Triển vọng quan hệ thương mại Việt – Nhật trong thời gian tới []

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HểA

1. Triển vọng quan hệ thương mại Việt – Nhật trong thời gian tới []

1.1. Triển vọng phát triển quan hệ song phương

Kể từ khi hai nước ký kết Chương trình sáng kiến chung Việt - Nhật ngày 4/12/2003 quan hệ kinh tế thương mại song phương giữa Việt Nam - Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chương trình sáng kiến chung Việt - Nhật tập trung giải quyết các vấn đề chính như xây dựng, hoàn thiện các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tăng cường các cơ quan thực thi, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế và các biện pháp hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Việc ký kết báo cáo cuối cùng Sáng kiến chung là một sự kiện hết sức quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, sau sự kiện ký kết Hiệp định bảo hộ và đầu tư, Việt Nam được các đối tác Nhật Bản xếp hạng thứ tư trong bảng xếp hạng các thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ sau Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ. Ngoài ra trong bản báo cáo cuối cùng còn có thỏa thuận quan trọng khác là việc Nhật Bản sẽ gắn kết quả thực thi cụ thể theo lộ trình đã cam kết của sáng kiến chung với mức cam kết ODA cho Việt Nam. Có thể nói, với việc ký kết và thực hiện Chương trình sáng kiến chung Việt Nhật, quan hệ song phương

49Tham khảo thông tin từ:

1. Nguyễn Thị Nhiễu (2004), Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu nông sản , thủy sản và hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản, Viện nghiên cứu kinh tế.

2. http://www.doanhnghiep24g.com.vn/cms/detail.php?id=17700

3. http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns080402085112 4. http://irv.moi.gov.vn/congnghieponline/tintuc/2008/4/19010.ttvn

Việt Nam – Nhật Bản đã được tăng cường để hai bên thật sự trở thành đối tác ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau.

Tiếp theo Chương trình sáng kiến chung Việt Nhật, gần đây Việt Nam và Nhật Bản đã có một bước tiến nữa trong quan hệ kinh tế - thương mại thể hiện ở Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Khởi động từ tháng 1/2007, đã trải qua hơn 3 phiên đàm phán, cả Việt Nam và Nhật Bản đang đi những bước cuối cùng để Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) sẽ mở ra cơ hội lớn cho hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu vào Nhật.

Theo cam kết, ngay sau khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) được ký kết, mức thuế xuất khẩu bình quân hiện hành của hàng hoá Việt Nam vào thị trường Nhật Bản sẽ từ 5,05% giảm xuống còn 2,8% vào năm 2018.

Đặc biệt, theo cam kết mở cửa thị trường với Việt Nam, Nhật Bản sẽ cắt giảm 92%

các dòng thuế, trong đó có hàng ngàn dòng thuế ngay lập tức sẽ giảm xuống còn 0%. Về phía Việt Nam, mức thuế bình quân MFN là trên 14%, chúng ta sẽ phải giảm xuống còn 7% vào năm 2018. Dù mức giảm thuế cuối cùng của Nhật Bản thấp hơn của Việt Nam, nhưng mức giảm thuế của Việt Nam sẽ nhanh hơn rất nhiều so với đối tác.

Ngay sau khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật có hiệu lực sẽ có nhiều tác động tới các doanh nghiệp của hai nước. Với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp đang xuất khẩu vào Nhật sẽ có những bước ngoặt lớn. Hàng hoá của Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử tại Nhật. Đây là một lợi thế rất lớn vì Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam.

Ngoài những vấn đề liên quan đến cam kết mậu dịch tự do song phương, VJEPA còn giải quyết được 3 vấn đề, đó là nông nghiệp; việc di chuyển thể nhân và các lĩnh vực hợp tác. Trong đó yếu tố thứ 3 sẽ bổ trợ cho 2 yếu tố trước.

Cụ thể, hàng nông nghiệp của chúng ta đang có khá nhiều thế mạnh để xuất khẩu vào Nhật, đặc biệt rau và quả tươi.

