CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HểA
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM
1. Giải pháp vĩ mô
Theo như các phân tích, hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, tạo ra các rào cản vô hình mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa của mình vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Nhà nước chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ cho các doanh nghiệp để tạo môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp phát huy được hết tiềm lực của mình, chủ động trong việc nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng tại các thị trường quốc tế, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm thâm nhập vào các thị trường này. Có thể nói, vai trò của Nhà nước như một chất dầu bôi trơn guồng máy hoạt động của các doanh nghiệp, giúp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ hơn.
1.1. Tổ chức nghiên cứu, thu thập thông tin về thị trường Nhật Bản
Như đã nói, hành vi tiêu dùng tuy không mới mẻ gì đối với các doanh nghiệp nước ngoài nhưng lại còn lạ lẫm đối với các doanh nghiệp Việt Nam và chưa có sự quan tâm đúng mức. Do đó, Chính phủ và các Bộ, ngành trước hết có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về văn hóa tiêu dùng nói chung và về tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng nói riêng. Cụ thể, Bộ Thương mại hoặc Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam có thể tổ chức
52Tham khảo các tài liệu sau:
1. ThS. Đỗ Cường Thanh – Sở Thương mại Hải Phòng, Những thành tựu và hạn chế về xuất khẩu của Việt Nam – Khuyến nghị về giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược xuất khẩu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội, Số 9/2006
2. Nguyễn Thị Nhiễu (2004), Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng thủ công
những cuộc hội thảo về đề tài nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng tại các thị trường khác nhau, đặc biệt chú trọng đến thị trường Nhật Bản bởi đây là thị trường khó tính và có yêu cầu cao đối với sản phẩm, dịch vụ. Trong các cuộc hội thảo đó, các doanh nghiệp có thể trao đổi những kinh nghiệm thực tế, những thành công hay thất bại liên quan tới hành vi người tiêu dùng khi thâm nhập một thị trường mới.
Hai là, cơ quan Thương vụ của Việt Nam tại Nhật Bản cần tích cực nghiên cứu, thu thập thông tin về thị trường Nhật Bản, nhất là hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản. Thương vụ đặt tại Nhật Bản nên có điều kiện tiếp xúc hàng ngày với hoạt động tiêu dùng tại Nhật Bản. Do đó, có thể cập nhật thường xuyên những thay đổi trong giá trị, thái độ, lối sống, thói quen, thị hiếu tiêu dùng của người Nhật. Bên cạnh đó, Thương vụ cần thường xuyên tiếp cận các đối tượng bạn hàng, trong đó chú trọng đến các hiệp hội ngành hàng, các phòng thương mại, một số tập đoàn công ty có nhiều quan hệ làm ăn với Việt Nam để tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị trường. Trên cơ sở những thông tin thu được, Thương vụ báo cáo kịp thời về cho Bộ Thương mại để cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam khi muốn thâm nhập thị trường Nhật Bản.
