Hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho việt nam (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH RÁC

B. Một số mô hình quản lý và kinh doanh rác thải tại Việt Nam

IV. Mô hình kinh doanh rác tái chế cá thể, tự phát – làng tái chế Minh Khai,

3. Hiệu quả hoạt động

Khó mà đếm được chính xác có bao nhiêu người thu lượm rác đang hoạt động trong thành phố. Cũng không có bất kỳ số liệu thống kê nào về số người này. Có thể đoán có vô số người đi thu gom những thứ rác còn giá trị này để kiếm tiền vì họ ở khắp mọi nơi.

Có vẻ như không có tổ chức nào kiểm soát hoạt động của những người nhặt rác này. Họ thu gom rác đơn giản dựa trên lợi ích cá nhân. Thị trường cho các vật liệu tái chế diễn ra ngay tại các vỉa hè, lòng đường một cách trái phép. Do vậy, hệ thống công cộng không ủng hộ, hỗ trợ việc khôi phục những thứ còn giá trị từ rác thải và những người mua buôn phải trốn tránh ánh mắt nhòm ngó của công an, những người kiểm soát các hoạt động này.

Các "làng nghề" được xem xét ở đây gồm: Đa Hội, Dương Ô, Minh Khai, Triều Khúc.

Trong các làng nghề, sản phẩm cuối cùng có thể đƣợc sản xuất bằng việc sử dụng rác có khả năng tái chế làm nguyên liệu thô.

b. Trường hợp làng tái chế kim loại Đa Hội

Có hai bước lớn trong quá trình sản xuất. Một số xưởng chỉ tạo ra thép nguyên từ sắt thu gom đƣợc. Một số cơ sở sản xuất lại mua các loại thép nguyên này để tạo ra các sản phẩm khác nhƣ ván, cột trụ... Để nung thép, hàng ngày, một lƣợng lớn than đã đƣợc sử dụng để tạo ra đủ nhiệt lƣợng cho sản xuất. Nó đã gây ra ô nhiễm không khí ở một mức độ nào đó. Mặt khác, để làm nguội thép đã nung, một lượng lớn nước đã được sử dụng và thải ra ao, hồ chứa nước mà không được xử lý phù hợp.

Khảo sát ở làng Đa Hội về khía cạnh môi trường sản xuất tái chế cho thấy:

- 39 trong số 108 hộ gia đình tham gia vào hoạt động tái chế kim loại

- Mỗi cơ sở sản xuất thu hút khoảng 15-20 công nhân, nghĩa là có tổng cộng khoảng 600-750 lao động làm việc trong các xưởng tái chế. Rất nhiều

lao động phải di chuyển từ các làng phụ cận đến các cơ sở sản xuất này. Số lượng lao động trong các xưởng sản xuất có xu hướng tăng lên.

- Sắt vụn thu gom có giá trung bình từ 2.000-2.500 VND/kg từ những người mua lẻ hay mua buôn. Giá cả có thể dao động tuỳ theo điều kiện thị trường. Trong khi đó, giá bán ra các sản phẩm tái chế của làng thường ở mức 4.000-4.500 VND/kg.

c. Trường hợp làng tái chế nhựa Minh Khai

Ở làng tái chế nhựa Minh Khai, điều kiện làm việc thực sự rất khủng khiếp. Công nhân lao động trong một căn phòng rộng chừng 10 m2 để nung chảy các túi nhựa và các vật liệu thô để tạo ra bi nhựa (các hạt nhựa nhỏ, vụn) (pellet) đƣợc sử dụng trong chu trình sản xuất. Cũng cần một nhiệt lƣợng tương đối để nung nhựa. Các công nhân phải chịu ô nhiễm do việc thiêu, đốt nhiên liệu, và họ cũng phải chịu những chất thải ra quá trình phục hồi nhựa. Chu trình sản xuất dựa chủ yếu trên nhân công giá rẻ ở địa phương.

Các sản phẩm cũng khá đa dạng, thậm chí ngay cả trong cùng một làng. Một cơ sở sản xuất có thể tạo ra nhựa tấm, phiến (sheet), trong khi cơ sở khác có thể sản xuất nhựa dây, chuỗi (rope). Chất lƣợng của nguyên liệu thô thu gom từ rác cũng khác nhau, tuỳ theo cơ sở sản xuất. Để tạo nhựa tấm, họ sử dụng hầu hết là các túi nhựa trắng làm nguyên liệu thô. Thêm vào đó, đôi khi họ cho một số loại nhựa có chất lượng cao được sản xuất bởi các nhà cung cấp nước ngoài để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đối với nhựa dây, người ta chủ yếu sử dụng nhựa màu làm nguyên liệu đầu vào.

Kết quả khảo sát ở làng tái chế nhựa Minh Khai cho thấy:

- Trong làng có khoảng 70-80 cơ sở sản xuất. Hầu hết đều là các xưởng sản xuất quy mô hộ gia đình.

- Ngoài các sản phẩm kể trên, nhiều xưởng còn sản xuất áo mưa và các loại ghế thông thường

- Năng suất tái chế: nhựa tấm trung bình khoảng 1.000 kg/ngày, nhựa dây khoảng 200 kg/ngày.

d. Làng tái chế giấy Dương Ô

Người ta sản xuất phiên giấy (sheet) cho các quá trình sản xuất ở các nhà máy khác. Theo các công nhân trong làng, họ sản xuất các loại giấy phục vụ cho việc ghi chép hoá đơn ở các nhà hàng và quán xá không đòi hỏi chất lƣợng cao lắm.

Quá trình sản xuất giấy đòi hỏi rất nhiều nước. Các phương tiện hỗ trợ xử lý phù hợp chƣa đƣợc trang bị.

Khảo sát liên quan đến làng Minh Khai cho thấy:

- Có hơn 100 cơ sở sản xuất trong làng. Một xưởng được phỏng vấn cho biết xưởng thu hút hơn 30 công nhân và có năng xuất sản xuất giấy tái chế khoảng 1 tấn/ngày.

- Các điều kiện buôn bán giấy tái chế tỏ ra không bền vững. Giá giấy vụn thu gom trung bình khoảng 3.000-6.00 VND/kg từ các nhà bán buôn hay bán lẻ đến xưởng sản xuất, trong khi đó giá bán sản phẩm cuối cùng là khoảng 6.000- 7.000 VND/kg.

- Theo quan điểm của chủ một cơ sở sản xuất, có thể nói rằng thị trường giấy tái chế ít biến động hoặc tăng nhẹ trong vòng 6 năm qua. Ông hi vọng xu thế này sẽ tiếp tục ổn định trong thời gian tới.

e. Làng mua bán buôn Triều Khúc

Có một làng khác cũng có tham gia vào quá trình tái chế rác là làng Triều Khúc.

Trong làng có nhiều nhà mua bán buôn và thu gom các nguyên liệu thứ cấp có khả năng tái chế. Họ mua các nguyên liệu này trái phép trên thị trường từ trong thành phố. Họ không thực hiện việc sản xuất và không bị ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các hoạt động ở làng kiểu thế này có thể sẽ không còn trong một chu trình tái chế rác thải hiệu quả hơn trong tương lai.

f. Xung quanh các bãi chôn lấp

Theo khảo sát tại các bãi rác trong phạm vi nghiên cứu, không diễn ra việc thu gom chủ động xung quanh khu chôn lấp vì thời gian mở cửa cho những người mót rác theo quy định của URENCO rất hạn chế. Ngoài ra, khi vào vụ lúa, những người nhặt rác phải lo việc đồng áng.

Nhiều loại nguyên liệu được thu gom thủ công từ rác được lưu trữ trong làng nơi những người nhặt rác sinh sống. Những loại rác này rất khác so với rác thu gom trong thành phố. Những nguyên liệu có thể tái chế mà chúng ta có thể dễ thấy

trong nội thành nhƣ chai nhựa tốt, lọ thuỷ tinh và các hộp kim loại ở đây rất hiếm.

Tất nhiên, họ vẫn thu lƣợm các loại rác này, nhƣng bên cạnh đó, họ cũng thu gom túi nhựa bẩn, đai bánh xe, xương động vật... Tất cả các hoạt động trên phụ thuộc chủ yếu vào sức lao động của con người. Tất nhiên, quy trình này không hiệu quả.

Các loại túi nhựa bẩn và những thứ khác cần đƣợc giặt sạch để đem bán. Việc này làm giảm chất lượng hoặc gây ô nhiễm nguồn nước sông.

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho việt nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)