Để xem xét hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp không thể không quan tâm đến các chỉ tiêu sinh lợi,
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):
Bảng 2.6: Lợi nhuận biên ROS từ năm 2009 đến năm 2011
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh năm 2010/2009 So sánh năm 2011/2010 Chênh lệch Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng
Doanh thu thuần 408.875 651.455 1.485.058 242.580 59,33 833.603 127,96
Lợi nhuận sau thuế 13.825 13.055 47.464 - 770 - 5,57 34.409 263,56
LN/DTT (ROS) 3,38 2,00 3,20 - 1,38 - 40,73 1,19 59,48
(Nguồn : Báo cáo kiểm toán của Công ty Cổ phần Vinacommodities)
Qua kết quả tính toán ở trên ta có nhận xét như sau: Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần đo lường khả năng sinh lợi so với doanh thu thuần. Năm 2009 hệ số ROS đạt 3,38% . Nghĩa là cứ một đồng doanh thu tạo ra 0.0338 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2010 hệ số ROS giảm chỉ còn 2,0% nghĩa là cứ một đồng doanh thu thì chỉ thu được 0.02 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2010 doanh lợi doanh
Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
(ROS)
Lợi nhuận sau thuế
thu sau thuế giảm so với năm 2009 với giá trị tuyệt đối là 1.38 tương ứng 40,73%. Muốn tăng hệ số này Công ty cần chú trọng tới công tác quản lý chi phí, giảm lượng hàng tồn kho. Năm 2011 hệ số ROS tăng lên 3,2%. Nghĩa là cứ một đồng doanh thu tạo ra 0.032 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2011doanh lợi doanh thu sau thuế tăng so với năm 2010 với giá trị tuyệt đối là 1.19 tương ứng 59,48%. Tỷ suất này tăng là dấu hiệu tốt, Công ty muốn tăng hệ số này cần chú trọng hơn tới công tác quản lý chi phí, giảm lượng hàng tồn kho.
Phân tích thay thế liên hoàn:
ROS2010 - ROS2009 = 2,00 – 3,38 = - 1,38%
Trong đó:
- Lợi nhuận năm 2010 giảm so với năm 2009 làm cho ROS giảm:
= ( 13.055/ 651.455) - ( 13.825/651.455) = 2,00% - 2,12% = - 0,12% - Doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009 làm cho ROS giảm:
= ( 13.825/651.455) - (13.825/408.875) = 2,12% - 3,38% = - 1,26% Như vậy ROS năm 2010 giảm hơn 2009 là 1,38% là do lợi nhuận giảm làm cho ROS giảm 0,12% và doanh thu tăng làm cho ROS giảm là 1,26%
ROS2011 - ROS2010 = 3,2 – 2,0 = 1,2%
Trong đó:
-Lợi nhuận năm 2011 tăng so với năm 2010 làm cho ROS tăng:
= (47.464/ 1.485.058) - (13.055/1.485.058) = 3,2% - 0,88% = 2,32% -Doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010 làm cho ROS giảm:
= 13.055/1.485.058) - ( 13.055/ 651.455) = 0,88% - 2,0 % = - 1,12% Như vậy ROS năm 2011 tăng hơn 2010 là 1,2% là do lợi nhuận tăng làm cho ROS tăng 2,32% và doanh thu tăng làm cho ROS giảm là 1,12%
Như vậy qua sự phân tích cụ thể từng yếu tố tác động đến ROS cho thấy tỷ suất sinh lợi trên doanh thu năm 2010 giảm đi so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 tỷ suất sinh lợi trên doanh thu lại tăng so với năm 2010 vì các yếu tố như doanh thu và chi phí tăng lên làm tác động đến ROS và có nguy cơ làm giảm ROS xuống. Do doanh thu tăng cao và lợi nhuận tăng mạnh nên tỷ suất này nhìn chung là
Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đào Thị Tươi - Lớp QTKD 80 Viện Kinh tế & Quản lý tương đối cao, do Công ty đã có những chính sách kinh doanh đẩy mạnh phát triển sản phẩm chủ đạo của Công ty.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Bảng 2.7: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) từ năm 2009 - năm 2011
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010/2009 Năm 2011/2010 Chênh lệch Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng Tổng TSBQ 85.194 183.882 556.932 98.688 115,84 373.050 202,88 Lợi nhuận sau thuế 13.825 13.055 47.464 - 770 - 5,57 34.409 263,56 Tỷ suất
LN/TTS (ROA) 16,23 7,10 8,52 - 9,13 - 56,25 1,42 20,04
(Nguồn : Báo cáo kiểm toán của Công ty Cổ phần Vinacommodities)
Chỉ số này cho thấy: Xét về chỉ số ROA của Công ty năm 2009 là 16,23%, năm 2010 là 7,1% giảm so với năm 2009 với mức giảm tuyệt đối là 9.13 tương ứng 56,25%. Điều này có nghĩa là một đồng tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh ở năm 2009 tạo ra 0.1623 đồng lợi nhuận, còn năm 2010 một đồng tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0.071đồng lợi nhuận. Năm 2011 chỉ số ROA tăng tuyệt đối 1.42 tương ứng 20,04% so với năm 2010. Điều này có nghĩa là một đồng tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh ở năm 2011 tạo ra 0.0852 đồng lợi nhuận. Chỉ số này chứng tỏ Công ty đã tăng cường được khả năng khai thác tài sản đầu tư.
