CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH RÁC
B. Một số mô hình quản lý và kinh doanh rác thải tại Việt Nam
I. Hệ thống quản lý Nhà nước về rác thải
Nhà nước là một chủ thể vô cùng đặc biệt, không giống như các chủ thể khác trong nền kinh tế. Mục tiêu mà nhà nước hướng đến không phải là lợi nhuận hay lợi ích kinh tế mà là lợi ích xã hội. Để thực hiện việc quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên rác thải, Nhà nước sử dụng các công cụ của mình là hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn và các cơ quan quản lý môi trường.
1. Hệ thống pháp luật, chính sách và các cơ quan quản lý chất thải rắn:
1.1. Hệ thống pháp luật liên quan:
a. Hệ thống pháp luật, chính sách về quản lý chất thải nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung:
Ở Việt Nam, liên quan đến việc quản lý rác thải có thể kể đến các văn bản pháp luật sau:
Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 (thay cho Luật năm 1993) Nghị định "Về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn" số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007
Nghị định "về quản lý chất thải rắn" số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007, trong đó qui định danh mục các chất thải nguy hại (Danh mục A) vŕ chất thải không nguy hại (Danh mục B).
Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2004 quy định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định 2575/1999/QĐ - BYT ngày 27/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Thông tƣ số 13/2007/TT-BXD về việc quản lý chất thải rắn do Bộ xây dựng ban hành để hướng dẫn một số điều của nghị định số 59/2007/NĐ-CP.
Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg kí ngày 10 tháng 7 năm 1999 về việc phê duyệt chiến lƣợc quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt nam đến 2020
Quyết đinh 3093/QD-UB “Về việc Ban hành quy định quản lý rác thải của thành phố Hà Nội” ngày 21 tháng 9 năm 1996
Quy định 106/2007/ND-CP
Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và KCN
Ngoài ra, các biện pháp mà trước đây Nhà nước có sử dụng gồm:
- Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và KCN
- Quy chế quản lý CTR nguy hại – tháng 7/1999, quyết định 155 của TTCP - Quy chế quản lý CTR y tế - 1999
- Quy trình công nghệ tiêu hủy thuốc trừ sâu, lân hữu cơ tồn đọng – 2000 - Quy trình công nghệ tiêu hủy chất hữu cơ tồn đọng Cs – 2000
b. Một số các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường:
TCVN 6696 – 2000 về bãi chôn lấp hợp vệ sinh
TCVN 6705 – 2000 về chất thải rắn không nguy hại – phân loại TCVN 6706 – 2000 về chất thải rắn nguy hại – phân loại
TCVN 6707 – 2000 về chất thải nguy hại
Hệ thống tiêu chuẩn này hết sức cần thiết để “chuẩn hóa” các sản phẩm dịch vụ liên quan đến rác thải, là các văn bản hướng dẫn kỹ thuật cơ bản góp phần không nhỏ hỗ trợ cho hệ thống quản lý và kinh doanh rác thải ở Việt Nam.
Các văn bản pháp luật kể trên, cả về mặt kĩ thuật lẫn quản lý, đều đóng góp một phần không nhỏ vào việc tạo dựng một hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động liên quan đến rác thải ở Việt Nam.
2. Hệ thống cơ quan quản lý môi trường
Hiện nay, ở Việt Nam, việc phân cấp quản lý môi trường nói chung và rác thải nỏi riêng vẫn được thực hiện theo các cấp từ trung ương đến địa phương. Cơ quan quản lý cấp trung ương là Bộ tài nguyên Môi trường (MONRE) (trước đây là Bộ Khoa học công nghệ, Tài Nguyên và Môi trường), ở cấp Tỉnh, thành phố là các sở tài nguyên môi trường (DOSTE). Ngoài ra còn có Cục Bảo vệ môi trường (VEPA) và về mặt hỗ trợ tài chính có quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPF).
Ở các cấp thấp hơn không có cơ quan chuyên trách mà thường do một tổ chức trực thuộc Hội phụ nữ hoặc Hội cựu chiến binh chịu trách nhiệm.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể thấy trong hình vẽ sau:
Hình 11 Sơ đồ tổ chức bộ Tài nguyên Môi trường (2008)
Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến rác thải tuy đã ban hành kịp thời những vẫn còn thiếu và chƣa đồng bộ nhƣ: về cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quy hoạch, thiếu địa điểm chôn lấp, chi phí xử lý chất thải rắn và công nghệ xử lý, tiêu chuẩn xử lý… Đầu tƣ kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường tuy đã tăng cường nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được như cầu thực tế phát triển. Việc quản lý rác thải chƣa có sự quan tâm đúng mức của các Sở, ban, ngành.
Việc xã hội hóa trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tuy đã phát triển nhƣng chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Các doanh nghiệp (đơn vị chủ nguồn thải) chƣa thực hiện đầy đủ hoạt động bảo vệ môi trường; kiếm soát chưa triệt để các phương án ứng cứu sự cố khi hoạt động phát sinh chất thải gây ô nhiễm. Tình trạng mua bán chất thải rắn nguy hại diễn ra còn phổ biến. Chủ thu gom, xử lý rác thải còn hạn chế đầu tƣ công nghệ
xử lý, nên nhiều công nghệ mang tính đối phó, không đạt hiệu quả và không đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.
Có thể nói, nhìn vào hệ thống quản lý cấp Nhà nước về rác thải nói riêng và môi trường nói chung ở Việt Nam, ta có thể thấy một hệ thống cứng, với các quy chế và tính pháp lý mềm, một bộ máy cồng kềnh, hoạt động thiếu hiệu quả, chức năng chồng chéo và chưa thực sự tạo được tính pháp chế cao.