Một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phân tích và đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vinacommodities (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.5. Một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh

- Áp lực của nhà cung cấp: Doanh nghiệp hoạt động được cần phải có các yếu tố đầu vào do các nhà cung cấp bán. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp là quan hệ thương trường, quan hệ thương mại. Trong mối quan hệ đó, các nhà cung cấp sử dụng quyền lực của mình bất cứ lúc nào có thể để đưa ra những bất lợi cho doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm bán, giá cả, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán.. Điều này sẽ đe dọa khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

- Áp lực của đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh tạo ra cấu trúc cạnh tranh bên trong khu vực, là áp lực thường xuyên đe doạ trực tiếp các doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo nên áp lực buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới sản phẩm tạo ra các sản phẩm tốt hơn cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp càng có nhiều đối thủ mới ra nhập ngành thì sự cạnh tranh càng khốc liệt và gây ra khó khăn cho doanh nghiệp đó nhiều hơn.

- Áp lực của khách hàng: Khách hàng là những người mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, là nhân tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng là mối quan hệ thị trường, quan hệ thương mại. Trong mối quan hệ đó, khách hàng thường sử dụng quyền lực của mình để đưa ra những điều kiện bất lợi cho doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, giá cả, các điều kiện giao hàng, các điều kiện thanh toán... Chính những điều kiện bất lợi đó sẽ đe dọa khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

- Áp lực của sản phẩm thay thế: Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các sản phẩm ra đời ngày càng nhiều và thông thường những sản phẩm mới thường tốt hơn, rẻ hơn, suất sinh lợi cao hơn… Sản phẩm thay thế làm giảm thị phần dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai .

- Áp lực của đối thủ tiềm năng: Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và gia nhập ngành. Nếu có càng nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp sẽ bị thay đổi. Mặt khác, những người mới vào ngành thường mang đến cho ngành đó những tiềm năng mới, đó là: Công nghệ hiện đại, nhân lực chất lượng cao, tiềm năng tài chính mạnh,... Điều đó sẽ đe doạ khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp hiện tại trong ngành.

1.5.2. Các nhân tố vĩ mô

- Sự ổn định của nền kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. GDP tăng trưởng tốt sẽ tác động mạnh mẽ đến cầu các hàng hoá và dịch vụ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, đời sống và thu nhập của dân cư bị suy sụp thì cầu về hàng hóa giảm, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng giảm.

+ Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát làm cho giá cả tăng dẫn đến tăng chi phí sản

Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đào Thị Tươi – Lớp QTKD 38 Viện Kinh tế & Quản lý + Tỷ lệ thất nghiệp: Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, nước ta lại rơi vào suy thoái kinh tế nên tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong việc tuyển dụng.

- Sự biến động của giá cả thị trường, lãi suất, tỷ giá:

+ Giá cả thị trường, giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ có ảnh hưởng lớn tới doanh thu, do đó cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng được phản ánh nếu có sự thay đổi về giá.

+ Lãi suất: Sự thay đổi của lãi suất thực sẽ có tác động nhạy cảm đến sản lượng và giá cả. Tuy nhiên, theo quy định của nhà nước cho phép doanh nghiệp tính khấu trừ lãi vay vào thu nhập chịu thuế làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

+ Tỷ giá: Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp, yếu tố tỷ giá tạo ra khoản chênh lệch hối đoái. Chênh lệch hối đoái là khoản chênh lệch dương hoặc âm giữa giá trị nợ phải thu và nợ phải trả bằng ngoại tệ đổi sang đồng nội tệ. Chênh lệch này là một khoản lợi nhuận tiềm tàng hoặc là một khoản lỗ tiềm tàng.

- Các chính sách của Đảng và Nhà nước:

+ Chính sách thuế, kế toán cũng như các chính sách về tài khóa tiền tệ có tác động lớn đến chỉ tiêu tài chính. Nếu các chính sách này ổn định sẽ thúc đẩy việc xác định và tính toán chính xác các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp. Việc chú trọng ban hành và hoàn thiện các bộ luật về kế toán, tài chính, thuế của Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân tích tài chính.

+ Sự tăng hay giảm thuế cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh, tới khả năng tiếp tục đầu tư hay rút khỏi đầu tư.

1.5.3. Nhân tố nội lực

- Năng lực sản xuất: Sản xuất là quá trình biến đổi đầu vào thành các sản phẩm đầu ra. Năng lực sản suất bao gồm: công nghệ sản xuất, các thiết bị, dây chuyền sản xuất, mức sản lượng, công suất của máy móc thiết bị….Trong quá

trình phát triển nếu các doanh mở rộng được quy mô sản xuất, tích luỹ kinh nghiệm nhằm hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thì sẽ tăng được doanh thu và lợi nhuận.

- Nghiên cứu và phát triển: Nghiên cứu và phát triển là hoạt động có mục đích sáng tạo sản phẩm, dịch vụ mới và khác biệt hoá sản phẩm, sáng tạo cải tiến công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật, sáng tạo vật liệu mới.. Các hoạt động này góp phần thúc đẩy tăng trưởng quy mô và chất lượng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nguồn nhân lực: Nhân lực là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua trình độ của cán bộ quản lý cả về quản lý kỹ thuật - công nghệ và tài chính, của công nhân viên như bậc thợ trung bình, trình độ đào tạo và kinh nghiệm công tác. Nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ góp phần mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhiều hơn.

- Yếu tố về chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh là cách phân chia những giới hạn khách hàng khác nhau trong tổng doanh thu. Trên thực tế, một doanh nghiệp phải luôn phụ thuộc vào khách hàng và nhà cung cấp. Nếu một khách hàng truyền thống và luôn mua với số lượng nhiều chuyển sang mua của nhà cung cấp khác thì tình trạng gì sẽ xảy ra, như vậy doanh nghiệp phải có những điều kiện ưu đãi hơn cho khách hàng này. Tình hình này sẽ dẫn đến những khó khăn lâu dài về mặt tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy điều quan trọng với một doanh nghiệp là không nên tập trung quá vào một nhóm đối tượng khách hàng mà cần phải mở rộng thị trường, mở rộng nhiều nhóm khách hàng là tốt hơn là tập trung vào một số khách hàng lớn.

- Tiềm lực tài chính: Trong nền kinh tế thị trường nơi mà có sự cạnh tranh gay gắt thì tiềm lực tài chính là một tiêu chí cực kỳ quan trọng. Doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính mạnh thì cũng sẽ có những đầu tư chi phí cho thị trường nhiều hơn như các chương trình khuyến mại hấp dẫn hơn, quyền lợi của các nhà phân phối trung gian, của người tiêu dùng nhiều hơn, chính sách chăm sóc khách hàng tốt

Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đào Thị Tươi – Lớp QTKD 40 Viện Kinh tế & Quản lý hơn. Mặt khác, có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm.

1.6. Một số hướng tác động nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phân tích và đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vinacommodities (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)