CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HểA
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM
2.2. Giải pháp tác động đến giai đoạn khi mua hàng
2.2.1. Phát triển những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản
2.2.1.1. Sản phẩm có chất lượng, giá thành hợp lý
Một thương hiệu thành công phải bắt nguồn từ sự bền vững của chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp nào biết chinh phục người tiêu dùng nhờ sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định thì sẽ có cơ hội đứng vững trên thị trường. Những thương hiệu lớn trên thế giới như Heineken, Coca – Cola, Mc Donald,… đều đặt chất lượng lên hàng đầu.
Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng kém thì mọi hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuếch trương chỉ là lừa dối và không thể thuyết phục được người tiêu dùng, nhất là những người đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm như người tiêu dùng Nhật Bản. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để lấy được lòng tin của người tiêu dùng Nhật Bản đối với các sản phẩm của mình thì doanh nghiệp không thể không đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và kiểm tra chất lượng. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp
cần áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001 (bộ tiêu chuẩn của ISO về hệ thống quản lý chất lượng), ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường), ISO 2002 (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm)… để đạt được các chứng chỉ quốc tế về chất lượng. Đối với từng mặt hàng cụ thể khi xâm nhập vào thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức chú ý tìm hiểu và nắm vững quy định về chất lượng của quốc gia này.
Cụ thể, đối với hàng hóa Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản cần chú ý xin dấu chứng nhận chất lượng JIS (Japan Industrial Standards – hệ thống quy định tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản), JAS (Japan Agricultural Standards – hệ thống quy định tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản) và Ecomark (quy định tiêu chuẩn môi trường).
Ngoài ra trên thị trường Nhật Bản còn có các dấu chất lượng và độ an toàn sản phẩm khác nhau như dấu Q là chất lượng và độ đồng nhất của sản phẩm, dấu G về thiết kế, dịch vụ bán hàng và chất lượng, dấu S về độ an toàn, dấu S.G về độ an toàn(bắt buộc),… Nếu không chú ý đến các tiêu chuẩn chất lượng này, hàng hóa Việt Nam sẽ ít có cơ hội thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
2.2.1.2. Hình thức sản phẩm thu hút người tiêu dùng và phù hợp với xu thế thời trang
Khi thiết kế sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý những điểm sau:
Mẫu mã đa dạng, nâng cao hình ảnh cho người sử dụng: Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm như thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất, dệt may, giày dép, nữ trang, nội thất trong gia đình,… cần đặc biệt chú trọng đến thiết kế mẫu mã và kiểu dáng cho sản phẩm. Đây là các loại sản phẩm mang tính chất giải trí, trang trí và tiêu dùng cho gia đình cũng như nơi công cộng nên nó mang ý nghĩa nâng cao hình ảnh cho người sử dụng nó. Chính vì thế việc thiết kế mẫu mã cho sản phẩm cần tạo ra sản phẩm có màu sắc nổi bật, đa dạng tùy theo thị hiếu, thói quen tiêu dùng; kiểu dáng độc đáo phù hợp với lối sống, cá tính, tính cách của người tiêu dùng, đồng thời phải theo kịp trào lưu, xu hướng tiêu dùng. Người Nhật Bản rất coi trọng yếu tố truyền thống, do đó những nhà thiết kế Việt Nam nên khai thác nhiều hơn những nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt Nam, vẻ đẹp của thiên nhiên để đưa vào sản phẩm vì nó dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận. Sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại sẽ tạo nên những sản phẩm độc đáo, dễ thu hút người tiêu dùng Nhật Bản. Người Nhật Bản cũng là một dân tộc có óc thẩm mỹ cao, họ coi công việc của họ không
những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạt động thẩm mỹ” nên yêu cầu về giá trị thẩm mỹ của người dân Nhật trong sản phẩm rất cao, nó không những phải thể hiện ở vẻ bề ngoài của sản phẩm mà còn phải được thể hiện ở “cái hồn” của sản phẩm. Do đó, một sản phẩm muốn thu hút người tiêu dùng Nhật Bản thì phải thể hiện được các giá trị truyền thống và cả tâm tư, tình cảm của người làm ra nó.
Đối với những mặt hàng có thể làm quà biếu tặng cần chú ý thiết kế bao gói gọn gàng, đẹp mắt, có màu sắc hài hòa với màu sắc của sản phẩm. Hơn nữa, do diện tích nhà ở của người Nhật thường khá chật hẹp vì vậy kích thước của những mặt hàng này cũng cần phải nhỏ gọn, vừa với vóc dáng của người tiêu dùng Nhật cũng như thích hợp sử dụng trong một diện tích hạn chế. Một điều cần chú ý nữa là màu đen là màu được ưa chuộng ở Nhật do đa phần người Nhật là người trung niên hoặc người già, do vậy khi thiết kế màu sắc sản phẩm (đặc biệt là hàng dệt may và giày dép) các doanh nghiệp nên lưu ý điểm này. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng các chuyên gia tư vấn Nhật Bản trong việc thiết kế mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Nhật.