Ba là, các cơ quan nghiên cứu như Viện Kinh tế thế giới cần có những chuyên đề nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng nói chung và của người tiêu dùng Nhật Bản nói riêng. Những công trình nghiên cứu đó sẽ có tác dụng thiết thực giúp các doanh nghiệp định hướng chiến lược kinh doanh khi thâm nhập thị trường mới. Ngoài ra, các học viện và các trường đại học nên tổ chức những khóa học chuyên sâu về hành vi người tiêu dùng, văn hóa tiêu dùng,…
1.2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Nhà nước đối với thị trường Nhật Bản
Theo các chuyên gia kinh tế, từ trước tới nay, thành công của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhờ các yếu tố như giá nhân công rẻ, sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ… nhưng đến nay những lợi thế này đang mất dần. Cụ thể, theo công ty nghiên cứu thị trường TNS – Việt Nam, giá nhân công Việt Nam đã tăng lên khoảng 20% kể từ năm 2003 đến năm 2005 và sẽ còn tiếp tục tăng, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, thực hiện lộ trình cam kết sẽ mở cửa các ngành hàng, dịch vụ. Đồng thời với giá nhân công gia tăng, việc hỗ trợ tài chính của Chính phủ cũng dần phải cắt giảm theo các cam kết quốc tế. Vì vậy, Nhà nước cần tạo sức cạnh tranh mới cho các doanh
nghiệp thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với thị trường Nhật Bản. Cụ thể:
Đối với việc tổ chức kênh thông tin về thị trường Nhật Bản phục vụ cho doanh nghiệp, Bộ Thương Mại có thể thông qua trang web của mình để giới thiệu về thị trường Nhật Bản và các nhà nhập khẩu Nhật Bản đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, các hiệp hội ngành hàng như Hiệp hội thủy sản Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam,… cũng cần công bố những thông tin cụ thể và cập nhật đối với thị trường Nhật Bản nói riêng và các thị trường xuất khẩu của ngành hàng nói chung để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin. Hiện nay, các website của các Hiệp hội tuy đã đưa các thông tin về các thị trường xuất khẩu nhưng các thông tin thường chỉ là những thông tin chung chung và đã lỗi thời (ví dụ như thông tin của Hiệp hội dệt may Việt Nam đưa lên là từ năm 2003). Ngoài ra, Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam cũng cần phối hợp chặt chẽ và tranh thủ khai thác tối đa sự giúp đỡ của Sứ quán Nhật Bản, JETRO Nhật Bản,… hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thông tin về Nhật Bản, các nhà nhập khẩu Nhật Bản, các sản phẩm tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam đối với Nhật Bản.
Đối với việc tham gia các hội chợ, triển lãm tại Nhật Bản, Cục Xúc tiến thương mại cần công bố các danh mục các hội chợ triển lãm hàng năm được tổ chức tại Nhật Bản, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký tham gia và có thể đề xuất hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ Nhật Bản. Nhà nước cũng cần nghiên cứu và triển khai một số Trung tâm thương mại Việt Nam tại Nhật Bản như nơi trưng bày, giới thiệu và bán hàng Việt Nam cho người Nhật Bản.Các Trung tâm này sẽ đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, thời gian đầu Thương vụ có thể cử cán bộ biệt phái sang làm việc tại Trung tâm, những cán bộ này sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn và đào tạo cho đại diện các doanh nghiệp trưng cách trưng bày giới thiệu sản phẩm, hoặc giới thiệu, tuyển mộ lao động người Nhật Bản làm việc tại các trung tâm cho các doanh nghiệp,… Trên thực tế, một hình thức của Trung tâm thương mại Việt Nam đã ra đời là “Nhà Việt Nam” tại Tokyo vào năm 2002, với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
"Nhà Việt Nam" tại Tokyo có khu vực dành riêng giới thiệu các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam, khu vực giới thiệu về du lịch Việt Nam và đặc biệt tại đây có khu
vực ẩm thực dành cho khách tham quan. Tuy vẫn còn hạn chế trong số lượng hàng trưng bày, chỉ chủ yếu tập trung vào một số loại sản phẩm về hàng sơn mài, thủ công mỹ nghệ, du lịch... - những mặt hàng có thể nói đang gây "cơn sốt" cho giới trẻ Nhật hiện nay đã khá thành công trong vai trò nhà xúc tiến thương mại. Anh Seiji, giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ tại tỉnh Shizuoka (Nhật), trong lần đến lấy hàng tại Việt Nam vào đầu tháng 8-2003, kể lại: "Năm ngoái tình cờ trong lần cùng một người bạn đi ăn tại phố Ebisu, Tokyo, khi ghé vào nhà Việt Nam chúng tôi khá bất ngờ khi biết tại đây không chỉ có các món ăn Việt Nam mà còn có cả hàng hóa từ Việt Nam. Đặc biệt có các loại hàng zakka (hàng thủ công mỹ nghệ) được làm từ các loại thổ cẩm, loại hàng mà tôi đang tìm. Tại đây họ không những cung cấp cho chúng tôi địa chỉ, số điện thoại, fax... của các cơ sở sản xuất mà còn chỉ cách thức làm ăn với người Việt như thế nào... Ngay sau đó tôi đã quyết định sang Việt Nam, tìm đến cơ sở này ở Thủ Đức và bây giờ họ chính thức trở thành nhà cung cấp mặt hàng thủ công mỹ nghệ này cho công ty chúng tôi".[53] Như vậy, việc thành lập các Trung tâm như “Nhà Việt Nam” đã góp phần tích cực vào việc quảng bá hình ảnh Việt Nam đối với người dân Nhật Bản, đồng thời góp phần đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường này.
