2.1.1.1. Vài nét về công ty TNHH sản xuất và kinh doanh XNK Trung Việt Một số thông tin về Công ty như sau:
Tên giao dịch: Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh XNK Trung Việt Tên tiếng anh: Trung Viet import -export production and trade company limited.
Tên viết tắt: Trung Viet iept co,ltd. Loại hình: Công ty TNHH Trụ sở: Tổ 12, thị trấn Sóc Sơn - Sóc Sơn - Tp.Hà Nội
Điện thoại: 043. 595. 3200 Fax: 043. 595. 3200
Số đăng ký: 0102013771 Tài khoản: 102010000358060 (VNĐ) Thành lập: 23/08/2004 Tài khoản: 102020000040885 (USD) Mã số thuế: 0101593412 Tại ngân hàng NN & PTNT Sóc Sơn Người đại diện: NGÔ THỊ THẮNG
47 MÁY VI TÍNH
SỔ KẾ TOÁN SỔ TỔNG HỢP
SỔ CHI TIẾT
BÁO CÁO TÀI CHÍNH BÁO CÁO KẾ TOÁN CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
2.1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty
Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh XNK Trung Việt được thành lập theo quyết định số 043175/TLDN ngày 23/08/2004 của Uỷ ban thành phố Hà Nội. Công ty thành lập dựa trên luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong số vốn do Công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của nhà nước. Kể từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị trong các năm 2005-2007 để hiện đại hóa dây truyền sản xuất, kết hợp với việc quản lý, sắp xếp lại lao động tạo bước phát triển mới cho cơ chế thị trường.
Qua quá trình hơn 13 năm hoạt động và phát triển, mặc dù còn non trẻ nhưng với sự năng động, sáng tạo, chủ động trong công việc của đội ngũ Ban Giám đốc và tập thể
cán bộ công nhân viên, Công ty đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường dệt may và một số lĩnh vực kinh doanh khác.
Năm 2013, với tinh thần đoàn kết vượt qua khó khăn của toàn thể lãnh đạo và CBCNV, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh XNK Trung Việt đã vừa duy trì và phát triển sản xuất, vừa triển khai được các hợp đồng kinh tế lớn.
Trong năm qua, Công ty cũng đã bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo việc làm, ổn định đời sống và không ngừng cải thiện thu nhập cho người lao động, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm tốt công tác chống tham ô lãng phí, giữ vững ổn định chính trị và an toàn tuyệt đối cho Công ty và khu vực. Với những thành tích đã đạt được, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh XNK Trung Việt đã vinh dự được nhận bằng khen của Bộ Công thương năm 2013 và cờ thi đua của huyện Sóc Sơn năm 2013. Đây là những phần thưởng có ý nghĩa khích lệ to lớn để động viên toàn thể CBCNV Công ty hăng hái thi đua lao động sản xuất nhằm đạt được những bước tiến mới trong thời gian tới.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 2.1.2.1. Chức năng của Công ty
Chức năng chính của Công ty là: sản xuất sợi, vải dệt thoi và hoàn thiện sản phẩm dệt. Ngoài ra, công ty còn có những nghành nghề kinh doanh khác như sau:
48
- Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc.
- Mua bán máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu ngành may.
- Dạy nghề ngắn hạn (công nhân may, công nhân kỹ thuật phục vụ cho xuất khẩu lao động).
- Dịch vụ tuyển dụng việc làm, môi giới lao động cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
- Mua bán thiết bị văn phòng.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn luôn chú trọng đến việc đầu tư đổi mới các trang thiết bị sản xuất và nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Hàng năm, Công ty thường mở ra các cuộc thi tay nghề cao, động viên khuyến khích kịp thời, từ đó tạo sự thúc đẩy cho công nhân trong các dây chuyền sản xuất cố gắng phấn đấu hơn nữa.
Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng phát triển, hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO 9001: 2000.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty
Để thực hiện các chức năng trên, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh XNK Trung Việt phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:
Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục và có hiệu quả bao gồm cả việc đảm bảo những yếu tố đầu vào và việc tiêu thụ những sản phẩm đầu ra, qua đó thu được lợi nhuận.
Xây dựng, tổ chức triển khai quản lý hệ thống đại diện, đại lý, cửa hàng, cộng tác viên để hình thành hệ thống tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong và ngoài nước. Xây dựng chương trình tiếp thị dài hạn và ngắn hạn để trình giám đốc.
Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Thương Mại.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và lao động của Công ty 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý
Sơ đ ồ 2.1: Bộ máy QL của Công ty TNHH sx và kd XNK Trung Việt
49 Phòng
Tổ chức - Hành chính (Ông: Phạm Ngọc Dũng)
Phòng Kinh doanh XNK (Ông: Hồ Văn Dũng)
Phân xưởng sản xuất Phòng
Kỹ thuật - Công nghệ (Bà: Trần Kim Thanh) Phòng
Kế hoạch – Kinh doanh (Ông: Trần Đức Tâm)
Phòng Kế toán – Tài chính (Bà: Hoàng Ngọc Mai)
PHể GIÁM ĐỐC (Bà: Ngô Thị Lan)
GIÁM ĐỐC (Bà: Ngô Thị Thắng)
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ với nhau
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính) * Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Giám đốc: là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động, quản lý tài sản, là chủ quản của công ty và làm đầy đủ mọi nghĩa vụ với Nhà Nước theo pháp luật quy định.
Phó Giám đốc: do giám đốc đề nghị và được cấp trên giao quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó giám đốc là người giúp việc đắc lực của giám đốc và được giám đốc phân công phụ trách những lĩnh vực công tác cụ thể trong công ty theo quy chế nội bộ của công ty.
Phòng Tổ chức - Hành chính:
+ Bộ phận tổ chức cán bộ và chế độ: là bộ phận chịu trách nhiệm trong việc đăng ký kinh doanh, xây dựng quy hoạch đảm bảo trước mắt và lâu dài, tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện tốt các chính sách và chế độ của Nhà nước, điều lệ quy định tại công ty, trực tiếp quản lý và giải quyết khâu lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm,
…
50
+ Bộ phận hành chính: là bộ phận phụ trách công tác hành chính trong công ty, quản lý nội bộ, khu làm việc, các trang thiết bị hành chính,…
Phòng Kế toán - Tài chính:
+ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty để xây dựng kế hoạch thu chi tài chính và hướng dẫn nhà máy xây dựng kế hoạch thu chi tài chính.
+ Mở sổ, bảng biểu đảm bảo cho việc hạch toán được chính xác, quản lý TSCĐ, vốn, thực hiện việc giao dịch với ngân hàng, các đối tác kinh doanh, doanh thu tài chính, thanh toán, thống kê,…
+ Phân tích hoạt động kinh tế của công ty, tham gia quản lý các quỹ, xây dựng kế hoạch thường xuyên thu hồi nợ tồn đọng, thanh toán nợ vay, tham mưu cho giám đốc điều hòa vốn, đảm bảo phục vụ kịp thời cho sản xuất.
Phòng Kinh doanh XNK:
+ Tham gia hoạt động đàm phán, soạn thảo tổ chức các hợp đồng kinh tế mua bán trong và ngoài nước.
+ Theo dừi và triển khai thực hiện đơn đặt hàng kinh doanh theo hợp đồng.
+ Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty
+ Xây dựng và đề ra giá cả và tỉ lệ lợi nhuận đối với các sản phẩm
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: làm nhiệm vụ tiếp nhận các hợp đồng sản xuất, quyết định các kế hoạch về vốn cũng như kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Phòng Kỹ thuật - Công nghệ:
+ Chịu trách nhiệm trước giám đốc và phó giám đốc về hệ thống máy móc thiết bị của công ty.
+ Đảm bảo quy trình kỹ thuật may theo đúng yêu cầu của khách hàng, có trách nhiệm kiểm tra đối với tiến độ của quá trình sản xuất.
+ Nghiên cứu cải tạo hệ thống máy móc thiết bị trong công ty để ngày càng nâng cao năng suất lao động.
2.1.3.2. Đặc điểm về lao động của Công ty * Cơ cấu lao động:
Con người luôn là nhân tố không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, Công ty luôn luôn quan tâm tới công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự cũng như tới đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên, tạo động lực giúp công nhân viên làm việc hăng say và hiệu quả.
51
Nhìn chung qua các năm, số lượng lao động của Công ty ngày càng tăng, trong đó số lượng lao động có trình độ chuyên môn chiếm một tỷ trọng cao. Đây là nhân tố quan trọng giúp Công ty phát huy hết những tiềm năng sẵn có, những nguồn lực chưa được khai thác triệt để.
Hàng năm, Công ty luôn tổ chức thi nâng bậc tay nghề cho công nhân và tạo điều kiện cho nhân viên các phòng ban đi học Đại học và tham dự một số khóa đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, khoa học, kỹ thuật. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành dệt - may mà chủ yếu lao động ở đây là nữ, độ tuổi còn trẻ, tập trung vào bộ phận sản xuất.