Bao bỡ nổi bật, thụng tin rừ ràng: Bao bỡ phải cung cấp thụng tin cần thiết và thuyết phục về lợi ích của sản phẩm cũng như cách thức sử dụng sản phẩm. Vì vậy, đối với cỏc mặt hàng thực phẩm cần chỳ ý ghi đầy đủ, chi tiết và rừ ràng thành phần dinh dưỡng, cách thức sử dụng và bảo quản, còn các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, nội thất, giày dộp,… cần phải cú những ghi chỳ rừ ràng hướng dẫn về cỏch sử dụng và bảo quản sản phẩm, đặc biệt những thông tin này nên được dịch sang tiếng Nhật để người tiêu dùng Nhật Bản dễ sử dụng hơn. Ngoài những tiêu chuẩn về kỹ thuật, bao bì sản phẩm cần có một thiết kế nổi bật để khách hàng có thể nhận biết nhanh chóng khi cùng được trưng bày trên cùng một vị trí với các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể thực hiện qua hình dáng, kích thước hoặc màu sắc, hình ảnh bắt mắt của bao bì. Đối với một số mặt hàng (như hàng thủ công mỹ nghệ) nhiều khi trị giá bao bì của hàng hóa còn cao hơn cả trị giá hàng hóa bên trong.
Nhãn hiệu sản phẩm tạo nên sự khác biệt, dễ nhớ, dễ nhận biết: Việc thiết kế nhãn hiệu là công việc chuyên môn của các công ty quảng cáo. Tuy nhiên, các giám đốc nhón hiệu của doanh nghiệp cần phải cú kiến thức nền tảng trong việc hiểu rừ chức năng của các công ty quảng cáo để có thể sử dụng các dịch vụ cũng như kiến thức
chuyên môn của họ một cách hiệu quả. Để có thể sáng tạo được một nhãn hiệu hoàn hảo thỡ doanh nghiệp cần phải trỡnh bày cho nhà thiết kế hiểu rừ khụng chỉ cỏc tớnh năng của sản phẩm mà còn cả các yếu tố tinh thần khi khách hàng sử dụng sản phẩm, khung cảnh có liên quan đến sản phẩm và các kênh phân phối sản phẩm, những yếu tố gắn liền với tâm lý khách hàng mục tiêu. Và đặc biệt khó khăn hơn đó là nhãn hiệu khi sử dụng ở thị trường Nhật Bản sẽ gặp phải rào cản về ngôn ngữ nên phải chú ý không được dễ gây hiểu lầm hay có ý nghĩa khác trong ngôn ngữ Nhật. Nhãn hiệu có thể bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật nhưng phải dễ phát âm, dễ nhớ và gần với đặc trưng của sản phẩm và doanh nghiệp. Màu sắc của nhãn hiệu cũng cần hài hòa với màu sắc của sản phẩm và bao gói, song cũng cần nổi bật để tạo ấn tượng lâu hơn về hàng hóa “Made in Vietnam” trong tâm trí người tiêu dùng Nhật Bản.
2.2.1.3. Hàng hóa có chủng loại phong phú, liên tục được cải tiến
Như đã phân tích, người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng lại thay đổi theo mùa nên vòng đời sản phẩm rất ngắn, do đó doanh nghiệp muốn có chỗ đứng trên thị trường nhất thiết phải sử dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, cả về mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu, giá cả,… nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có nhiều hướng khác nhau để đổi mới sản phẩm như cải tiến sản phẩm hiện có hoặc phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, trong ngắn hạn với khả năng tài chính còn hạn chế, doanh nghiệp nên áp dụng chính sách sản phẩm theo hướng cải tiến sản phẩm hiện có. Doanh nghiệp có thể thực hiện cải tiến sản phẩm theo nhiều mức độ khác nhau nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của người tiêu dùng.
Cải tiến về hình thức sản phẩm: Theo cách này, giá trị sử dụng của sản phẩm không có gì thay đổi nhưng hình dáng bên ngoài của sản phẩm thay đổi như thay đổi nhãn mác, bao bì, tên gọi sản phẩm để tạo nên sự hấp dẫn hơn đối với khách hàng, nhờ đó tăng và duy trì lượng bán. Cách làm này có thể sử dụng cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, gỗ và các sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép,…
Cải tiến về nội dung sản phẩm: Theo cách này, sản phẩm có sự thay đổi về nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng không đổi. Ví dụ như cải tiến công nghệ, quy trình
sản xuất sản phẩm. Cách thức này phù hợp với các mặt hàng nông sản như chè, hạt điều, bông,…
Cải tiến cả về nội dung và hình thức sản phẩm: Đây là sự kết hợp của cả hai phương thức trên, tức là có sự cải tiến cả về hình dáng bên ngoài lẫn cấu trúc, vật liệu chế tạo sản phẩm. Cách này có thể áp dụng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, phát triển sản phẩm mới cũng là một cách hữu hiệu để đa dạng hóa các loại, dòng sản phẩm. Doanh nghiệp có thể tổ chức nghiên cứu các vật liệu mới có tính chất đột phá nhằm tạo ra nét độc đáo riêng biệt cho sản phẩm. Ví dụ, trong xu hướng “xanh” ngày nay (xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường), có rất nhiều loại sản phẩm làm từ vật liệu thiên nhiên được các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng vào việc sản xuất sản phẩm và đạt được hiệu quả cao. Theo xu hướng này, tre được xem là nguyên liệu sản xuất vải sợi thân thiện với môi trường, vừa phổ biến vừa dễ trồng và ý tưởng trang phục lót làm từ tre là một ý tưởng độc đáo, mới lạ trong ngành thời trang. Hoặc vớ làm từ nhựa polyester tái chế, đồ jean hữu có hay túi xách làm từ cây lúa cũng đã xuất hiện.
