Hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho việt nam (Trang 51 - 56)

II. Mơ hình cơng ty – URENCO

4. Hiệu quả hoạt động

4.1. Việc thu gom và vận chuyển:

a. Thu gom

URENCO tiến hành hệ thống thu gom và vận chuyển gồm hai bƣớc: thu gom thủ công bằng xe rác và vận chuyển bằng xe tải. Trong nội bộ cơng ty URENCO có 5 doanh nghiệp chuyên thu gom rác. Những doanh nghiệp này gọi là các xí nghiệp mơi trƣờng đơ thị, là các tổ chức đóng trên địa bàn quận, huyện. Hầu hết các công nhân thu gom đều là nữ.

b. Vận chuyển

Rác thải tạo ra đƣợc vận chuyển đến bãi rác Nam Sơn, phía Bắc, cách Hà Nội 40km. Vào thời điểm năm 2003, khơng có trạm trung chuyển nào cả, rác hàng ngày đƣợc thu gom rồi vận chuyển trực tiếp đến bãi rác. Phƣơng tiện vận chuyển chỉ có thể đạt 2 chuyến mỗi ngày, hiệu suất rất thấp.

Để cải thiện việc thu gom và vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội, chính phủ Việt Nam đã nhận viện trợ của chính phủ Nhật Bản và đầu tƣ cho việc mua trang thiết bị. Dự án hỗ trợ của Nhật Bản hoàn thành trong tháng 8/2003 nhằm phát triển hệ thống quản lý chất thải rắn ở Hà Nội tập trung vào các nhóm mục tiêu sau: trang thiết bị cho việc thu gom và vận chuyển rác thải; các thiết bị nhà xƣởng; các thiết bị theo dõi, giám sát ở bãi chơn lấp.

Theo đó, có 5 xe tải chuyên dụng cỡ nhở, 40 chiếc cỡ vừa và 25 chiếc cỡ lớn đã đƣợc đƣa vào sử dụng. Những chiếc xe tải này đã góp phần nâng cao hiệu quả vận chuyển rác và giúp URENCO đạt đƣợc mục tiêu thu gom 100% rác.

c. Hoạt động phân chia rác tại nguồn

Cho đến trƣớc năm 2006, việc phân loại rác tại nguồn còn chƣa đƣợc thực hiện tại Hà Nội. URENCO và Sở Tài nguyên Môi trƣờng dự định tiến hành dự án thử nghiệm về việc phân loại rác thải tại nguồn ở 3 phƣờng: Phan Chu Trinh, Tràng Tiền và Nhân Chính thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm. Rác sẽ đƣợc phân thành hai loại là rác hữu cơ và rác phi hữu cơ. URENCO có 1 nhà máy phân đạm ở Cầu Diễn và rác hữu cơ sẽ đƣợc đƣa đến đây để chế biến thành phân hữu cơ.

Đề tài: Mơ hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam

Ý tƣởng này đã đƣợc cụ thể hóa bằng dự án 3R HN do chính phủ Nhật Bản thông qua tổ chức JICA kết hợp với URENCO tiến hành tại Hà Nội năm 2007 và hiện đang triển khai. Hoạt động cụ thể của dự án này sẽ đƣợc xem xét trong phần V chƣơng II của khóa luận này.

d. Hoạt động tại bãi tập kết rác

Năm 2003 vẫn chƣa có bãi tập kết rác và rác thu gom đƣợc phải vận chuyển trực tiếp đến bãi chơn lấp, do đó hiệu suất rất thấp. Việc tăng hiệu quả vận chuyển và thu gom chất thải rắn đơ thị có sử dụng bãi tập kết đƣợc đề xuất trong nghiên cứu M/P năm 2000 của JICA. Mặc dù URENCO có kế hoạch xây dựng một bãi tập kết rác dựa trên nghiên cứu này, nhƣng dự án tính đến năm 2003 vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Từ đó đến nay, một số bãi tập kết rác tự phát đã hình thành gần các khu chợ, hoặc các địa điểm cơng cộng, góc phố… Tại đó, rác thải thu gom từ các khu dân cƣ đƣợc đƣa lên xe tải và chuyển đến các bãi chôn lấp. Việc này gây ô nhiễm (mùi từ rác, nƣớc rỉ rác) tới các khu dân cƣ. Hiện nay, theo quan sát cá nhân, các bãi tập kết này đã rất hạn chế, và rác thải đƣợc chuyển từ xe thu gom nhỏ lên thẳng xe tải lớn, hạn chế tƣơng đối tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng. Tuy nhiên, mùi rác vẫn gây ơ nhiễm khơng khí.

4.2. Việc xử lý a. Thiêu, đốt:

URENCO sử dụng 2 lò đốt cho việc tiêu huỷ rác thải độc hại. Một lò đốt dành cho rác thải y tế đƣợc đặt tại thị trấn Cầu Diễn, gần với nhà máy phân đạm. Lò cịn lại dành cho rác thải cơng nghiệp đƣợc đặt ở gần bãi rác Nam Sơn, đƣợc xây dựng năm 2003. URENCO coi khu vực này là khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, đã dành đất cho các dịch vụ hỗ trợ mặc dù chƣa có dự án nào đƣợc thực hiện.

Rác thải y tế thu gom từ 50 bệnh viện và 10 trạm y tế (số liệu năm 2003) trên địa bàn thành phố đƣợc thiêu, đốt trong lò hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Việc bảo trì lị đốt đƣợc thực hiện vào hai ngày cuối tuần. Hầu hết các bệnh viện lớn đều có lị đốt riêng. Phần còn lại sau khi đốt đƣợc bê tơng hố và chơn ở bãi rác Nam Sơn.

Hiện nay, hệ thống này đã đƣợc nâng cấp rất nhiều. Công nghệ sử dụng hiện đại hơn, số lƣợng máy móc, trang thiết bị cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, lƣợng rác thải ngày càng tăng của thành phố do q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, tăng dân số… cũng gây sức ép lớn đến khả năng xử lý của hệ thống này.

b. Chế biến thành phân hữu cơ tại nhà máy phân đạm Cầu Diễn

Nhằm giảm thiểu và tái sử dụng vật liệu hữu cơ trong chất thải rắn đơ thị, chính phủ Việt Nam với sự hỗ trợ của chính phủ Tây Ban Nha đã xây dựng một nhà máy phân hữu cơ, đặt tại Cầu Diễn, Tây Mỗ, phía Tây Bắc thành phố.

Việc nghiên cứu và thiết kế nhà máy đƣợc UNDP tiến hành từ năm 1986 cho đến năm 1992. Với sự hỗ trợ từ chính phủ Tây Ban Nha, việc xây dựng đƣợc tiến hành từ tháng 1/2001 và hoạt động bắt đầu từ năm 2003 dƣới danh nghĩa của Xí nghiệp Xỷ lý rác thải đô thị, công ty cổ phần trực thuộc URENCO. Công suất tạo ra là 13.500 tấn/năm, từ 50.000 tấn/năm rác hữu cơ thô. Rác hữu cơ đƣợc thu gom từ 27 chợ (2003) trên địa bàn thành phố. Có thể xem giá của sản phẩm phân hữu cơ trong bảng sau:

Bảng 12 Giá sản phẩm phân bón (năm 2003)

Sản phẩm phân bón Giá thành (VND/kg)

Khơng đóng gói 500

Có đóng gói 600

Có bổ sung thêm chất khác nhƣ N, P, C 1500

Nguồn: Nhà máy phân đạm Cầu Diễn, năm 2003

Nhà máy phân hữu cơ này áp dụng phƣơng pháp khép kín với 4 bƣớc cơ bản: 1. phân loại rác; 2. lên men; 3. tiến hành lọc, chƣng cất; 4. đóng gói

4.3. Chơn lấp:

Rác đƣợc thu gom từ các quận nội thành đƣợc vận chuyển đến bãi rác Nam Sơn cách trung tâm thành phố 50km. Tổng diện tích khu chơn lấp lên đến 52ha, bao gồm 9 bãi chôn lấp, các ao chứa, một số dịch vụ hỗ trợ lọc.

Trƣớc kia, URENCO hoạt động ở các bãi chôn lấp khác, mặc dù hầu hết trong số này là các hố đấu do đào đất để làm gạch, và áp dụng phƣơng pháp chôn tự nhiên. Mơ tả về các bãi chơn lấp này có thể thấy trong bảng dƣới đây.

Đề tài: Mơ hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam

Địa

điểm Thời sử dụng gian Diên tích

Khối lƣợng chơn lấp ƣớc tính Mục đích sử dụng trƣớc khi đƣợc dùng làm bãi chơn lấp Mục đích sử dụng sau khi thành bãi chôn lấp 1. Thành Công không thu

thập Không thu thập không thu thập không thu thập không thập thu 2. Tam Hiệp 1990- cuối 1992 3.5ha - Hố đào đất làm gạch - 3. Mễ Trì cuối 1992 - tháng 7/1997 8.1 ha 2.0 triệu m3 Hố đào đất làm gạch - 4. Lâm Dƣ tháng 8/1996 - 1998 22.5 ha 1.4 triệu m3 Ao nuôi cá và làm nghĩa trang - 5. Tây Mỗ tháng 7/1996 -cuối 1998 4.9 ha 0.64 triệu m3 Ao nuôi cá, hố đào đất làm gạch -

Nguồn: Nghiên cứu phát triển môi trường thành phố Hà Nội, 2000, cty

TNHH Nippon Koei và tập đoàn EX

4.4. Các hoạt động khác

Các hoạt động hỗ trợ từ các nhà tài trợ:

Một số dự án về quản lý chất thải rắn đô thị và cải thiện môi trƣờng ở Hà Nội đã đuợc tiến hành bởi các tổ chức quốc tế và các nƣớc, chẳng hạn nhƣ JICA, UNDP, Úc, Tây Ban Nha, Đức...

Bảng 14 Một số dự án Quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội (đến 2002)

Năm Tên dự án

1993 Dự án nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn (UNDP)

1997 Dự án quản lý chất thải rắn công nghiệp (khu vực tƣ nhân) 1998 Dự án quản lý việc xả rác (Australia)

1998-2000 Nghiên cứu cải thiện môi trƣờng Hà Nội (JICA)

2000-2002 Dự án sửa đổi mơ hình nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn (Tây Ban Nha)

2002 Dự án cung cấp phƣơng tiện thu gom rác cho URENCO (Đức) 2002-2003 Dự án cung cấp thiết bị cho việc quản lý chất thải cho Hà Nội

(Nhật) 1997 -

2000 2000-2004

Dự án Môi trƣờng 2 nƣớc Việt Nam - Canada giai đoạn 1, giai đoạn 2 (CIDA)

1998 -

2000 Dự án chât thải môi trƣờng độc hại VIE97/031 (UNDP/SIDA) 1998 -

2001 Dự án hệ thống thoát nƣớc Hà Nội - SAPROF (JBIC) 1996-1999

1996-1999 Phát triển cơ sở hạ tầng đô thị (bắc Tân Long - Vân Trì) (JBIC)

Nguồn: Nghiên cứu phát triển môi trường thành phố Hà Nội, 2000, cty TNHH Nippon Koei và tập đồn EX

Nhìn chung, hiệu quả hoạt động của URENCO đã đƣợc cải thiện đáng kể so với những ngày đầu thành lập. Tuy nhiên, sức ép từ rác thải do q trình đơ thị hóa, tăng trƣởng kinh tế và gia tăng dân số của Hà Nội vẫn khiến rác thải trở thành vấn đề nhức nhối cho URENCO nói riêng và ngƣời dân thủ đơ nói chung.

Điều đáng khen ở URENCO là ngồi sự hỗ trợ lớn có được từ Nhà nước và các hỗ trợ phi chính phủ cũng như nguồn viện trợ chính phủ, URENCO cũng đã bắt đầu nhận thức được sự cần thiết phải tư duy việc kinh doanh rác thải theo hướng kinh tế, phải độc lập, tự chủ, tự hạch tốn và nhiều cơng ty thành viên trong URENCO cũng đã tự trang trải được chi phí, chú trọng đầu tư cơng nghệ mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho việt nam (Trang 51 - 56)