Về vĩ mô (Nhà nước)

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho việt nam (Trang 90 - 95)

Chương III: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HIỆU QUẢ MÔ HÌNH

A. Về vĩ mô (Nhà nước)

I. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý vững mạnh

Trước đây Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý môi trường theo kiểu mệnh lệnh, kiểm soát (command & control). Đặc điểm của công cụ này là việc đƣa ra luật lệ, tiêu chuẩn các giấy phép hoạt động môi trường để điều tiết quá trình sản xuất nhằm hạn chế phát sinh chất thải rắn và quy hoạch các vùng sản xuất riêng biệt, các khu công nghiệp nhằm hạn chế phát thải. Tuy nhiên, mô hình này gặp phải nhiều khó khăn. Các quy định, tiêu chuẩn không thích hợp với tình hình cụ thể ở

từng địa phương. Các hệ thống xử lý ô nhiễm ở các nhà máy hoạt động cầm chừng một cách đối phó (chỉ hoạt động khi có đoàn kiểm tra đến), vẫn có nhiều nhà máy sản xuất “lách luật” qua sự bao che của các cán bộ quản lý môi trường.

Chi phí hành chính để duy trì hoạt động cao.

Hiện nay, cơ chế này đã thay đổi. Việt Nam đang hoàn thiện hơn hệ thống quản lý, pháp luật liên quan trên cơ sở đóng góp có sự tham gia nên hữu ích và mang tính thực tiễn chứ không phải là đống giấy tờ, sách vở. Năm 2005, khi xây dựng Luật Bảo vệ Môi trường, Bộ Tài nguyên môi trường mà đứng đầu là bộ trưởng Mai Ái Trực cũng đã rất cố gắng trong việc thu hút ý kiến đóng góp từ các bộ, ban, ngành, tổ chức các hội thảo lấy ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn khung pháp lý cao nhất là Luật Bảo vệ Môi trường 2005.

Cần xây dựng và thực hiện tốt các quy định và hành lang pháp lý cho việc phân loại và quản lý rác thải. Xây dựng tiêu chuẩn thống nhất, hợp lý. Cần có sự phối kết hợp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố với công ty URENCO. Ở Việt Nam hiện nay mới chú ý đến quản lý chất thải rắn nguy hại, mà cũng chỉ trên giấy tờ, có quy định nhƣng chƣa có chế tài xử phạt, chƣa thực hiện nghiêm. Vì thế, hiệu lực pháp lý hay tính pháp chế còn chƣa cao.

Hoàn thiện khung pháp lý trên giấy tờ thôi là chưa đủ, Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo trong việc đƣa các văn bản này “sống” đƣợc trong đời sống xã hội.

Muốn vậy, luật phải xuất phát từ dân và dân phải nhận thức đƣợc đầy đủ về luật.

Nhà nước còn tuyên truyền để “dân hiểu, dân làm theo”.

Việc phõn cấp quản lý cũng cần phải rừ ràng, minh bạch hơn. Việc xõy dựng hệ thống pháp luật do Quốc hội tiến hành, nhƣng việc thực hiện nó lại do Chính phủ, các bộ, ban, ngành, các đoàn thể thực hiện. Việc điều tra do công an môi trường, thanh tra lại do thanh tra môi trường tiến hành, còn xử lý lại thuộc về Tòa án. Vì thế, cần phõn định rừ trỏch nhiệm của cỏc cơ quan hữu quan, trỏnh việc chồng chéo, bên này chen chân vào lĩnh vực của bên khác hay không bên nào chịu trách nhiệm về mình. Khi có bất cứ vấn đề nào phát sinh, các cơ quan hữu quan phải kịp thời xử lý và công khai với người dân. Giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý cũng cần có sự liên kết, hỗ trợ nhau để hoạt động đạt kết quả cao nhất.

Chính phủ cần xây dựng các đơn vị quản lý có trách nhiệm giám sát và thúc đẩy hiệu quả việc quản lý rác. Tăng cường sức mạnh cho các nhà cầm quyền địa phương, đặc biệt là trong việc giám sát môi trường. Điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Không dừng lại ở việc nâng cao năng lực cho chính quyền cơ sở mà còn phải trao quyền cho dân, để chính những người dân tại cộng đồng địa phương đƣợc “nhìn, nghe, thấy, giám sát” việc quản lý rác thải cộng đồng họ.

Chú trọng tới việc cập nhật khung pháp lý và tập trung vào việc thực thi, phối hợp nhịp nhàng giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Y tế và Bộ Xây dựng. Nhiệm vụ đặt ra của khung pháp lý là phải linh hoạt, phù hợp và đi trước các thay đổi của tình hình hiện tại, có khả năng dự báo xa hơn những thách thức và cách giải quyết cho các vấn đề môi trường trong tương lai.

II. Tăng cường đầu tư và mở rộng hoạt động của dịch vụ quản lý rác thải Nhà nước cần tăng cường hiệu quả hoạt động của các bãi chôn lấp hiện tại và xây dựng các bãi chôn lấp đạt tiêu chuẩn quốc tế, hợp vệ sinh. Để thực hiện mục tiêu này, cần có sự phối hợp giữa Bộ xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, các nhà tài trợ và công ty URENCO.

Ngoài nguồn vốn viện trợ chính phủ, các dự án phát triển, Nhà nước cũng nên đi đầu trong việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho việc thu gom, xử lý, chế biến rác thải. Vì việc đầu tƣ các công nghệ này đòi hỏi chi phí ban đầu rất cao, việc thu hồi lại chậm, nên khó có thể đòi hỏi các doanh nghiệp chịu toàn bộ chi phí. Tuy nhiên, khi nguồn ngân sách còn hạn hẹp, Chính phủ cần chú ý hài hòa, hợp lý hóa các khoản đầu tư này, có ưu tiên, tăng cường xã hội hóa và kêu gọi đầu tư bằng các biện pháp khuyến khích nhƣ thuế, đăng kí kinh doanh…

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, URENCO cũng cần phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt việc thu phí hợp lý cho việc hoạt động và duy trì dịch vụ, điều chỉnh mức phí tăng tùy theo mức độ lạm phát và đa dạng hóa phí thu gom. Chú ý hợp lý giữa số lượng và khả năng chi trả của người sử dụng dịch vụ, phù hợp với nguyên tắc đã đề ra trong mô hình lý thuyết. Cố gắng hướng tới độc lập về tài chính cho các công ty kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải, cải thiện các kĩ

năng chuyên môn và khả năng quản lý đem lại hiệu quả chi phí, tƣ nhân hóa hoặc xã hội hóa các đơn vị kinh doanh dịch vụ rác thải để tăng hiệu quả.

III. Xây dựng các khuyến khích cho việc giảm thiểu hóa rác thải và tăng cường tái chế

Nhà nước cần tạo lập thị trường và các ưu đãi thuế cho việc giảm thiểu hóa rác, tái chế và xử lý rác thành phân hữu cơ. Để làm đƣợc điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ tài chính cùng với khu vực tư nhân cần phải đóng vai trò là người xây dựng “luật chơi” góp phần điều tiết vĩ mô cơ chế thị trường, nhưng không can thiệp quá sâu và lấn át hiệu quả hoạt động của cơ chế thị trường. Các biện pháp xử lý hành chính nhƣ các chế tài xử phạt là cần thiết, nhƣng không nên quá nhiều và trở thành rào cản phát triển. Chú trọng tính thị trường, tính cạnh tranh và đảm bảo công bằng cho những người chơi chính là một trong những nhân tố cơ bản mang lại hiệu quả quản lý vĩ mô của nhà nước.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các NGOs cũng cần hỗ trợ việc thành lập các hợp tác xã thu gom, tái chế, xử lý rác thải. Cơ sở tổ chức của các hợp tác xã này là cộng đồng, nhƣng khả năng tổ chức và tài chính của cộng đồng lại rất hạn chế. Việc hỗ trợ cả về năng lực, tài chính, đào tạo là hết sức cần thiết. Với các làng nghề tái chế vốn hoạt động tự phát theo cơ chế thị trường, Nhà nước nên nhìn nhận như một yếu tố tất yếu và cần thực hiện việc hỗ trợ để các làng nghề này phát triển.