Nguồn nhân lực trong Công ty được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty
CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH XNK TRUNG VIỆT
(Năm 2013)
Đơn vị Số LĐ
(người)
Nhóm tuổi Trình độ văn hóa
<25 25 – 35 >35 Phổ thông
T.cấp/
C.đẳng
Đại học
Sau đại học
Phòng GĐ 4 1 1 2 0 1 1 2
Phòng TC – HC 17 2 12 3 5 8 3 1
Phòng kinh doanh XNK
16 4 11 3 0 5 10 1
Phòng kế toán 7 1 2 2 0 2 4 1
Phòng kỹ thuật 24 6 14 4 3 12 8 1
Phòng kế hoạch 11 2 5 4 1 4 5 1
Phòng KCS 20 5 8 7 0 15 4 1
PX 1 429 250 120 59 415 11 3 0
PX 2 352 187 107 58 340 9 3 0
PX hoàn thiện 285 150 82 53 276 8 1 0
Tổng cộng 1.165 608 362 195 1.040 75 42 8
Phần trăm (%) 100 52,2 31,1 16,7 89,27 6,44 3,6 0,69
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
52
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty
CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO GIỚI TÍNH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH XNK TRUNG VIỆT
(Năm 2013)
Năm 2013 Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Lao động nam 303 26
Lao động nữ 862 74
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính) Biểu đồ 2.1: Kết cấu lao động theo giới tính của Công ty
CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO GIỚI TÍNH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH XNK TRUNG VIỆT
(Năm 2013)
Ta thấy lực lượng của Công ty chủ yếu là lao động phổ thông chiếm tới 89,27%, lực lượng tốt nghiệp TC - CĐ chiếm 6,44 %, trình độ ĐH là 3,6 % và sau ĐH là 0,69%.Lực lượng trẻ chiếm ưu thế rất phù hợp với nghành nghề kinh doanh của Công ty.
53
Bảng 2.3: So sánh kết cấu lao động của Công ty các năm 2011, 2012, 2013 KẾT CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH
XNK TRUNG VIỆT (Năm: 2011, 2012, 2013) Trình độ
học vấn
Năm 2011 (người)
Năm 2012 (người)
Năm 2013 (người)
So sánh 12/11 So sánh
13/12
+/- % +/- %
Sau ĐH 5 5 8 0 0 +3 +60
Đại học 32 39 42 +7 +21,88 +3 +7,7
TC- CĐ 63 68 75 +5 +7,94 +7 +10,3
Phổ thông 926 987 1.040 +61 +6,59 +53 +5,4
Tổng 1.026 1.099 1.165 +73 +36,41 +66 +83,4
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Qua bảng số liệu cho thấy chất lượng lao động của Công ty đang có xu hướng tăng lên. Đặc biệt, lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng lên mạnh mẽ. Có thể có rất nhiều nguyên nhân đẫn đến sự gia tăng này trong đó chủ yếu nhờ vào sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Công ty, đồng thời cũng do mở rộng sản xuất và có chỗ đứng trên thị trường nên Công ty thu hút được nguồn nhân lực có trình độ hơn.
* Tiền lương và tổng tiền lương:
Tổng quỹ tiền lương của Công ty bao gồm tiền lương năng suất lao động hàng tháng (lương sản phẩm, lương thời gian), các khoản phụ cấp (lễ tết, ốm đau,...), các khoản thưởng (thưởng năm, thưởng bậc thợ giỏi, thưởng hoàn thành nhiệm vụ), các khoản trả theo chế độ bảo hiểm xã hội (độc hai, ốm đau, thai sản,...).
54
Xuất phát từ đặc điểm có hai khối làm việc là khối sản xuất và khối hành chính sự nghiệp mà Công ty áp dụng hai hình thức trả lương là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian đối với từng khối. Trong đó trả lương theo thời gian được áp dụng cho bộ phận giám đốc, các phòng ban chức năng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên khối nghiệp vụ. Còn hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp sản xuất.
Bảng 2.4: Tình hình lao động và tiền lương của Công ty
TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH XNK TRUNG VIỆT
(Năm 2011-2013)
Các chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm
2011 2012 2013
Lao động
bình quân năm Người 1.026 1.099 1.165 +6%
Tổng quỹ lương Triệu đồng 4.050 5.270 6.130 +16,3%
Thu nhập
bình quân năm đ/ng/tháng 4.575.000 4.900.000 5.000.000 +2,04%
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính) Như vậy, nhìn chung so với ngành dệt may Việt Nam thì mức thu nhập trên của lao động ở Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh XNK Trung Việt ở vào mức tương đối khá và ổn định.