Nhà nước cũng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách hỗ trợ thực hiện các chương trình xúc tiến thiết kế mẫu mã sản phẩm cho xuất khẩu sang Nhật Bản, đặc biệt là đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Ví dụ như Chương trình kiểm tra thiết kế nhằm hạn chế nạn ăn cắp thiết kế, vi phạm bản quyền; Chương trình triển lãm thiết kế hàng xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản; Các chương trình xúc tiến xuất khẩu hàng hóa kiểu dáng đẹp của Việt Nam,… Những hỗ trợ của Nhà nước có thể bao gồm cả việc hỗ trợ đào tạo nghệ nhân, các nhà tạo mẫu sản phẩm, tổ chức các cuộc thi chọn sản phẩm độc đáo cho xuất khẩu,…
1.3. Định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản
Trên cơ sở các thông tin thu được, Nhà nước xác định các mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và phù hợp với hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Nhật Bản để định hướng, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Trên thực tế, Nhà nước đã thông qua chiến lược xuất nhập khẩu của Việt
53http://www.vysa.jp/modules.php?op=modload&name=News&file=article&sid=478&mode=thread&order=0&thold=0
Nam thời kỳ 2001 – 2010, trong đú chỉ rừ những định hướng lớn về thị trường và mặt hàng xuất, nhập khẩu. Các Bộ, ngành, địa phương, dựa trên chiến lược xuất nhập khẩu đã được Chính phủ phê duyệt để xây dựng các chiến lược xuất nhập khẩu của mình, ví dụ Bộ thủy sản đã xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản đến năm 2010, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã có chương trình xuất khẩu rau quả tới năm 2010,…
Tuy nhiên, những định hướng chiến lược của Nhà nước và các Bộ, ngành, địa phương được xây dựng trong thời gian qua chưa đầy đủ và chưa dựa trên việc phân tích một các sâu sắc tình hình thực tiễn và dự báo xu hướng phát triển của thị trường các sản phẩm vì vậy mục tiêu đặt ra cũng như các bước đi cụ thể và phương thức thực hiện đều phải liên tục được điều chỉnh làm giảm ý nghĩa và hiệu lực thực thi của các chiến lược. Hơn nữa, hầu như chúng ta còn thấy thiếu vắng các chiwns lược xuất nhập khẩu các mặt hàng cụ thể đối với một thị trường cụ thể, ví dụ chiến lược xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản,… Việc thiếu vắng các chiến lược xuất khẩu ngành/sản phẩm cụ thể sang các thị trường nhất định là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến kết quả xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, để đạt được mục tiêu phát triển xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian tới, Nhà nước cần chỉ đạo và điều phối việc xây dựng các kế hoạch và chiến lược xuất khẩu các mặt hàng cụ thể sang thị trường này một cách tỉ mỉ. g
1.4. Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu sang Nhật Bản Như đã phân tích trong bài, thị trường Nhật Bản là một thị trường vô cùng khó tính. Do có mức sống cao và có khiếu thẩm mỹ, người Nhật Bản đặt ra yêu cầu rất cao về chất lượng hàng hóa. Do vậy, các cơ quan hữu quan của Việt Nam cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhất là khi chúng ta đã là thành viên của WTO.
