Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TCT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI
2.2 Những đặc điểm ảnh hưởng đến việc áp dụng quy trình đào tạo tại TCT
2.2.1 Bộ máy tổ chức của TCT
TCT có bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến – chức năng.
Trong cơ cấu trực tuyến – chức năng này, mối quan hệ quản lý từ TGĐ đến các bộ phận , xí nghiệp, trung tâm là một đường thẳng và hệ thống quản lý được phân cấp thành các phòng, ban theo từng chức năng, nhiệm vụ riêng biệt để hỗ trợ cho TGĐ trong các lĩnh vực như: Tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng, quản lý nhân sự, tài chính – kế toán, quản lý kỹ thuật công nghệ, xây dựng kế hoạch…
Ưu điểm lớn nhất của mô hình tổ chức này là chức năng, nhiệm vụ được phân định rừ ràng. Trong đú mỗi một phũng ban cú chức năng, nhiệm vụ riờng biệt, được
chuyên môn hóa theo nghành nghề do đó phát huy được sức mạnh khả năng của đội ngũ cán bộ theo từng chức năng. Mô hình tổ chức này đã tạo ra nhiều thuận lợi trong việc quản lý cho ban lãnh đạo của TCT.
Mô hình và cơ cấu tổ chức của TCT gồm:
* Hội đồng quản trị:
Là đại diện quản lý TCT, có toàn quyền nhân danh TCT để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của TCT. Là đại diện phần vốn của Nhà nước tại các TCT con. HĐQT có nhiệm vụ quyết định các chiến lược lâu dài của tổ chức, có trách nhiệm giám sát TGĐ điều hành và những người quản lý khác.
* Ban kiểm soát:
Là cơ quan do HĐQT bầu ra, hoạt động theo quy chế do HĐQT phê duyệt, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của TCT mẹ, quyết định của chủ tịch HĐQT. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và TGĐ.
* Ban giám đốc:
Ban giám đốc bao gồm TGĐ và các phó TGĐ chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động hàng ngày của TCT mẹ theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Trong đó TGĐ là người điều hành và có quyền quyết định các hoạt động hàng ngày của TCT mẹ và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các phó TGĐ là người giúp việc cho TGĐ và chịu trách nhiệm trước TGĐ về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được TGĐ ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của TCT.
* Các phòng ban, xí nghiệp, trung tâm:
- Phòng Tổ chức quản trị hành chính - Phòng Kế hoạch – Tổng hợp
- Phòng Đầu tư
- Phòng Tài chính- Kế toán - Phòng Kỹ thuật - công nghệ
- Ban Quản lý dự án - Xí nghiệp thi công
- Trung tâm chuẩn bị quỹ đất
- Trung tâm Tư vấn đầu tư xây dựng
- Trung tâm Thương mại và xuất khẩu lao động - Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng
Với mô hình trực tuyến - chức năng gồm các phòng ban, trung tâm, xí nghiệp của TCT mẹ được chuyên môn hóa về chức năng, nhiệm vụ, do đó, không có sự chồng chéo. Mà giữa các phòng ban, trung tâm, xí nghiệp có sự phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình đào tạo tiến hành có hiệu quả. Mô hình trực tuyến - chức năng này khá phức tạp đòi hỏi các cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn cao để quản lý và điều hành TCT có hiệu quả, tương ứng với việc xác định nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ quản lý tại TCT.
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức TCT2F3
3Nguồn: Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính, (2012), Sơ đồ tổ chức của TCT.
Tổng Giám Đốc Hội Đồng Quản Trị
Các Phó Tổng Giám Đốc Ban Kiểm Soát
Phòng
1.Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính.
2.Phòng Kế hoạch – Tổng hợp 3.Phòng Đầu Tư
4.Phòng Tài chính – Kế toán
5. Phòng Kỹ thuật – Công Nghệ
1.Ban Quản lý dự án I Ban (Ban Trung Yên).
2.Ban Quản lý dự án II.
3.Ban Quản lý dự án III.
Xí nghiệp thi công 1.Xí nghiệp xây dựng số 1 2.Xí nghiệp xây dựng số 2 3.Xí nghiệp xây dựng số 3 4.Xí nghiệp xây dựng số 4 5.Xí nghiệp xây dựng số 5 6.Xí nghiệp xây dựng số 6 7.Xí nghiệp xây dựng số 9
Trung Tâm 11.Trung tâm chuẩn bị quỹ đất.
2.Trung tâm Tư vấn đầu tư xây dựng.
3.Trung tâm thương mại và xuất khẩu lao động.
Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu 1.Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của phòng Tổ chức Quản trị Hành chính
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Tổ chức Quản Trị Hành Chính3F4
Phòng được tổ chức hoạt động theo mô hình trực tuyến – chức năng. Trong đó, trưởng phòng trực tiếp phụ trách điều hành quản lý toàn bộ các công việc của phòng, công tác tổ chức hành chính, lĩnh vực đào tạo tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực, tiền lương. Những lĩnh vực còn lại do 3 phó phòng đảm nhiệm và báo cáo với trưởng phòng.
Cơ cấu lao động trong phòng có sự cân bằng giữa số lao động nam và lao động nữ. Những công việc như quản lý hồ sơ nhân sự, quản lý các trang thiết bị của khối văn phòng, công tác bảo vệ được giao cho lao động nam đảm nhiệm. Còn lại những công việc như quản lý, lưu trữ văn thư, quản lý tiền lương, quản lý photo, fax, công tác vệ sinh văn phòng được giao cho lao động nữ đảm nhiệm. Điều này phù hợp với đặc điểm nổi bật của lao động nữ thường đòi hỏi sự cẩn thận. Theo độ tuổi lao động, cơ cấu trong phòng được phân bố tương đối đồng đều, không có lao động ngoài độ tuổi lao động. Trong đó, trưởng phòng và 3 phó phòng là những người có độ tuổi trên 45 giàu kinh nghiệm quản lý. Lực lượng lao động kế cận trong phòng là những nhân viên trẻ, năng động. Thâm niên công tác của người lao động
4Nguồn: Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính, (2012), Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Tổ chức Quản trị Hành chính
Hành chính –
Bảo vệ - Y tế Tiền lương Quản lý xe con
Trưởng phòng
Phó phòng Phó phòng Phó phòng
trong phòng chủ yếu từ 5 – 10 năm chiếm tỷ trọng cao nhất (60%). Lực lượng lao động trong phòng Tổ chức Quản trị Hành chính là lực lượng trẻ, có trình độ.
Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính sẽ chịu trách nhiệm chung về công tác đào tạo nguồn nhân lực của toàn TCT. Các phòng ban, xí nghiệp sẽ có cán bộ phụ trách công tác đào tạo thực hiện các công việc có liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực tại đơn vị mình như xác định nhu cầu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo.
Phòng Tổ chức Quản trị Hành chính làm nhiệm vụ tổng hợp các nhu cầu đào tạo của các phòng ban, xí nghiệp, trình duyệt lên Ban lãnh đạo TCT xem xét. Sau đó, lên kế hoạch và thực hiện chương trình đào tạo, xây dựng nội dung môn học, bài giảng và lựa chọn cán bộ làm công tác giảng dạy… Chính nhờ đó, sẽ tạo điều kiện cho công tác đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả.
2.2.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của TCT giai đoạn 2010 – 2012