Phương pháp phân tích Tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phân tích và đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vinacommodities (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.4. Phương pháp phân tích Tài chính doanh nghiệp

Phương pháp phân tích tài chính là hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.

Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp như phương pháp so sánh; phương pháp thay thế liên hoàn; phương pháp tỷ lệ; phương pháp Dupont…Mỗi phương pháp phân tích đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Do vậy khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp chúng ta có thể kết hợp các phân tích để có hiệu quả hơn. Cụ thể như sau:

Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Phương pháp so sánh được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, khi sử dụng phương pháp này cần phải tuân thủ các nội dung sau:

- Mục đích của phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh nhằm biết được tốc độ hay xu hướng phát triển của các hiện tượng kinh tế và quá trình kinh tế; Biết được mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch; Biết được mức độ tiên tiến hay lạc hậu trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao của các doanh nghiệp cùng loại.

- Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh.Tùy theo yêu cầu của phân tích mà chọn làm căn cứ thích hợp như: khi đánh giá tốc độ tăng trưởng thì chỉ tiêu làm căn cứ so sánh là số liệu kỳ trước, khi đánh giá các mức độ phấn đấu hoàn thành kế hoạch thì chỉ tiêu làm căn cứ so sánh là số kế hoạch.

- Điều kiện so sỏnh: Phải xỏc định rừ”gốc so sỏnh” và” kỳ phõn tớch”. Khi so sánh các chỉ tiêu với nhau phải có cùng điều kiện, đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, có cùng phương pháp tính toán và có đơn vị đo lường như nhau. Bản chất vấn đề này liên quan đến tính so sánh của chỉ tiêu phân tích. Những thay đổi về chế độ tài chính kế toán là một trong những lý do ảnh hưởng đến tính không so sánh được của chỉ tiêu phân tích.

Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đào Thị Tươi – Lớp QTKD 34 Viện Kinh tế & Quản lý - Nội dung so sánh:

So sánh số thực tế các số kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xỏc định rừ xu hướng thay đổi về tài chớnh doanh nghiệp, thấy tỡnh hỡnh tài chính của doanh nghiệp được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ kinh doanh tiếp theo.

So sánh số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức độ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch.

So sánh giữa số kỳ phân tích với mức trung bình ngành.

So sánh theo chiều dọc: xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể So sánh chiều ngang ở nhiều kỳ phân tích để thấy được sự biến động cả về số tương đối và số tuyệt đối của các khoản mục nào đó qua cac niên độ kế toán liên tiếp. Trên cơ sở đó đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, hiệu quả hay không hiệu quả.

Phương pháp tỷ lệ:

Phương pháp tỷ lệ là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó là các chỉ số đơn được thiết lập bởi các chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác.

Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn vì:

Thứ nhất: Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở hình thành các tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.

Thứ hai:Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh tính toán hàng loạt các tỷ số.

Thứ ba: phương pháp phân tích này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu phân tích có hệ thống hàng loạt các tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn

Về nguyên tắc: Phương pháp tỷ số yêu cầu cần xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở đó so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các giá trị tỷ lệ tham chiếu.

Phương pháp thay thế liên hoàn:

Phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mực độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinhdoanh khi các nhân tố này có quan hệ tích số, thương số hoặc kết hợp hoặc kết hợp cả tích số và thương số với kết quả kinh tế. Khi sử dụng phương pháp này cần thực hiện các trình tự sau:

- Trước hết: Phải biết được các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính các chỉ tiêu đó.

- Thứ hai: Cần sắp xếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định: nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau, trường hợp có nhiều nhân tố số lượng cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không đảo lộn trình tự này.

- Thứ ba: Tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nói trên.

Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ lấy giá trị thực tế từ đó, còn nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ kế hoạch kỳ thực tế. Thay thế xong một nhân tố, phải tính ra một kết quả cụ thể của lần thay thế đó. Lấy kết quả này trừ đi (so với) kết quả của bước trước nó thì chênh lệch được chính là kết quả do ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế.

- Cuối cùng: Có bao nhiêu nhân tố phải thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp các nhân tố phải bằng với đối tượng cụ thể của phân tích (chính là chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích)

Phương pháp phân tích tài chính Dupont:

Phương pháp phân tích tài chính Dupont là phương pháp đánh giá sự tác động sự tương hỗ giữa các chỉ số tài chính, biến động chỉ tiêu tổng hợp thành hàm số của một loạt các biến số.

Với phương pháp các nhà phân tích sẽ nhận được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lời của doanh nghiệp như lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Từ đó

Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đào Thị Tươi – Lớp QTKD 36 Viện Kinh tế & Quản lý Phân tích Dupont mục đích là xác định ảnh hưởng của ba nhân tố này đến ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng, giảm chỉ số này. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ sô tổng hợp phản ánh sức sinh lời của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên VCSH (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng.

Việc triển khai phương trình Dupont giúp cho người phân tích có một cái nhìn toàn diện và cụ thể về các nhân tố tác động đến chỉ tiêu hoàn vốn.

Trên đây là những phương pháp kỹ thuật thường vận dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, vận dụng phương pháp phân tích thích hợp cho nội dung và chỉ tiêu phân tích nào với đánh giá tổng hợp được xem như là nghệ thuật của nhà phân tích tài chính. Mỗi nhà phân tích tài chính bằng kinh nghiệm nghề nghiệp và khả năng tổ chức dữ liệu, khả năng chuẩn đoán và tổng hợp các vấn đề tài chính trong một môi trường mở sẽ đưa ra bức tranh về tài chính doanh nghiệp. Kết quả phân tích đó là cơ sở cho các quyết định ở doanh nghiệp.

1.5. Một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phân tích và đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vinacommodities (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)