Nhật Bản – thị trường xuất khẩu tiềm năng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HểA

2. Nhật Bản – thị trường xuất khẩu tiềm năng

Hiện nay, dân số Nhật Bản là hơn 127 triệu người. Nhật Bản hiện là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ, đồng thời là nước nhập khẩu lớn với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 300 – 500 tỷ USD. GDP của Nhật Bản hàng năm lên tới trên 4000 tỷ USD (năm 2006 con số này là 4.220 tỷ USD). Một đặc điểm của Nhật Bản là khoảng cách không xa giữa người giàu và người nghèo và đa số là tầng lớp trung lưu (90% dân số). Thu nhập của tầng lớp này đã tạo ra một thị trường hàng hóa rộng lớn. Việc nâng cao chất lượng cuộc sống và lối sống cá nhân được phản ánh trong nhu cầu hàng hóa đa dạng, tạo ra nhiều cơ hội đáng kể cho việc thâm nhập thị trường.

Do một trong những đặc tính của người Nhật Bản là hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài nên cùng với sự phát triển của du lịch và giao lưu văn hóa hợp tác,

50Tham khảo thông tin từ:

1. Ken Arakawa (2007), Export to Japanese market: Technical issues and practical experiences, NXB Đại học Kinh tế quốc dân

2. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n#cite_note-20

3. http://www.agro.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=6083

4. http://www.stat.go.jp/english/

số người Nhật đi du lịch và nghiên cứu, làm việc tại nước ngoài ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc các sản phẩm nước ngoài với thiết kế và chức năng không có ở Nhật đang được biết đến rộng rãi và người tiêu dùng Nhật Bản cũng dễ dãi hơn đối với hàng hóa nhập khẩu và văn hóa nước ngoài. Trên bàn ăn của người Nhật đã xuất hiện kết hợp cả các món ăn thuần Nhật và các món ăn phương Tây. Những sản phẩm của nước ngoài, không chỉ hàng hóa tiêu dùng ngày càng được yêu thích hơn. Một dấu hiệu cho thấy sự phổ biến của các sản phẩm nước ngoài là việc cá nhân người tiêu dùng Nhật Bản muốn trực tiếp đặt hàng từ nước ngoài. Những sản phẩm giải trí như phim truyền hình, trò chơi điện tử theo phong cách nước ngoài cũng khá phổ biến. Đặc tính này cũng là một yếu tố thuận lợi đối với Việt Nam nói riêng và các nước khác nói chung khi muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

Bảng 7 : Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản

Đơn vị: triệu USD

Năm Kim ngạch nhập

khẩu Tăng trưởng

1995 336,100 11.70%

1996 350,700 4.34%

1997 340,400 -2.94%

1998 279,300 -17.95%

1999 309,700 10.88%

2000 381,100 23.05%

2001 351,100 -7.87%

2002 336,400 -4.19%

2003 381,200 13.32%

2004 401,800 5.40%

2005 451,100 12.27%

2006 524,100 16.18%

2007 621,084 18.50%

(Nguồn: : Ministry of Internal Affairs and Communications, Summary Report on Trade of Japan, Japan Staticstic Bureau)

Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản tuy tăng không đều qua các năm nhưng trong vòng 4 năm trở lại đây đã có bước chuyển đáng kể - kim ngạch nhập khẩu tăng liên tục và với tốc độ cao, riêng năm 2006 đã vượt ngưỡng 500 tỷ USD và sang năm 2007 con số này đã vượt mức 600 tỷ USD – một con số kỷ lục với mứ tăng trưởng so với năm 2006 là 18.50%. Các nước xuất khẩu chính sang Nhật Bản là Trung Quốc

21%, Hoa Kỳ 12.7%, Ả Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7%

và Indonesia 4% (số liệu 2005). Nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản rất đa dạng, từ máy móc, thiết bị, chất đốt đến nông sản, thủy sản, quần áo, giày dép, phần mềm,…

Riêng với Việt Nam, Nhật Bản là một thị trường tiềm năng đối với nhiều mặt hàng. Trong nhiều năm liền, Việt Nam luôn là quốc gia xuất siêu sang Nhật Bản. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của hai nước đạt 4.5 tỷ USD. Đến năm 2006, kim ngạch buôn bán hai chiều của hai nước đã tăng đến 9.9 tỷ USD, trong đó tỷ trọng xuất khẩu luôn nghiêng về phía Việt Nam. Dự kiến kim ngạch cho quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ đạt 17 tỷ USD vào năm 2010. Nhật Bản hiện nay là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là hàng xuất khẩu của Việt Nam tiêu thụ mạnh tại thị trường Nhật Bản nhưng thị phần còn khá khiêm tốn, mới đạt 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, do đó Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để tăng thị phần trên thị trường Nhật Bản – quốc gia thuộc loại giàu có bậc nhất thế giới này. Một tín hiệu đáng mừng nữa đối với các doanh nghiệp Việt Nam là nhu cầu của người Nhật đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang có xu hướng tăng lên đáng kể.Ví dụ, chỉ tính riêng năm 2006, Nhật Bản đã tiêu thụ hết 55 tỷ USD cho chi tiêu thực phẩm; chi hơn 2.2 tỷ USD mỗi năm cho nhu cầu về đồ gỗ nội thất, ngoại thất; và nhóm hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam được dự báo là sẽ có kim ngạch tăng mạnh do Nhật Bản sẽ chuyển một phần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam do Việt Nam đã gia nhập WTO và được xóa bỏ hạn ngạch. Nhóm hàng thủy hải sản Việt Nam xuất sang Nhật Bản đang có kim ngạch lớn, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường khác… Ngoài những mặt hàng chủ lực, Việt Nam cũng đã bắt đầu xuất khẩu các mặt hàng khác sang Nhật Bản như phần mềm, tàu thủy,… Như vậy, Nhật Bản hiện nay vẫn là một thị trường đầy hứa hẹn đối với các doanh nghiệp Việt Nam về tất cả các nhóm ngành hàng. Đây là một thị trường mở, điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt nhu cầu của thị trường Nhật Bản như thế nào mà thôi.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)