CHƯƠNG II. ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG NHẬT
II. SỰ PHÙ HỢP CỦA HÀNG HOÁ VIỆT NAM VỚI HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU
2. Đánh giá sự phù hợp của hàng hoá Việt Nam và hành vi của người tiêu
2.1. Những mặt tích cực
2.1.1. Một số mặt hàng Việt Nam rất hợp khẩu vị của người tiêu dùng Nhật Bản Món ăn Việt Nam được người Nhật rất ưa chuộng. Du khách Nhật đến Việt Nam để thưởng thức món ăn và khi về nước, họ thường xuyên lui tới các nhà hàng Việt. Trong suy nghĩ của người Nhật, món ăn Việt Nam luôn sử dụng nhiều rau, rất có lợi cho sức khỏe và ngon miệng. Không cay như món ăn Thái, không nhiều dầu mỡ như món Trung Hoa, món ăn Việt Nam rất hợp khẩu vị người Nhật. Theo kết quả điều
tra, đối với nhóm hàng nông sản và thủy sản, trên 50% số người Nhật đã tiêu dùng nhóm hàng này cho rằng hợp khẩu vị, cụ thể 59.3% hài lòng về chỉ tiêu khẩu vị của các sản phẩm nông sản của Việt Nam, 51.4% đối với các sản phẩm thủy sản Việt Nam.
Đây là một con số đáng mừng đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng này.
Ngoài những thực phẩm tươi sống, người Nhật cũng rất thích các món ăn đã được chế biến sẵn hay đã qua sơ chế của Việt Nam như tôm lăn bột, mì ăn liền, phở, nem rán đóng gói,… và nhiều du khách Nhật sau khi trở về từ Việt Nam đã tìm tới những quán bán đồ Việt Nam để thưởng thức lại những món ăn này.
2.1.2. Hàng hóa Việt Nam có giá cả cạnh tranh trên thị trường Nhật
Do có lợi thế về nguồn lực nhân công dồi dào và giá nhân công ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của thế giới nên hàng hóa Việt Nam được đánh giá là khá cạnh tranh về giá. Theo kết quả điều tra, phần lớn người tiêu dùng Nhật Bản cảm thấy hài lòng với giá cả của hàng hóa Việt Nam. Cụ thể nếu xét với từng nhóm hàng thì có tới 75% người Nhật đã tiêu dùng hàng nông sản cảm thấy hài lòng và rất hài lòng;
53.8% cảm thấy hài lòng và rất hài lòng với giá của nhóm hàng thủy sản; 56.2% cảm thấy hài lòng với giá hàng giày dép; 53.2% cảm thấy hài lòng và rất hài lòng về giá khi mua hàng dệt may Việt Nam và con số này đối với nhóm hàng đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ là 54.3%. Như vậy, ở tất cả các nhóm ngành hàng đều có trên 50% người tiêu dùng Nhật cảm thấy hài lòng với mức giá đã mua và chỉ có một bộ phận nhỏ cảm thấy không hài lòng (số người tiêu dùng Nhật cảm thấy không hài lòng với giá của các nhóm hàng nông sản, thủy sản, giày dép, dệt may và đồ gỗ/thủ công mỹ nghệ lần lượt là 2.8%, 5.2%, 0%, 9.4%, 8.6%).
2.1.3. Chủng loại hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản dần được mở rộng Việc nghiên cứu và tiếp cận thị trường Nhật Bản giúp các doanh nghiệp Việt Nam dần nắm bắt được cách thức kinh doanh tại Nhật Bản, thị hiếu, hành vi tiêu dùng của người Nhật Bản, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng Nhật. Điều đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam đạt được đó là họ đang đưa ra nhiều hơn những sự lựa chọn cho người tiêu dùng Nhật, mở rộng dần danh mục các mặt hàng cung ứng. Đầu tiên phải kể đến mặt hàng dệt may với các sản phẩm quần áo công sở, quần áo ngày thường, quần áo thời trang, các loại khăn vải, chăn bông… với nhiều màu sắc, mẫu mã, thiết kế phù hợp với từng mùa… Bên cạnh hàng dệt may là
mặt hàng cà phê, không chỉ còn là việc xuất khẩu cà phê sơ chế mà hiện nay Việt Nam đã giới thiệu với người tiêu dùng Nhật các sản phẩm cà phê xay, cà phê hoà tan với sự pha chế và mùi vị khác nhau. Một ví dụ khác là mặt hàng đồ gỗ, người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa thích các sản phẩm đồ gỗ và đồ gỗ mỹ nghệ của Việt Nam.
