạn tăng qua các năm tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng cụ thể: năm 2010 tài sản ngắn hạn khác tăng 13.727 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 tài sản ngắn hạn khác tăng 9.185 triệu đồng so với năm 2010.

Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đào Thị Tươi - Lớp QTKD 60 Viện Kinh tế & Quản lý - Tài sản dài hạn: Năm 2010 tăng lên 7.162 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 giá trị tài sản dài hạn tăng lên 47.031 triệu đồng so với năm 2010.

Qua ba năm gần đây tài sản dài hạn của Công ty đang có chiều hướng tăng chủ yếu đầu tư vào tài sản cố định và góp vốn vào các Công ty thành viên. Tài sản cố định: Năm 2009 tài sản cố định chiếm 15% trong tổng giá trị tài sản. Năm 2010 tài sản cố định giảm đi 4.933 triệu đồng so với năm 2009. Trong đó phần TSCĐ vô hình không phát sinh mà chỉ tăng TSCĐ hữu hình. Năm 2010 phần lớn chi phí đầu tư vào TSCĐ hữu hình tăng lên là dùng để đầu tư mua máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, một phần là đầu tư vào chi phí xây dựng dở dang. Đây chính là chi phí đầu tư ban đầu của Công ty. Sang đến năm 2011 tài sản cố định giảm đột biến xuống 22.055 triệu đồng so với năm 2010; Các khoản đầu tư tài chính mới được Công ty thực hiện năm 2009. Năm 2009 là do giai đoạn này Công ty đã đầu tư góp vốn một số tài sản cố định cho các Công ty thành viên như: Công ty Vina Hưng Yên; Công ty Vina Đồng Nai. Bên cạnh đó các khoản tài sản dài hạn khác cũng có nhiều biến động được thể hiện (năm 2009: 0,13%, năm 2010:0,1% đến năm 2011:0,2%).

- Sự biến động cơ cấu tài sản:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phân tích và đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vinacommodities (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)