Phân tích thay thế liên hoàn:
ROA2010 - ROA2009 = 7,1 – 16,23 = - 9,13%
Trong đó:
- Lợi nhuận năm 2010 giảm so với năm 2009 làm cho ROA giảm:
= ( 13.055/183.882) - ( 13.825/183.882) = 7,1% - 7,52% = - 0,42% - Tổng tài sản bình quân năm 2010 tăng so với năm 2009 làm cho ROA giảm:
= (13.825/183.882) - (13.825/85.194) = 7,52% - 16,23% = - 8,71%
Tổng tài sản bình quân Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA)
Lợi nhuận sau thuế
Như vậy ROA năm 2010 giảm hơn 2009 là 9,13% là do lợi nhuận giảm làm cho ROA giảm 0,42% và tổng tài sản bình quân tăng làm cho ROA giảm là 8,71%
ROA2011 - ROA2010 = 8,52- 7,1 = 1,42%
Trong đó:
- Lợi nhuận năm 2011 tăng so với năm 2010 làm cho ROA tăng:
= (47.464/556.932) - (13.055/556.932) = 8,52% - 2,34% = 6,18%
- Tổng tài sản bình quân năm 2010 tăng so với năm 2009 làm cho ROA giảm: = (13.055/556.932) - (13.055/183.882) = 2,34% - 7,1% = - 4,76%
Như vậy ROA năm 2011 tăng hơn 2010 là 1,42% là do lợi nhuận tăng làm cho ROA tăng 6,18% và tổng tài sản bình quân tăng làm cho ROA giảm là 4,76%
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) từ năm 2009 - năm 2011
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010/2009 Năm 2011/2010 Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng VCSH bình quân 44.518 81.904 244.192 37.387 83,98 162.288 198,14 Lợi nhuận sau thuế 13.825 13.055 47.464 - 770 - 5,57 34.409 263,56 Tỷ suất
LN/VCSH (ROE) 31,06 15,94 19,44 - 15,12 - 48,67 3,50 21,94
(Nguồn : Báo cáo kiểm toán của Công ty Cổ phần Vinacommodities)
Chỉ số này cho ta biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy ROE của Công ty không tăng đền qua các năm mà có sự lên xuống cụ thể: năm 2009 là 31,6%, năm 2010 là 15,94% giảm so với năm 2009 với mức tăng tuyệt đối 15.12 tương ứng 48,67%. Điều này có nghĩa một đồng chủ sở hữu mang đi đầu tư năm 2009 thu được 0.3106 đồng lợi nhuận, còn năm 2010 chỉ thu được 0.1594 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011 là 19,44% tăng so với năm 2010 với mức tăng tuyệt đối 3.5 tương ứng 21,94%. Điều này có nghĩa một đồng chủ sở hữu mang đi đầu tư năm 2011 thu được 0.1944
Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH
(ROE)
Lợi nhuận sau thuế
Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đào Thị Tươi - Lớp QTKD 82 Viện Kinh tế & Quản lý đồng lợi nhuận. Hệ số này thấp so với mức trung bình ngành và mức mong muốn của Công ty, nguyên nhân chính là do Công ty đầu tư mạnh trong việc tận dụng tối đa nguồn vốn trong doanh nghiệp để đầu tư mở rộng xây dựng thêm một số nhà máy sản xuất và mở rộng lĩnh vực sản xuất kinhdoanh.
