Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh XNK Trung Việt (Trang 117 - 120)

Qua một thời gian nghiên cứu thực tế trên cơ sở các kiến thức đã học trong nhà trường kết hợp với các kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh XNK Trung Việt, em xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty.

Phương pháp chung để hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty là phát huy tối đa những ưu điểm hiện có và đưa ra những giải pháp thích hợp với tình hìn công ty, khắc phục những tồn tại để công tác kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Những giải pháp đó được thực hiện trên những mặt sau:

- Về thông tin:

Để khắc phục những hạn chế về thông tin không kịp thời và thiếu linh hoạt công ty cần giao nhiệm vụ cụ thể cho bộ phận vật tư. Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan tới vật tư cần phải nhanh chóng hoàn tất các thủ tục cần thiết, gửi chứng từ tới kế toán vệt tư kịp thời. Đồng thời, kế toán vật tư ảm nhận việc thu thập, kiểm tra, đôn đốc và xử lý các chứng từ có liên quan đến phần hành kế toán của mình, cần có mối liên hệ chặt ché giữa kế toán vật tư và bộ phận vật tư để làm tốt công tác kế toán của đơn vị.

- Hoàn thiện bộ máy kế toán:

Việc thiếu nhân viên kế toán sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cũng như kế quả công việc, có thể gây ra những nhầm lẫn, sai sót không đáng có trong quá trình làm việc. Một nhân viên kế toán đảm nhận toàn bộ công việc kế toán vật tư với số lượng nghiệp vụ phát sinh tương đối lớn. Vì vậy, công ty nên tiến hành bổ sung nguồn lực cho phòng kế toán để có thể khắc phục được tình trạng một nhân viên kế toán phải đảm nhiệm quá nhiều công việc.

Các kế toán viên trong công ty được phân công mỗi người đảm nhận một phần hành do đó kế toán viên gặp nhiều bỡ ngỡ khi được phân công làm các phần hành khác. Công ty nên tổ chức bộ máy kế toán đi sâu tới từng phân xưởng và thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo để các nhân viên kế toán có thể trao đổi

115

kinh nghiệm, thắc mắc và giải quyết các khúc mắc gặp phải trong công việc nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các kế toán viên.

Bên cạnh đó, công ty cũng nên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình nghiệp vụ, khả năng sử dụng máy vi tính cho các kế toán viên có như vậy mới khai thác được hết hiệu quả của phương tiện tính toán hiệu quả này vì trên thực tế mặc dù công ty có áp dụng hình thức kế toán máy trong hạch toán kế toán nhưng hiệu quả vẫn chưa cao vì khả năng tin học của các kế toán viên trong công ty còn hạn chế.

- Về công tác hạch toán:

+ Công ty nên thực hiện lập Bảng tổng hợp chi tiết và đối chiếu với Sổ cái một tháng 2 – 3 lần để giảm bớt công việc vào cuối tháng cho kế toán vật tư để đảm bảo công tác hạch toán, đảm bảo thời gian, đáp ứng nhu cầu quản lý.

+ Sử dụng phương pháp tính giá xuất kho theo giá bình quân sẽ phù hợp hơn với đăc điểm vật tư cũng như điều kiện kho bãi của công ty.

Phương pháp giá thực tế xuất kho thực tế đích danh dòi hỏi điều kiện kho bãi của doanh nghiệp phải cho pháp bảo quản riêng từng lô, từng thứ, từng loại vật tư.

Nhưng trên thực tế điều kiện kho bãi của công ty không đáp ứng được yêu cầu này.

Các loại vật tư còn để chung với nhau và không để riêng theo từng lần nhập. Do đó việc tính giá thực tế đích danh sẽ không đảm bảo độ chính xác từ đó sẽ ảnh hưởng tới công tác hạch toán kế toán và tính giá thành sản phẩm. Việc tính giá của các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu không chính xác sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Nếu sử dụng phương pháp bính quân mỗi lần nhập thì vệc tính toán giá xuất kho của vật tư phải nhiều hơn nhưng sẽ chính xác hơn, có thể cập nhật được biến động của giá cả vật tư trong kỳ. Trên thực tế, công ty có những loại vật tư có số lần nhập, xuất trong kỳ không nhiều như xăng, dầu, phụ tùng thay thế (giá móc chỉ, chân vịt máy khâu),…nên công ty có thể áp dụng phương pháp tính giá bình quân mà không gặp nhiều khó khăn hay trở ngại trong quá trình tính toán cũng như hạch toán. Phương pháp tính giá bình quân là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay và đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng.