1.2. Triển vọng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong khuôn khổ các hiệp định đa phương

Sau hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản được tổ chức vào giữa tháng 12/2003 được coi là cột mốc cho Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN và Nhật Bản với ý tưởng về một khu vực thương mại tự do giữa Nhật Bản và 10 nước

ASEAN, đến nay ý tưởng về khu mậu dịch tự do ASEAN – Nhật Bản đang dần được hình thành với “Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản”. Quá trình đàm phán Hiệp định AJCEP được thực hiện theo chỉ đạo của nguyên thủ các nước tại Thỏa thuận khung về Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản ký tại Bali (Inđônêxia) ngày 8/10/2003. Hiệp định AJCEP là văn kiện pháp lý quan trọng, xác lập mối quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ, toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản trong thời gian tới. Việc ký kết Hiệp định AJCEP là một cột mốc quan trọng nâng tầm quan hệ hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản. Phát biểu tại Lễ ký, Đại sứ Nhật Bản Sakaba Mitsuo mong muốn Hiệp định AJCEP sẽ là động lực thúc đẩy đầu tư, thương mại giữa Nhật Bản và ASEAN, đồng thời tạo ra thị trường to lớn và hiệu quả cũng như sự ràng buộc kinh tế giữa Nhật Bản và ASEAN. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng khẳng định, việc ký kết Hiệp định AJCEP là cột mốc quan trọng nâng tầm quan hệ hợp tác toàn diện giữa ASEAN - Nhật Bản, đồng thời thể hiện thiện chí hợp tác của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bảnm, nhằm xây dựng quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và thịnh vượng ở khu vực Đông Á. Trong bối cảnh mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước đang bước sang giai đoạn phát triển mới, Hiệp định AJCEP và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản hiện đang được đàm phán, sẽ góp phần phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi bên, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa hai nước, đáp ứng xu thế chung về hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới. Nhật Bản hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN với kim ngạch gần 200 tỷ USD và là đối tác đầu tư trực tiếp lớn nhất trong khu vực ASEAN, với giá trị đầu tư hàng năm đạt trên 10 tỷ USD.Việc ký kết Hiệp định AJCEP sẽ diễn ra tại thủ đô của 10 nước ASEAN và Nhật Bản theo hình thức ký luân phiên. Theo kế hoạch, Hiệp định AJCEP sẽ có hiệu lực ngay trong năm 2008 khi các nước hoàn tất thủ tục phê chuẩn sau khi ký kết. Là một thành viên của ASEAN, Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (ẠCEP) vào ngày 1/4/2008 vừa qua tại Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng thay mặt Chính phủ Việt Nam và Đại sự Nhật Bản tại Việt Nam – Sakaba Mitsuo ký.

Ngoài ra, chúng ta không thể chỉ xem xét một cách riêng rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản hay giữa ASEAN – Nhật Bản mà còn phải đặt nó trong bối cảnh toàn cầu hóa với các hiệp định và các mối quan hệ có tính chất rộng hơn như ASEAN +

3, APEC, ASEM và WTO bởi các mối quan hệ này có ảnh hưởng lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau. Quan hệ song phương giữa Việt Nam – Nhật Bản chịu tác động bởi các mổi quan hệ đa phương trong đó Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia cũng như mối quan hệ song phương của từng đối tác với các nước và tổ chức quốc tế khác. Nếu như Chương trình sáng kiến chung Việt – Nhật là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ song phương thì chương trình này cũng là một phần quan trọng trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam và tiến trình của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản. Mặt khác, động thái của quan hệ song phương Việt Nam – Nhật Bản và các mối quan hệ trong khuôn khổ đa phương như ASEAN + 3, APEC, ASEM và WTO trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa đời sống kinh tế thế giới mạnh mẽ như hiện nay là sự tăng cường các cam kết của cả hai bên đối với tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư, làm tăng mối quan hệ đối tác lâu bền và tin cậy giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)