III. Vai trò của rác thải, chất thải và kinh doanh rác thải
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam:
Dấu mốc đáng nhớ nhất đối với sự phát triển của Việt Nam có lẽ là cơng cuộc “Đổi mới” từ Đại hội Đảng VI năm 1986. Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trƣớc hết là sự đổi mới về tