Xây dựng và hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý vững mạnh

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho việt nam (Trang 90 - 92)

Trƣớc đây Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý mơi trƣờng theo kiểu mệnh lệnh, kiểm sốt (command & control). Đặc điểm của công cụ này là việc đƣa ra luật lệ, tiêu chuẩn các giấy phép hoạt động môi trƣờng để điều tiết quá trình sản xuất nhằm hạn chế phát sinh chất thải rắn và quy hoạch các vùng sản xuất riêng biệt, các khu công nghiệp nhằm hạn chế phát thải. Tuy nhiên, mơ hình này gặp phải nhiều khó khăn. Các quy định, tiêu chuẩn khơng thích hợp với tình hình cụ thể ở

Đề tài: Mơ hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam

từng địa phƣơng. Các hệ thống xử lý ô nhiễm ở các nhà máy hoạt động cầm chừng một cách đối phó (chỉ hoạt động khi có đồn kiểm tra đến), vẫn có nhiều nhà máy sản xuất “lách luật” qua sự bao che của các cán bộ quản lý mơi trƣờng. Chi phí hành chính để duy trì hoạt động cao.

Hiện nay, cơ chế này đã thay đổi. Việt Nam đang hoàn thiện hơn hệ thống quản lý, pháp luật liên quan trên cơ sở đóng góp có sự tham gia nên hữu ích và mang tính thực tiễn chứ khơng phải là đống giấy tờ, sách vở. Năm 2005, khi xây dựng Luật Bảo vệ Môi trƣờng, Bộ Tài nguyên môi trƣờng mà đứng đầu là bộ trƣởng Mai Ái Trực cũng đã rất cố gắng trong việc thu hút ý kiến đóng góp từ các bộ, ban, ngành, tổ chức các hội thảo lấy ý kiến đóng góp nhằm hồn thiện hơn khung pháp lý cao nhất là Luật Bảo vệ Môi trƣờng 2005.

Cần xây dựng và thực hiện tốt các quy định và hành lang pháp lý cho việc phân loại và quản lý rác thải. Xây dựng tiêu chuẩn thống nhất, hợp lý. Cần có sự phối kết hợp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố với công ty URENCO. Ở Việt Nam hiện nay mới chú ý đến quản lý chất thải rắn nguy hại, mà cũng chỉ trên giấy tờ, có quy định nhƣng chƣa có chế tài xử phạt, chƣa thực hiện nghiêm. Vì thế, hiệu lực pháp lý hay tính pháp chế cịn chƣa cao.

Hoàn thiện khung pháp lý trên giấy tờ thơi là chƣa đủ, Nhà nƣớc phải đóng vai trị chủ đạo trong việc đƣa các văn bản này “sống” đƣợc trong đời sống xã hội. Muốn vậy, luật phải xuất phát từ dân và dân phải nhận thức đƣợc đầy đủ về luật. Nhà nƣớc còn tuyên truyền để “dân hiểu, dân làm theo”.

Việc phân cấp quản lý cũng cần phải rõ ràng, minh bạch hơn. Việc xây dựng hệ thống pháp luật do Quốc hội tiến hành, nhƣng việc thực hiện nó lại do Chính phủ, các bộ, ban, ngành, các đồn thể thực hiện. Việc điều tra do cơng an môi trƣờng, thanh tra lại do thanh tra mơi trƣờng tiến hành, cịn xử lý lại thuộc về Tịa án. Vì thế, cần phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, tránh việc chồng chéo, bên này chen chân vào lĩnh vực của bên khác hay không bên nào chịu trách nhiệm về mình. Khi có bất cứ vấn đề nào phát sinh, các cơ quan hữu quan phải kịp thời xử lý và công khai với ngƣời dân. Giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý cũng cần có sự liên kết, hỗ trợ nhau để hoạt động đạt kết quả cao nhất.

Chính phủ cần xây dựng các đơn vị quản lý có trách nhiệm giám sát và thúc đẩy hiệu quả việc quản lý rác. Tăng cƣờng sức mạnh cho các nhà cầm quyền địa phƣơng, đặc biệt là trong việc giám sát mơi trƣờng. Điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Không dừng lại ở việc nâng cao năng lực cho chính quyền cơ sở mà cịn phải trao quyền cho dân, để chính những ngƣời dân tại cộng đồng địa phƣơng đƣợc “nhìn, nghe, thấy, giám sát” việc quản lý rác thải cộng đồng họ.

Chú trọng tới việc cập nhật khung pháp lý và tập trung vào việc thực thi, phối hợp nhịp nhàng giữa Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Công nghiệp, Bộ Y tế và Bộ Xây dựng. Nhiệm vụ đặt ra của khung pháp lý là phải linh hoạt, phù hợp và đi trƣớc các thay đổi của tình hình hiện tại, có khả năng dự báo xa hơn những thách thức và cách giải quyết cho các vấn đề môi trƣờng trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho việt nam (Trang 90 - 92)