CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH RÁC
B. Một số mô hình quản lý và kinh doanh rác thải tại Việt Nam
III. Mô hình cộng đồng quản lý – hệ thống thu gom trên cơ sở cộng đồng ở
2. Mô hình tổ chức quản lý rác thải ở ba phường
Trong mô hình quản lý chính quyền ở các xã phường, ta có thể thấy trong sơ đồ:
Hình 14 Sơ đồ tổ chức ban quản lý xã, Phường
Chính quyền địa phương thường gồm: Ủy ban nhân dân, Hội đồng Nhân dân, Ban mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, các hội/ tổ chức khác (nhƣ Hội nông dân, Hội khuyến học…). Mô hình tổ chức quản lý rác thải cộng đồng ở Việt Nam thường có liên hệ mật thiết và đƣợc xây dựng từ hoặc trực thuộc các đơn vị quản lý trên.
a. Minh Khai:
Ở xã Minh Khai, cộng đồng sẽ bầu ra một người đại diện và chịu trách nhiệm tổ chức cộng đồng, các hiệp hội, đoàn thể thì đƣợc tổ chức bởi chính quyền địa phương. Những người đại diện này được coi như quan chức địa phương và được hưởng lương 100.000 VNĐ/tháng do chính quyền địa phương chi trả.
Số lượng người đại diện không hạn chế, và nhiệm vụ của họ là tham gia vào các buổi thảo luận tổ chức, thay mặt cho tổ chức khi thảo luận với chính quyền địa phương, một người cử tri khi cư dân trong cộng đồng muốn bày tỏ quan điểm hay ý kiến của họ về các vấn đề trong cộng đồng. Những ý kiến và gợi ý đƣợc đưa ra trong mỗi tổ chức có thể được trình lên chính quyền địa phương để thảo luận thêm. Từ đó, các chính sách của chính quyền địa phương sẽ được chuyển tải tới cộng đồng thông qua người đại diện này. Một vài việc khác như duy trì hệ thống loa truyền thanh phường, duy trì phòng họp hội đồng, thông báo các cuộc tiếp xúc cử tri và các tiến trình hội thảo bên ngoài các cuộc họp Đảng...
Để đƣợc bầu, họ phải đạt tối thiểu 51% tổng số phiếu bầu. Không có một chiến dịch tranh cử chính thức nào cả. Ứng cử viên đƣợc lựa chọn dựa trên mối quan hệ với cộng đồng. Có thể bầu theo từng cá nhân hoặc theo hộ gia đình, do đó không đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người trong cộng đồng.
Hình 15 Cơ cấu tổ chức BQL thu gom rác thải ở Minh Khai
Người đại diện cho cộng đồng này cũng chính là người chịu trách nhiệm với nhóm quản lý chất thải trong cộng đồng gồm 5 người, bao gồm chủ tịch và phó chủ tịch hội phụ nữ. Người đứng đầu sẽ có quyền chính thức để đưa ra bất
cứ chính sách hay quyết định nào trong cộng đồng và ở các buổi họp cộng đồng nếu thấy phù hợp. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận sâu hơn, nếu nhƣ họ cảm thấy cộng đồng bị ảnh hưởng bởi quyết định đó, một buổi họp cộng đồng sẽ được tổ chức. Ngoài ra, nếu quyết định nhỏ nhƣ phân công tuyến thu gom sẽ đƣợc thảo luận riêng giữa 6 thành viên trong nhóm. Các cuộc họp cần có sự tham gia của cả cộng đồng thường được tổ chức khi tiến hành dự án, và thường được tổ chức định kỳ 6 tháng một lần.
Chủ tịch hội phụ nữ sẽ chịu trỏch nhiệm theo dừi hoạt động thu gom rỏc hàng ngày của công nhân thu gom. Người này sẽ đảm bảo việc nhân công hoàn thành nhiệm vụ của mình theo đúng tuyến và thời gian quy định. Cả chủ tịch và phó chủ tịch hội phụ nữ sẽ chịu trách nhiệm trong việc khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào hệ thống thu gom rác thải, đƣa ra ý kiến về việc phân loại rác hữu cơ và vô cơ cũng như thảo luận các vấn đề về thực trạng môi trường địa phương.
Các công nhân vệ sinh sẽ đi thu gom, quét dọn đường phố, thu dọn cành lá cây hay thỉnh thoảng sơn lại các công trình tôn giáo trong cộng đồng. Cƣ dân trong cộng đồng biết chính xác thời gian thu gom và khi lao công này đánh kẻng, họ sẽ mang rác ra đổ vào xe thu gom. Dù không nằm trong phạm vi trách nhiệm của mình, những lao công thu gom cũng sẽ quét lá cây hay rác thải trên đường vì họ biết sẽ không có ai làm việc đó cả. Nếu có cƣ dân nào đó không hài lòng hay phàn nàn thì các lao công này sẽ phản ánh lại với chủ tịch hội phụ nữ. Nếu vấn đề chƣa đƣợc giải quyết ổn thỏa, chủ tịch hội thu gom sẽ phải lên tiếng. Việc thu gom rác không thể coi là nguồn thu nhập chính của họ mà chỉ là phần phụ thêm.
Thường thì mỗi lao công sẽ được trả 150.000 VNĐ/tháng từ tiền thu gom rác thu từ các hộ gia đình.
b. Nhân Chính:
Mô hình tổ chức ở phường Nhân Chính lại gồm 18 người. Bao gồm một tổ trưởng, 2 tổ phó và 15 nhân công thu gom. Tổ trưởng sẽ chịu trách nhiệm về việc giám sát các tổ phó và đội ngũ lao công. Những vấn đề phát sinh liên quan đến các lao công hay dịch vụ sẽ được phản ánh trực tiếp đến tổ trưởng. Nếu họ không
thể tự giải quyết thì tổ trưởng sẽ phải đưa ra quyết định cuối cùng. Lao công thực hiện việc thu gom rác hàng ngày và quét dọn đường phố.
Hình 16 Cơ cấu tổ chức BQL thu gom rác thải ở Nhân Chính
Các thành viên trong tổ đƣợc lựa chọn từ các nhóm cƣ dân lớn hơn trong cộng đồng. Đảng Ủy địa phương sẽ chịu trách nhiệm lựa chọn thành viên. Thành viên trong nhóm tình nguyện này cũng là các thành viên của các hội khác nhƣ hội phụ nữ, hội thanh niên...
Trong tổ quản lý chất thải, tổ trưởng và hai tổ phó sẽ chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viên thu gom. Tổ thu gom ở phường tập hợp toàn bộ là phụ nữ từ hội phụ nữ. Do là công việc toàn thời gian nên mức thu nhập trung bình 550-600.000 VNĐ/tháng, chiếm tới 90% lƣợng phí thu gom thu đƣợc, 10% phí còn lại là phí quản lý cho tổ trưởng và tổ phó. Công ty URENCO cũng đã tài trợ chi phí mua 8 xe thu gom, chi phí cho 10 xe còn lại và các công cụ hỗ trợ nhƣ găng tay, khẩu trang, chổi, xẻng... đều đƣợc lấy từ phí thu gom rác.
c. Thành Công:
Hợp tác xã vệ sinh môi trường được thành lập từ quyết đinh 0012HTX của chính phủ, nằm dưới Ủy ban nhân dân phường từ tháng 12/2000. Hợp tác xã gồm một Ủy ban điều hành, ban lao động và ban hoạt động. Ủy ban điều hành gồm một chủ nhiệm và hai phó chủ nhiệm. Có 1 ban lập kế hoạch riêng. Ban lao động gồm có 12 lái xe tải vận chuyển rác cùng với 8 lao công thu gom rác. Có khoảng 20 lao động hỗ trợ tại các điểm chuyển giao. Họ không nằm trong biên chế của hợp tác xã Thành Công, nhƣng là đội ngũ hỗ trợ việc chuyển giao từ các xe thu gom rác đẩy tay vào xe chuyên vận chuyển rác đến các bãi chôn lấp và có quyền thu gom rác thải có khả năng tái chế có giá trị. Cần phải lưu ý răng, theo quan sát
ban đầu, quy mô của hợp tác xã Thành Công khá lớn; tuy nhiên, số lượng người điều hành và các ban hoạt động ban đầu là do chính quyền thuê, nên dự án Hợp tác xã vệ sinh môi trường Thành Công chỉ thực hiện được một phần khối lượng công việc hàng ngày của họ. Nhiều công nhân do Ủy ban nhân dân thuê. Các lao công chủ yếu là công nhân của công ty URENCO và làm việc toàn thời gian dưới sự chỉ đạo của Hợp tác xã.
Hình 17 Cơ cấu tổ chức BQL thu gom rác thải ở Thành Công
Các quyết định trong ủy ban đƣợc đƣa ra theo nguyên tắc nhất trí, đồng thuận giữa các thành viên điều hành. Các ý kiến từ các phòng ban khác không phổ biển cho lắm, tuy nhiên, các khúc mắc hay đề xuất thường bắt đầu từ các thành viên trong ban lập kế hoạch. Khi đã đƣợc chấp thuận hay đƣợc xem là hợp lý, các quyết định này sẽ đƣợc trình lên lãnh đạo, chủ nhiệm hợp tác xã và các phó chủ nhiệm. Lúc này, chủ nhiệm có thể tổ chức một cuộc gặp mặt các thành viên trong ban điều hành để đƣa ra quyết định. Vào thời điểm năm 2000, Ban điều hành bao gồm thành viên của Ủy ban nhân dân, công ty URENCO Hà Nội và Sở khoa học công nghệ thành phố lựa chọn người lãnh đạo. Vị trí này sẽ được duy trì mãi mãi.
Nếu như cư dân trong phường có ý kiến hay đề xuất với hợp tác xã, họ có thể truyền đạt với những người lao công thu gom rác, hoặc các thành viên trong Ban điều hành. Ngoài ra, hội phụ nữ cũng đóng một vai trò nhất định trong Ban điều hành, và họ chịu trách nhiệm tìm lao công và xã viên cho hợp tác xã từ cộng đồng địa phương. Do đó, nếu muốn, cư dân trong cộng đồng cũng có thể phản ánh ý kiến với các thành viên trong Hội phụ nữ.
Về mặt tài chính, Hợp tác xã này được chính quyền địa phương tài trợ. Theo chính sách của URENCO, các lái xe sẽ đƣợc trả 1.000.000 VNĐ/tháng, lao công thu gom là 600.000 VNĐ/tháng, trong khi các lao động khác thường được thuê với mức giá 500.000 VNĐ/tháng.