Chẳng hạn, đối với mặt hàng thịt, hải sản, rau quả,… vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải là Nhật Bản có quy định và quy chế chặt chẽ về thực phẩm nhập khẩu. Về mặt quản lý Nhà nước, từ năm 1947 Luật vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản đã được ban hành và lần sửa đổi gần đây nhất là năm 2005 nhằm quản lý, bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, ngay từ nguồn cung cấp ở nước xuất khẩu. Do đó, nếu không giải quyết vấn đề này một cách triệt để thì hàng Việt Nam khó có thể thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Sau đây là một số đề xuất kiến nghị:
_ Các bộ, ban, ngành cần có sự phối kết hợp chặt chẽ để tăng cường quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, cụng bố rừ danh mục cỏc chất khỏng sinh và húa chất;
quản lý chặt chẽ nhập khẩu và ngăn chặn có hiệu quả việc nhập lậu các loại kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật vào nước ta.
_ Nhà nước cần đầu tư cho việc nâng cao năng lực kiểm tra chất lượng hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu. Nếu cần có thể thuê các doanh nghiệp giám định có uy tín của nước ngoài thực hiện các dịch vụ kiểm tra. Đặc biệt, đối với mặt hàng nông thủy hải sản cần kiểm tra chặt chẽ về thành phần dư lượng kháng sinh bên trong sản phẩm.
_ Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu từ sản xuất đến lưu thông, bảo quản và vận chuyển sản phẩm. Những doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sử dụng các loại kháng sinh, hóa chất trong danh mục cấm sử dụng của Bộ Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thể xem xét thu hồi giấy phép kinh doanh bên cạnh các hình thức xử phạt hành chính.
1.5. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực ngoại thương và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cho doanh nghiệp
Bên cạnh những tiềm năng to lớn như nguồn lao động dồi dào, thông minh, khéo tay, chịu khó, ham học hỏi và nhanh chóng tiếp thu tri thức và công nghệ,…
nguồn nhân lực Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế và thách thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung như: tác phong và tư duy của người sản xuất nhỏ chưa quen với điều kiện nền kinh tế thị trường và công nghiệp hóa, thói quen mạnh ai nấy làm, thiếu sự hợp tác, chia sẻ và thiếu ý thức làm việc theo nhóm, thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên môn làm việc hợp lý và hiệu quả,...
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản và các cơ quan chức năng quản lý hoạt động xuất khẩu sang Nhật Bản, cần thiết phải có cán bộ thành thạo về tiếng Nhật và tốt hơn nữa là được đào tạo lại tại Nhật Bản một thời gian để có thể hiểu sâu sắc hơn về thị trường và người tiêu dùng Nhật Bản, qua đó mà hình thành nên hành vi ứng xử phù hợp với đặc điểm của thị trường này.
Nhà nước có thể khuyến khích, hỗ trợ việc phát triển nguồn nhân lực xuất khẩu sang Nhật bản bằng các cách sau:
_ Các cơ quan hữu quan của Nhà nước nên nghiên cứu và tập hợp nhu cầu về đào tạo tiếng Nhật cho kinh doanh với thị trường Nhật Bản trong phạm vi cả nước và tham vấn cho các cơ sở đào tạo về quy mô, nội dung và phương pháp đào tạo về kinh doanh với thị trường Nhật Bản…
_ Các cơ quan Nhà nước hữu quan đứng ra tổ tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản cho các doanh nghiệp, mời các chuyên gia của Việt Nam , chuyên gia của Nhật Bản hay các chuyên gia quốc tế về giảng dạy.
_ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham quan, khảo sát thị trường Nhật Bản, học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các nhà xuất khẩu thành công.
_ Khuyến khích nhà đầu tư Nhật Bản chuyển giao công nghệ và đào tạo quản lý cho các doanh nghiệp Việt Nam thông qua các hợp đồng thầu phụ…
_ Khuyến khích các hình thức hợp tác đào tạo giữa các doanh nghiệp và các cơ sở đào tọa nghề của các khu vực nhà nước và tư nhân, cả trong nước và quốc tế.
_ Thực hiện tốt các chương trình giáo dục cộng đồng, giáo dục hướng nghiệp, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.