Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng tài sản và xác định tỷ trọng các loại tài sản của doanh nghiệp. Qua phân tích cơ cấu tài sản từ đó các nhà phân tích sẽ nắm được một cách tổng quát về các loại tài sản của doanh nghiệp cũng như tỷ trọng của mỗi loại trong tổng tài sản. Tuỳ theo loại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản là cao hay thấp.
+ Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới trạng thái tiền tệ, hiện vật (vật tư, hàng hóa) dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu.Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: khoản mục tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.
+ Tài sản dài hạn: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm: Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH), tài sản cố định vô hình (TSCĐVH),TSCĐ thuê tài chính, bất động sản đầu tư, đầu tư vào Công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vốn góp liên doanh, đầu tư dài hạn khác và đầu tư XDCB ở doanh nghiệp, chi phí trả trước dài hạn.
Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đào Thị Tươi – Lớp QTKD 18 Viện Kinh tế & Quản lý - Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản.
- Phân tích sự biến động cơ cấu tài sản là việc so sánh loại tài sản ở cuối kì so với đầu kì. Bằng việc so sánh này có thể xác định mức độ thay đổi cụ thể của chỉ tiêu cơ cấu tài sản, để từ đó có thể kết hợp với số liệu liên quan như số liệu kế hoạch, số liệu của đối thủ cạnh tranh trực tiếp, số liệu trung bình ngành và đặc trưng của từng ngành để rút ra được kết luận về mức độ hợp lý của cơ cấu tài sản tại thời điểm đang xét. Đồng thời tìm ra các nguyên nhân cụ thể gây ra sự biến động này.
Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
Phân tích sự biến động cơ cấu nguồn vốn là so sánh sự tăng giảm dịch chuyển thay đổi của các loại nguồn vốn kì này so với kì trước từ đó đánh giá về mực hợp lý và tìm nguyên nhân của sự thay đổi. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh hay khó khăn thách thức mà doanh nghiệp phải đương đầu. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
+ Nợ phải trả: Phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh do vậy doanh nghiệp phải cam kết thanh toán và có trách nhiệm thanh toán.
+ Vốn chủ sở hữu: Là vốn chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp ban đầu và sung thêm trong qúa trình kinh doanh. Ngoài ra còn một số khoản phát sinh khác như Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ của doanh nghiệp.
Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số thì khả năng tự đảm bảo về
Tổng tài sản Tỷ trọng của từng bộ phận
tài sản
Giá trị từng bộ phận tài sản
mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Điều này dễ thấy thông qua chỉ tiêu tỷ suất tài trợ
Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt, vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình.
Chỉ số này cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh. Chỉ số này càng nhỏ càng tốt, nó thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp.