Giải pháp tác động đến giai đoạn trước khi mua hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này (Trang 91 - 96)

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HểA

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM

2.1. Giải pháp tác động đến giai đoạn trước khi mua hàng

2.1.1. Tạo lập và tăng cường quảng bá thương hiệu của hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Thương hiệu là yếu tố đầu tiên tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng cho khách hàng tìm đến mua và sử dụng sản phẩm. Qua nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Nhật Bản có thể thấy thương hiệu là một trong những yếu tố hết sức quan trọng giúp sản phẩm thành công trên thị trường này. Do đó, doanh nghiệp không chỉ cần có được nhận thức đúng đắn và đầy đủ về thương hiệu, mà còn phải có chiến lược cụ thể nhằm tạo dựng và quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường Nhật Bản nói riêng và thị trường quốc tế nói chung. Mỗi doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản cần phải xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình. Xây dựng được một thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng sẽ góp phần tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, hiện

nay vấn đề đăng ký thương hiệu ở nước ngoài lại là một trở ngại đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Không ít các sản phẩm của Việt Nam đã bị đánh cắp thương hiệu ở nước ngoài như thuốc là Vinataba, sản phẩm xăng, dầu nhớt Petro, sản phẩm may Việt Tiến, mỳ ăn liền Vifon,… hoặc phải mang nhãn hiệu của người khác (các nhà nhập khẩu, phân phối,…). Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần quán triệt nguyên tắc “thương hiệu đi trước hàng hóa”. Cần nhanh chóng khắc phục thói quen của các doanh nghiệp Việt Nam là đưa hàng hóa ra thị trường rồi mới đăng ký thương hiệu. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất, hàng dệt may, giày dép, các mặt hàng nông sản chế biến như cà phê, chè, hạt điều,… vần phải được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại Nhật Bản cũng như các quốc gia đối tác xuất khẩu khác để tránh việc bị sao chép, đánh cắp thương hiệu…

Đối với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam cần:

_ Đăng ký hoàn tất thủ tục về sở hữu công nghiệp và bản quyền nhãn mác hàng hóa tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam (Cục sở hữu công nghiệp – Bộ khoa học và công nghệ);

_ Yêu cầu Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ để đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm tại thị trường Nhật Bản;

- Nghiên cứu luật về quảng bá sản phẩm của Nhật Bản và áp dụng các hình thức quảng bá, xúc tiến thương hiệu theo đúng quy định của luật pháp nước này;

_ Tìm kiếm sự hỗ trợ của Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản các tổ chức quốc tế để thu xếp ổn thỏa các tranh chấp về thương hiệu trên thị trường Nhật;…

2.1.2. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến hỗ trợ kinh doanh trên thị trường Nhật Bản Các công cụ xúc tiến hỗ trợ kinh là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc giới thiệu hình ảnh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, góp phần quảng bá thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, khi sử dụng các công cụ này cần chú ý một điều là thị trường Nhật Bản mang đậm nét đặc trưng truyền thống của các quốc gia phương Đông là hướng nội, coi trọng gia đình và truyền thống dân tộc, gắn bó với thiên nhiên và quê hương xứ sở, vì vậy không thể sử dụng các thông điệp trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2.1.2.1. Quảng cáo

Doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường sử dụng các công cụ quảng cáo tại thị trường Nhật Bản nhằm đưa sản phẩm của mình nhanh chóng tiếp cận với khách hàng Nhật Bản. Để nâng cao hiệu quả quảng cáo, trước hết doanh nghiệp cần phải xác định rừ chớnh sỏch sản phẩm rồi từ đú mới đề ra mục tiờu và chiến lược cụ thể của quảng cáo. Trước khi xây dựng các chương trình quảng cáo, doanh nghiệp nhất thiết phải tiến hành các cuộc điều tra thị trường nhằm đi sâu khai thác tâm lý người tiêu dùng Nhật Bản sau đó mới đưa ra các chiến lược quảng cáo phù hợp với kết quả điều tra. Hiện nay, đối với thị trường Nhật Bản, chi phí quảng cáo rất tốn kém, đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình. Do vậy, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp Việt Nam có thể tiến hành quảng cáo theo 3 hướng chủ yếu sau: Một là, sử dụng các phương tiện quảng cáo qua in ấn là chủ yếu. Hoạt động quảng cáo nên được sử dụng để quảng bá thương hiệu và hình ảnh chung của từng nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản nên do các Hiệp hội ngành hàng thực hiện. Các doanh nghiệp tiến hành riêng lẻ sẽ ít thu được hiệu quả cao trong điều kiện còn hạn hẹp về tài chính. Quảng cáo có thể thông qua báo và các tạp chí chuyên ngành của Nhật Bản hoặc các tạp chí tiếng Anh. Một hình thức quảng cáo phổ biến ở Nhật là làm các tờ rơi bằng tiếng Nhật và để ở các giá sách miễn phí cho người đọc tại các siêu thị, các địa điểm công cộng như trạm tàu điện ngầm, góc phố,… để những người có quan tâm có thể chọn đọc để biết thêm thông tin. Hai là, kết hợp quảng cáo với các kỳ hội chợ, triển lãm, giới thiệu trưng bày sản phẩm. Cũng giống như quảng cáo, ưu tiên hàng đầu đặt ra là quảng cáo cho thương hiệu Việt Nam trước. Chẳng hạn, đối với mặt hàng thủy sản, VASEP đang tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu logo biểu trưng cho nhãn hiệu cá tra – cá basa Top Quanlity – Pangasius, thì việc quảng bá cho nhãn hiệu này và những thông điệp mà nó chứa đựng cần phải được đẩy mạnh tại các kỳ triển lãm, giới thiệu trưng bày sản phẩm. Ba là, sử dụng các phương tiện quảng cáo di động. Đây cũng là một hình thức quảng cáo phổ biến ở Nhật Bản và hiệu quả tương đối tốt. Việc sử dụng các phương tiện quảng cáo di động như quảng cáo trên xe buýt, tàu điện ngầm,… rất thông dụng ở Nhật do hệ thống giao thông công cộng của Nhật rất phát triển và đại đa số người Nhật sử dụng các phương tiện giao thông này để đi lại. Quảng cáo qua các phương tiện quảng cáo di động có ưu điểm là chi phí rẻ và có thể tiếp cận được đại đa số người tiêu dùng.

2.1.2.2. Quan hệ công chúng

Do truyền thống kinh doanh của người Nhật là dựa trên mối quan hệ hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau là yếu tố ưu tiên nên tác động của các hoạt động quan hệ công chúng có hiệu quả rất lớn đối với hoạt động quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Nhật Bản mà chi phí cũng không lớn hơn so với quảng cáo. Các doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng các hình thức quan hệ công chúng như hội nghị khách hàng tại Nhật Bản, tài trợ cho các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao, tham gia vào các chương trình giao lưu văn hóa tại Nhật Bản. Trong các hoạt động này, doanh nghiệp có thể tiến hành phát miễn phí catalog, bản giới thiệu doanh nghiệp và các trang thông tin khuyến mãi, đồng thời tặng các sản phẩm mẫu cho các khách hàng trung thành hay bạn hàng lâu năm đối với các mặt hàng có giá trị nhỏ. Còn đối với mặt hàng có giá trị lớn, doanh nghiệp có thể thay thế bằng những đồ lưu niệm có in logo của công ty hay nhãn hiệu của sản phẩm như mũ, áo phông, ví,… Cách làm này giúp các doanh nghiệp duy trì các mối quan hệ khách hàng lâu năm và gây sự chú ý đối với các khách hàng trên thị trường tiềm năng.

Ngoài ra, hoạt động quan hệ công chúng thông qua báo và tạp chí trong nước và quốc tế cũng là một cách làm phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các Hiệp hội ngành hàng có thể phát hành các tạp chí giới thiệu sản phẩm của Việt Nam bằng tiếng Anh và tiếng Nhật, ví dụ hiện nay VASEP có tạp chí Thương mại thủy sản phát hành hàng tháng tuy nhiên mới chỉ bằng tiếng Anh, nên bổ sung thêm bản bằng tiếng Nhật tặng cho Hiệp hội thủy sản Nhật Bản, Hiệp hội các nhà bán buôn Nhật Bản, JETRO,…

nhằm tăng cường các kênh thông tin về hàng hóa và các nhà xuất khẩu Việt Nam với các đối tác Nhật Bản.

2.1.2.3. Hội chợ, triển lãm

Để thâm nhập thành công vào thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế giới thiệu hàng hoá sản phẩm của mình với các khách hàng Nhật. Để có thể thiết lập mối quan hệ kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế tại Nhật Bản hoặc mở văn phòng đại diện tại Nhật để giới thiệu sản phẩm. Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rừ tớnh chất, đặc điểm hội chợ chuyờn ngành để tham gia cỏc hội chợ, triển lãm tại Nhật Bản một cách có hiệu quả, ví dụ như hội chợ bán buôn lại mang hàng

mục đích bán lẻ và ngược lại. Cần chú ý tại Nhật Bản việc tham gia hội chợ, triển lãm có ý nghĩa và mục đích khác so với việc tham gia hội chợ, triển lãm tại Hoa Kỳ và EU.

Tại Nhật Bản, tham gia hội chợ, triển lãm với mục đích là giới thiệu sản phẩm mới, duy trì quan hệ với các khách hàng đang kinh doanh và mở rộng quan hệ với các khách hàng mới chứ không phải cứ đi hội chợ là ký ngay hợp đồng như nhiều nước khác. Các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cẩn thận trước khi tham dự hội chợ triển lãm ở Nhật Bản, chuẩn bị đầy đủ tài liệu giới thiệu doanh nghiệp, cần đặc biệt chú trọng vào văn hóa kinh doanh của Nhật như nhân viên bán hàng phải có danh thiếp, khi trao danh thiếp/catalog cho đối tác tìm hiểu phải đưa bằng hai tay, nhận danh thiếp của đối tác Nhật phải xem danh thiếp rồi mới để trên bàn hoặc cất đi. Doanh nghiệp cũng cần liên hệ với các bạn hàng và đối tác truyền thống để mời đến gian hàng của mình nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm hoặc công nghệ mới hoặc giới thiệu chương trình xúc tiến bán hàng… Việc lựa chọn đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến xuất khẩu và am hiểu về thị trường Nhật Bản để tham dự hội chợ cũng là một yếu tố quan trọng, tránh tình trạng đưa nhân viên đi tham quan Nhật Bản. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp nên tổ chức các hoạt động quan hệ công chúng kết hợp với các kỳ hội chợ triển lãm như tổ chức hội thảo về chất lượng sản phẩm,… ngay tại các kỳ hội chợ triển lãm.

2.1.2.4. Bán hàng cá nhân

Hình thức này áp dụng đối với khách hàng là tổ chức mua. Quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp trong hình thức này là việc đào tạo được đội ngũ nhân viên chào hàng. Nhân viên của doanh nghiệp phải được đào tạo một cách toàn diện từ cử chỉ, lời nói, thái độ, cách ăn mặc đến những kiến thức chào hàng, giới thiệu sản phẩm, có khả năng phản ứng nhanh nhạy đối với những tình huống bất ngờ. Đặc biệt nhân viên chào hàng phải thông hiểu văn hóa, tập tục kinh doanh của đối tác và thông thạo ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Nhật) để giao dịch với đối tác. Người chào hàng có thể thay đổi thông điệp cho phù hợp với nhu cầu, biết đưa ra những lời quảng cáo đúng lúc. Nhân viên chào hàng không chỉ phải là những người cởi mở, nhiệt tình và chu đáo với khách hàng mà còn phải có kiến thức về sản phẩm, có khả năng tư vấn cho khách hàng và phải tạo được sự tin tưởng của khách hàng Nhật Bản.

2.1.2.5. Văn minh thương mại

Làm ăn với các đối tác Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam nhất thiết phải tìm hiểu văn hóa kinh doanh của người Nhật Bản và có cách ứng xử phù hợp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có được sự tin tưởng và tôn trọng của đối tác Nhật Bản, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ buôn bán lâu dài. Sau đây là một vài điểm cần lưu ý khi làm ăn với người Nhật. Đặc điểm nổi bật khi làm việc với các doanh nhân Nhật Bản là giữ chữ tín, giữ lời hứa dù là về những việc nhỏ nhất; đặc biệt coi trọng ấn tượng trong buổi gặp mặt đầu tiên hay trong đợt giao dịch đầu tiên. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khi có quan hệ làm ăn với các đối tác Nhật Bản nhất thiết phải đặt “chữ tín” lên hàng đầu như việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo thời gian giao hàng, cung cấp thụng tin về doanh nghiệp cũng như sản phẩm hàng húa trung thưc, rừ ràng,… Cú như vậy mới có thể duy trì quan hệ đối tác lâu dài với người Nhật Bản. Người Nhật Bản rất coi trọng giờ hẹn. Vì vậy, khi đi làm việc với khách Nhật, ta phải chủ động lựa chọn phương tiện hợp lý và thời gian đảm bảo tránh bị muộn vì lý do tắc đường. Người Nhật cũng có thói quen tặng quà nên các doanh nghiệp Việt Nam chú ý tặng quà khách vào một số dịp lễ của Nhật như dịp Ô Bôn (tháng 7), dịp này nên gửi đồ ăn; dịp cuối năm dương lịch nên tặng đồ uống…

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)