Phân tích thay thế liên hoàn:
ROE2010 - ROE2009 = 15,94 - 31,06 = - 15,12%
Trong đó:
- Lợi nhuận năm 2010 giảm so với năm 2009 làm cho ROE giảm:
= ( 13.055/81.904) - ( 13.825/81.904) = 15,94% - 16,88% = - 0,94% - Vốn CSH bình quân năm 2010 tăng so với năm 2009 làm cho ROE giảm:
= (13.825/81.904) - (13.825/44.518) = 16,88% - 31,06% = - 14,18% Như vậy ROE năm 2010 giảm hơn 2009 là 15,12% là do lợi nhuận giảm làm cho ROE giảm 0,94% và Vốn CSH bình quân tăng làm cho ROE giảm là 14,18%
ROE2011 - ROE2010 = 19,44 – 15,94 = 3,5%
Trong đó:
- Lợi nhuận năm 2011 tăng so với năm 2009 làm cho ROE tăng:
= (47.464/244.192) - (13.055/244.192) = 19,44% - 5,35% = 14,09% - Vốn CSH bình quân năm 2011 tăng so với năm 2010 làm cho ROE giảm:
= (13.055/244.192) - (13.055/81.904) = 5,35% - 15,94% = - 10,59% Như vậy ROE năm 2011 tăng hơn 2010 là 3,5% là do lợi nhuận tăng làm cho cho ROE tăng 14,09% và Vốn CSH bình quân tăng làm cho ROE giảm là 10,59%
Từ kết quả phân tích trên cho thấy các chỉ tiêu sinh lời (ROA,ROE, ROS) nhìn chung năm 2010 với năm 2009 giảm đi do nhiều nhân tố tác động là do các chỉ số giảm đi đặc biệt sự giảm đi của lợi nhuận làm cho ba tỷ số giảm mặc dù doanh thu năm 2010 cao hơn năm 2009. Nhưng đến năm 2011 với năm 2010 có sự gia tăng và giữ mức ổn định cho thấy Công ty kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính của Công ty ngày càng mạnh. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt nam đang trong giai đoạn suy thoái từ giữa năm 2008 đến nay, Kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị là khá tốt, chứng tỏ Công ty có đủ sức vượt qua được giai đoạn khủng hoảng kinh tế và phát triển ngày càng vững mạnh.
2.2.2.2. Phân tích chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản
Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp. Sau khi xác định được các chỉ số tài chính đặc trưng của Công ty thì lập bảng phân tích so sánh với năm trước và đưa ra những nhận xét, đánh giá theo các chỉ tiêu sau:
- Vòng quay hàng tồn kho:
Bảng 2.9: Vòng quay hàng tồn kho từ năm 2009 đến năm 2011
Đơn vị:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010/2009 Năm 2011/2010 Chênh lệch Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng
Doanh thu thuần 408.875 651.455 1.485.058 242.580 59,33 833.603 127,96 HTK bình quân 24.578 73.357 245.848 48.779 198,46 172.491 235,14 Vòng quay HTK 16,64 8,88 6,04 - 7,76 - 46,62 - 2,84 - 31,98
(Nguồn : Báo cáo kiểm toán của Công ty Cổ phần Vinacommodities)
Vòng quay hàng tồn kho bình quân năm 2010 giảm so với năm 2009 với số tuyệt đối là 7.76 lần tương ứng với 46,62%; năm 2011 giảm nhẹ so với năm 2010 với số tuyệt đối là 2.84 lần tương ứng giảm 31,98%. Điều này cho thấy rằng công tác tiêu thụ sản phẩm đã bị giảm sút, các chi phí liên quan đến kho bãi, bảo quản hàng hóa sẽ bị tăng lên, chứng tỏ việc quản lý hàng tồn kho của Công ty là chưa tốt. Hàng tồn kho cuối năm dồn khá nhiều gây ứ đọng vốn, mà vốn lưu động của Công ty chủ yếu là do vay ngắn hạn. Điều này đã làm ảnh hưởng đến vốn luân chuyển của Công ty, khiến cho hiệu quả kinh doanh của Công ty là không cao.
Chỉ số ngày của một vòng quay HTK
Hệ số vòng HTK NK
365 ngày
=
Giá trị HTK bình quân Số vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần
Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đào Thị Tươi - Lớp QTKD 84 Viện Kinh tế & Quản lý
Chỉ tiêu cho biết năm 2009, vòng quay HTK bình quân của Công ty là 21,93 ngày, năm 2010 là 41,10 ngày và năm 2011 là 60,43 ngày. Số ngày càng ngắn, càng chứng tỏ là sức luân chuyển của hàng hóa trong doanh nghiệp là cao. Năm 2009, hàng hóa được luân chuyển nhiều nhất.