Về vĩ mô cũng cần chú ý mở rộng các chương trình sản xuất sạch (clean production) và định hướng phát triển kinh tế theo cơ chế phát triển sạch (CDM – Clean Development Machinism), có sự phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, và các ngành hữu quan.

Nhà nước cũng cần công nhận thu gom rác thải là một nghề, có các chế độ chính sách phù hợp để gắn bó người lao động với nghề, xây dựng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chú trọng vị trí của con người trong mô hình này là vị trí trung tâm. Tất cả nhằm tới mục tiêu sức khỏe và lợi ích của các cộng đồng dân cƣ.

IV. Tăng cường thông tin cộng đồng – xây dựng hệ thống quản lý thông tin môi trường (EIMS)

Thông tin hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Trong điều kiện của Việt Nam, thông tin giống nhƣ một loại hàng hóa, ai nắm đƣợc thông tin sẽ có lợi thế hơn trên thị trường. Thông tin có thể nằm trong các tài liệu tuyên truyền, các kinh nghiệm thành công hay thất bại khi triển khai mô hình, thông tin cũng có thể là hiểu biết về công nghệ, khoa học…

Cần mở rộng và nâng cao hoạt động của các chương trình giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường như “không rác thải” hay “hạn chế rác”, trách nhiệm liên quan thuộc về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và các NGOs. Nếu đưa việc giảng dạy các chương trình về rác thải, môi trường, phân loại rác thải tại nguồn… vào chương trình học như một môn tự chọn, có hoạt động ngoại khóa, hoặc một phần trong các môn nhƣ “Tự nhiên xã hội”,

“Đạo đức”… thì chắc chắn hiệu quả đem lại sẽ không nhỏ chút nào. Hãy nhìn về thế hệ tương lai, “muộn còn hơn không”, nếu chúng ta bắt đầu từ bây giờ, con cháu chúng ta sẽ biết phân loại rác thải thế nào, đến thời cháu chắt chúng ta sẽ biết cách sử dụng năng lƣợng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và đến đời sau đó, chắc chắn mơ ước về một tương lai Việt Nam phát triển bền vững là điều hoàn toàn có thể.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần thực hiện hỗ trợ tư vấn công về việc đánh giá tính kinh tế, môi trường, xã hội của các công cụ xử lý, thu gom, chế biến rác. Cả các công nghệ, máy móc, phương tiện nhập khẩu của các đơn vị thu gom cũng cần đƣợc đánh giá để tránh việc trở thành bãi rác công nghệ của thế giới, hoặc tác dụng tích cực từ việc chế biến lại không cao bằng tác động tiêu cực về tiêu hao nhiên liệu hay gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước… của các công nghệ nhập khẩu.

Hiện nay Bộ Tài nguyên môi trường đã đưa ra hệ thống quản lý thông tin môi trường về Quản lý chất thải rắn nguy hại, nhưng việc sử dụng nó chưa thực sự hiệu quả. Sản phẩm chƣa thực sự đến đƣợc với khách hàng hoặc với mức giá quá cao. Hệ thống này còn cần phải hoàn thiện rất nhiều và mở rộng ra cho nhiều lĩnh vực khác, nhƣ: rác tái chế, phân loại rác…

Như vậy, vai trò của Nhà nước trong hệ thống kinh doanh rác thải là vô cùng quan trọng, nhằm thiết lập được một hệ thống pháp lý vững mạnh và hệ thống thông tin hiệu quả, nhằm tạo nền tảng cho các mô hình kinh doanh ở khu vực tư nhân và xã hội dân sự phát huy lợi thế linh hoạt của mình.

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho việt nam (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)