Tất nhiên, để nghiên cứu thành công một nguyên vật liệu mới tốn rất nhiều công sức và tiền của nhưng nếu thành công nó sẽ tạo ra bước đột phá và mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Do vậy, đây cũng là một phương thức doanh nghiệp nên xem xét thực hiện.
Khi cải tiến sản phẩm hay phát triển sản phẩm mới, cần chú ý đến thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản thay đổi theo mùa và khí hậu của Nhật lại có sự chuyển biến khác nhau giữa các vùng nên các chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp cũng phải tùy theo thời điểm mà tung ra thị trường. Một đặc điểm cần chú ý là số người già ở Nhật Bản chiếm tỷ lệ cao và đang có xu hướng tăng trong những năm tới nên doanh nghiệp nên quan tâm phát triển những sản phẩm liên quan đến người có tuổi như thời trang cho người già, các sản phẩm về dược, nội thất vật liệu trang trí,…
Những ý tưởng cải tiến hay phát triển sản phẩm có thể bắt đầu từ nhiều nguồn khác nhau. Trước hết, doanh nghiệp có thể tìm ý tưởng từ chính người tiêu dùng bởi họ là những người trực tiếp tiêu dùng sản phẩm nên họ biết mình muốn gì ở sản phẩm.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải theo dừi hàng húa của đối thủ cạnh tranh để phỏt hiện những đặc điểm hấp dẫn người tiêu dùng của sản phẩm. Doanh nghiệp cũng có thể
tìm kiếm ý tưởng từ các nhân viên bán hàng, những người thường xuyên tiếp xúc với người mua hoặc từ các công ty quảng cáo, các công ty nghiên cứu thị trường, các hiệp hội ngành nghề và các ấn phẩm chuyên ngành.
2.2.2. Xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối trên thị trường Nhật Bản Đối với một doanh nghiệp, doanh thu bán hàng của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống phân phối. Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp cần được phát triển sâu rộng để đưa hàng hóa đến tân tay người tiêu dùng. Như đã phân tích về thị trường Nhật Bản, đây là một quốc gia có hệ thống phân phối rất phức tạp và qua nhiều khâu trung gian. Vì vậy, khi lựa chọn nhà phân phối cần phải chú ý rằng các nhà phân phối thường chuyên biệt hóa trong một địa bàn hoặc một nhóm ngành hàng nhất định và tùy theo tính chất của hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng tối đa các kênh phân phối trên thị trường Nhật Bản nhằm tạo ra mạng lưới phân phối rộng khắp trên thị trường này. Những năm trước đây các doanh nghiệp Việt Nam thường phải xuất khẩu qua trung gian như Singapore, Hông Kông,… nhưng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận được hệ thống phân phối của Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng các kênh phân phối bằng cách sử dụng hệ thống phân phối của Nhật hoặc có thể tự mở các văn phòng đại diện hay lập chi nhánh trên thị trường Nhật Bản. Một điểm cần lưu ý là các công ty nhập khẩu Nhật Bản thường được lựa chọn để trở thành đại diện bán hàng cho các công ty xuất khẩu nước ngoài. Ngoài ra, người Nhật Bản rất coi trọng các mối quan hệ cá nhân. Người Nhật mua hàng hoặc bắt tay với một đối tác làm nhà cung ứng sản phẩm thường thông qua một người bạn hay một đối tác trung gian giới thiệu, sau đó mới trực tiếp bàn bạc. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp xúc với đối tác mà mình lựa chọn thì nên có một bên thứ ba quen biết với cả hai bên đứng ra giới thiệu để tăng uy tin trong kinh doanh. Bên thứ ba có thể là các công ty của Nhật, các doanh nghiệp thành công trên thị trường Nhật, các ngân hàng, phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam/Nhật Bản,…
Bên cạnh các kênh phân phối hàng truyền thống, với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày nay các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể bán hàng qua thư, tiếp thị qua điện thoại, bán hàng qua mạng,… đây cũng là một phương pháp hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận khách hàng.