+ Kỳ thu nợ bán chịu:
Bảng 2.10 : Kỳ thu nợ bán chịu từ năm 2009 đến năm 2011
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010/2009 Năm 2011/2010 Chênh lệch Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng
Doanh thu thuần 408.875 651.455 1.485.058 242.580 59,33 833.603 127,96 KPT bình quân 28.316 36.470 162.079 8.154 28,79 125.609 344,42 Kỳ TN = (2)*365/(1) 25 20 40 - 5 - 19,16 19 94,96
(Nguồn : Báo cáo kiểm toán của Công ty Cổ phần Vinacommodities)
Chỉ tiêu trên cho biết kì thu tiền bình quân của Công ty năm 2009 là là 25 ngày, năm 2010 là 20 ngày và năm 2011 là 40 ngày. Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Do đó, chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp càng cao. Ta nhận thấy năm 2010 số ngày trong
NK 2011 / so với phải trả = 365 6,04 = 60,43 ngày NK 2010 / so với phải trả = 365 8,88 = 41,1 ngày NK 2009 / so với phải trả = 365 16,64 = 21,93 ngày
Doanh thu thuần
kỳ thu tiền là nhỏ nhất, năm 2010 Công ty sử dụng TSNH có hiệu quả nhất. Năm 2011, kỳ thu tiền tăng so với cả hai năm 2009 và 2010 cho thấy năm 2011 hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty bị giảm. Điều này cho thấy Công ty còn để một lượng vốn các đơn vị thành viên khá lớn làm cho lợi nhuận giảm, do vậy cần phải có những chính sách và biện pháp kịp thời để thu hồi vốn nhanh từ các đơn vị thành viên vì nguồn vốn của Công ty chủ yếu là nguồn vốn vay.
+ Vòng quay TSDH:
Bảng 2.11: Vòng quay của TSDH từ năm 2009 đến năm 2011
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010/2009 Năm 2011/2010 Chênh lệch Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng
Doanh thu thuần
408.87
5 651.455 1.485.058 242.580 59,33 833.603 127,96 TSDH bình quân 52.238 55.819 82.915 3.581 6,86 27.097 48,54
VQTSDH = (1)/(2) 8 12 18 4 49,11 6 53,46
(Nguồn : Báo cáo kiểm toán của Công ty Cổ phần Vinacommodities)
Vòng quay TSDH hay sức sản xuất của TSDH cho ta biết. Năm 2009 cứ 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra được 8 đồng doanh thu, năm 2010 cứ 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra được 12 đồng doanh thu nhưng đến năm 2011cứ 1 đồng tài sản dài hạn tao ra được 18 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này có biến động khá rõ rệt năm 2010 là 12 lần chỉ số này tăng 4 lần tương đương 49,11% so với năm 2009. Năm 2011 là 18 lần chỉ số này tăng 6 lần tương đương 53,46%.Vòng quay tài sản dài hạn tăng cho thấy doanh nghiệp đã tận dụng hết công suất tài sản dài hạn, nguyên nhân là do năm 2010 Công ty đã đầu tư mở rộng thêm một số nhà máy sản xuất và đầu tư vào một số Công ty thành viên Công ty đã đầu tư mạnh vào TSDH chuẩn bị cho việc phát triển dài hạn trong các năm tới.
Giá trị TSDH bình quân Vòng quay TSDH = Doanh thu thuần
Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đào Thị Tươi - Lớp QTKD 86 Viện Kinh tế & Quản lý
+ Vòng quay TSNH:
Bảng 2.12: Vòng quay của TSNH từ năm 2009 đến năm 2011
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010/2009 Năm 2011/2010 Chênh lệch Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng
Doanh thu thuần 408.875 651.455 1.485.058 242.580 59,33 833.603 127,96 TSNH BQ 59.075 128.063 474.017 68.988 116,78 345.954 270,14 VQTSNH = (1)/(2) 7 5 3 - 2 - 26,50 - 2 - 38,41
(Nguồn : Báo cáo kiểm toán của Công ty Cổ phần Vinacommodities)
Chỉ tiêu này cho biết năm 2009 cứ 1đồng TSNH bình quân tạo ra được 7 đồng doanh thu, sang năm 2010 cứ đồng TSHN góp phần tạo ra được 5 đồng doanh thu giảm 2 đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 cứ 1đồng TSHN tạo ra được 3 đồng doanh thu giảm 2 đồng so với năm 2010.
Mặt khác, chỉ tiêu số vòng quat TSNH còn được gọi là sức sản xuất của TSNH. Nó cho biết trong một kỳ kinh doanh TSNH quay được mấy vòng. Năm 2010 là 5 lần chỉ số này giảm 2 lần tương đương 26,5% so với năm 2009. Năm 2011 là 3 lần chỉ số này giảm 2 lần tương đương 38,41%. Nguyên nhân của chỉ số này giảm là do tốc độ tăng tỷ trọng của TSLĐ bình quân tăng nhiều hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Vòng quay TSNH giảm là do: lượng tiền mặt nhàn rỗi, thu hồi