116

Ví dụ: Tồn kho đầu kỳ của bông là 1.500 kg, đơn giá là 15.200 đồng/kg. Một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12 như sau:

Ngày 01/12/2013, nhập kho 110 kg bông, đơn giá 21.917 đồng/kg.

Ngày 02/12/2013, mua 3.000 kg bông nhập kho, đơn giá 22.000 đồng/kg.

Ngày 05/12/2013, xuất 35 kg bông cho PX2 sản xuất.

Sử dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân ta có:

Đơn giá bình quân

= (1.500 x 15.200) + (110 x 21.917) + (3.000 x22.000) = 19.785 đồng/kg 1.500 + 110 + 3.000)

Trị giá bông xuất ngày 05/12/2013 là: 35 x 19.785 = 692.475 đồng

Ngoài những vấn đề nêu trên thì công ty nên xem xét thêm một số vấn đề sau:

+ Công ty cần kiểm tra, xem xét lại việc thực hiện quy định đối với các giao dịch có giá trị lớn trên 20 triệu đồng phait hực hiện qua ngân hàng theo đúng quy định của nhà nước.

+ Đồng thời, công ty nên tiến hành trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi roc ho công ty trong nền kinh tế đầy biến động như hiện nay. Mức trích lập dự phòng phải phù hợp với tình hình thực tế của công ty và theo quy định của Bộ tài chính.

Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho được xác định như sau:

Mức dự phòng giảm giá hàng tồn

kho

=

Số lượng HTK tại thời

điểm lập BCTC

x

(Giá gốc HTK theo sổ

kế toán

-

Giá trị thuần có thể thực

hiện được của HTK) + Xây dựng danh điểm vật tư để đảm bảo cho việc hạch toán được chính xác từ đó đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như sử dụng và hạch toán vật tư.

Biểu 2.28: Mẫu sổ danh điểm vật liệu 117

SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU TK 1521: Nguyên vật liệu chính

Nhóm Danh điểm vật liệu Tên vật liệu Đơn vị tính Ghi chú

152.1.01 Bông

152.1.01.01 Bông trắng Kg

152.1.01.02 Bông vàng Kg

…. ….

152.1.02 Xơ

152.1.02.01 Xơ PE Kg

152.1.02.02 Xơ tổng hợp Kg

…. ….

152.1.03 Vải

152.1.03.01 Vải Kaki Mét

152.1.03.02 Vải kẻ AT Mét

… …

Khi đánh số danh điểm vật liệu ta đánh số 152.1, 152.2,…cho từng loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,…Cách đánh số này giú dễ nhận biết từng loại nguyên liệu, vật liệu hơn nữa tên danh điểm cũng phù hợp với chế độ quy định.

Trong các loại nguyên liệu, vật liệu lại tiếp tục đánh số 01, 02, đánh 01, 02, 03,…

cho từng thứ NLVL. Cách đánh số danh điểm vật tư như vậy tương tự với cách chi tiết tài khoản theo chế độ, do đó dễ hiểu và dễ thực hiện hơn.

+ Kế toán chi tiết vật tư được áp dụng theo phương pháp thẻ song song là phù hợp. Tuy nhiên, công việc đối chiếu được thực hiện vào cuối tháng đã dẫn đến việc đối chiếu chậm trễ, hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán. Do đó, để lãnh đạo của công ty nắm được tình hình tăng, giảm nguyên vật liệu kịp thời phòng kế toán nên cập nhật hàng ngày các loại phiếu nhập, xuất kho vào sổ chi tiết và lập bảng tình hình nhâp, xuất, tồn vật tư.

+ Việc quản lý, sắp xếp, bảo quản, lưu trữ chứng từ của kế toán vật tư cần được tiến hành một cách khoa học và hợp lý hơn như vậy sẽ tạo điều kiện cho công tác hạch toán và đáp ứng yêu cầu quản lý.

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh XNK Trung Việt (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w