2.1.4. Yếu tố vốn
Với số vốn ban đầu khi thành lập là 11 tỷ đồng, qua hơn 13 năm hoạt động Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh XNK Trung Việt đã đần tăng được nguồn vốn của mình và đến năm 2013 Công ty có tổng nguồn vốn chủ sở hữu là 19.583.413.060 đồng tỷ đồng. Cơ cấu vốn của Công ty tính đến tháng 12 năm 2013 được biểu diễn ở biểu đồ sau:
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn của Công ty năm 2013
CƠ CẤU VỐN CÔNG TY TNHH SẢN XUÂT VÀ KINH DOANH XNK TRUNG VIỆT
(Ngày 31/12/ 2013)
Năm 2013 Đơn vị ( đồng) Tỷ lệ (%)
Nợ phải trả 60.059.595.282 75,41
Vốn chủ sở hữu 19.583.413.060 24,59
55
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn của Công ty
CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH XNK TRUNG VIỆT
(Ngày 31/12/2013)
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
2.1.5. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty * Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Công ty:
- Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp các loại sợi, vải dệt kim, vải dệt thoi; sản phẩm dệt kim, dệt thoi; lều vải du lịch; nguyên vật liệu, hóa chất, thuốc nhuộm; phụ tùng máy móc thiết bị thuộc ngành dệt may,…
- Lĩnh vực kinh doanh: Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh XNK Trung Việt kinh doanh trong lĩnh vực sợi; sản phẩm may dệt kim, dệt thoi; khăn, vải Denim; lều du lịch và các dịch vụ khác.
56
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sợi, vải của Công ty
Quy trình sản xuất sợi Quytrình sản xuất vải
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật - Công nghệ) - Giải thích quy trình sản xuất sợi: Trong công đoạn đầu, bông và xơ PE được người công nhân xé nhỏ, mỗi miếng có khối lượng từ 100 đến 150 g, sau đó được đưa vào máy bông để làm tơi và loại bỏ tạp chất. Từ máy bông, các loại bông, xơ được đưa sang máy chải bằng một hệ thống ống dẫn và tại đây, bông được loại trừ tối đa tạp chất để tạo thành cúi chải. Các cúi chải sau đó được ghép, làm đều sơ bộ
57
Sợi mộc Sợi dọc
Mắc Nhuộm-Hồ
Dệt Hoàn tất Kiểm tra Đóng kiện
Nhập kho Sợi ngang
Bông+xơ PE Xé trộn Chải khô
Cúi chải Ghép cúi Kéo sợi thô Kéo sợ con Đánh ống
Đậu xe Sợi xe thành phẩm
Sợi đơn thành phẩm
trên các máy ghép tạo ra các cúi ghép. Việc pha trộn tỷ lệ cotton, PE được tiến hành ở giai đoạn này. Kế đó, các cúi ghép lại được kéo thành sợi thô trên máy thô. Sợi thô được đưa qua máy sợi con kéo thành sợi con. Đây cũng là công đoạn cuối cùng của quá trình gia công bông, xơ thành sợi. Bán thành phẩm tạo thành chính là các ống sợi con. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở đó, các bán thành phẩm sợi con có thể sẽ được tiếp tục đánh ống trên các máy đánh ống để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các quả sợi. Quả sợi được bao gói, đóng tải hoặc đóng hòm theo yêu cầu của khách hàng rồi nhập kho.
- Giải thích quy trình sản xuất vải: Đầu tiên, sợi mộc được đưa lên giàn mắc để mắc thành những beam sợi, mỗi beam sợi thường được mắc từ 363 sợi đến 406 sợi tùy thuộc vào loại vải yêu cầu. Sau đó sợi đã mắc thành các beam sợi mộc được đưa lên máy nhuộm. Mỗi mẻ nhuộm thường gồm 10 hoặc 12 beam sợi được xếp song song với nhau để khi nhuộm xong từ những beam sợi mộc có tổng số sợi 363, 406 sợi một beam thành các beam sợi màu có tổng số sợi 3630, 4430, 4500,...Sợi sau khi đã nhuộm thành các beam sợi màu có tổng số sợi tùy theo yêu cầu của loại vải được đưa lên máy dệt. Lúc này sợi mộc được đưa vào làm sợi ngang và dệt thành vải mộc. Vải sau khi dệt xong lại tiếp tục được đưa vào máy để hoàn thiện các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu mà công ty và khách hàng đề ra. Cuối cùng, vải sau khi hoàn tất xong trở thành thành phẩm, được tiến hành kiểm tra ngoại quan và phân thành các loại tùy theo chất lượng của vải trước khi được đóng kiện, nhập kho.
58