2.1.4. Chất lượng của một số mặt hàng được cải thiện rừ rệt
Chất lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã nâng lên đáng kể (do không nâng cao chất lượng hàng hoá Việt Nam rất khó thâm nhập được thị trường này), bước đầu tạo được sức cạnh tranh của hàng Việt nam, do các nhà sản xuất trong nước đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ví dụ như các công ty dệt may có sự đầu tư lớn về công nghệ và dây chuyền sản xuất đã làm tăng chất lượng của hàng dệt may, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này. Hay một ví dụ khác về chất lượng hàng Việt Nam đã được cải thiện là trường hợp cà vạt lụa Vạn Phúc, trong hội thảo với chủ đề “Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản” do Trung tâm Thông tin Thương mại Việt Nam phối hợp với Hiệp hội xuất khẩu TCMN Việt Nam tổ chức, ông Ken Arakawa, cố vấn cao cấp của JETRO đã đưa ra ví dụ về chất lượng của hàng TCMN Việt Nam khi so sánh 2 chiếc cà vạt lụa một cái mua từ 7 năm trước tuy có màu rất đẹp nhưng quá mềm và không đứng khi thắt còn một cái mua gần đây rất trang nhã và khi thắt rất đứng áo, khiến một vị đại biểu trong một hội nghị quốc tế đã từng nhầm nó với hàng Ý [48]. Như vậy, rừ ràng hàng Việt Nam đó được cải thiện một cỏch rừ rệt. Một số liệu cụ thể cho thấy có sự tiến bộ của chất lượng hàng Việt Nam là theo số liệu điều tra được thì 22.9%
người tiêu dùng Nhật cho rằng chất lượng hàng giày dép Việt Nam là tốt, 9.7% cho rằng rất tốt, còn 48.1% cho là bình thường; con số này đối với nhóm hàng dệt mày tương ứng là 19.4%, 15.6% và 36.9% còn đối với mặt hàng đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ là 35.7%, 11.4% và 41.4%. Như vậy, khoảng 80% người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá chất lượng hàng hóa Việt Nam từ mức trung binh trở lên, trên 30% đánh giá hàng Việt Nam có chất lượng tốt, riêng đối với nhóm hàng đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ con số này đạt được tới 47.1%.
48 Việt Tường (2008), Xuất khẩu vào Nhật và những lời khuyên của ngài Ken Arakawa, Tạp chí Ngoại
2.1.5. Có sự sáng tạo mới về mẫu mã trong một số mặt hàng
Dần nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam đang có những cải tiến về mẫu mã, thiết kế của một số mặt hàng như đồ gỗ và dệt may. Sự sáng tạo liên tục các mẫu mã và thiết kế mới trong các mặt hàng này không những giúp cho các doanh nghiệp giữ được mối quan hệ làm ăn lâu dài mà còn tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới cho họ trên thị trường kinh doanh quốc tế. Theo kết quả điều tra, thì có hơn 70% người tiêu dùng Nhật sau khi dùng hàng dệt may của Việt Nam đánh giá thiết kế của hàng dệt may Việt Nam ở mức bình thường trở lên, trong đó có tới 35.9% cho biết họ hài lòng hoặc rất hài lòng với thiết kế của hàng dệt may Việt Nam. Đây là một con số khả quan đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam khi muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Còn đối với nhóm hàng đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, tuy rằng mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện nay đang bị chững lại vì chưa có những bước đột phá về kiểu dáng, thiết kế nhưng hàng đồ gỗ của Việt Nam lại đang rất được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng, do đó khi nghiên cứu chung về nhóm hàng đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, số người Nhật hài lòng và rất hài lòng với thiết kế của nhóm hàng này chiếm một tỷ lệ khá cao: 55.6%
(trong đó 50% hài lòng và 5.6% rất hài lòng), bên cạnh đó 33.3% cảm thấy thiết kế nhóm hàng này bình thường và chỉ có 11.1% đánh giá thấp.
2.1.6. Bước đầu dựng được hình ảnh và uy tín của hàng hoá Việt Nam trên thị trường Nhật Bản
Nhiều doanh nghiệp và hàng hoá của Việt Nam đang dần khẳng định được uy tín của mình trên thị trường Nhật Bản. Một số doanh nghiệp dệt may như Legamex, Hotexco, Dệt may Phong Phú, Việt Tiến,… cũng đang tạo dựng được uy tín với bạn hàng trên thế giới. Ở Nhật Bản hiện nay đã xuất hiện những cửa hàng bán những mặt hàng của Việt Nam như cửa hàng Cyclo nằm giữa một trung tâm thời trang của Tokyo, nổi tiếng với khách hàng Nhật Bản và nhiều nước khác từ châu Âu, châu Mỹ nhờ món nem cuốn, món nộm ngó sen, phở gà và nhiều món ăn đặc trưng khác của Việt Nam.
Rượu Lúa mới, Nếp mới, vang Đà Lạt, bia 333,… cũng được tìm thấy trong thực đơn.
Hay ở một con phố nhỏ tại Tokyo, có Cà Phê Trang và bên cạnh là quán “Sài Gòn đẹp lắm” với chủ quán đều là người Nhật. Như vậy, không ít thì nhiều, các sản phẩm Việt
Nam cũng đã gây được ấn tượng đối với người tiêu dùng Nhật Bản, đặc biệt là những khách du lịch đã đến Việt Nam.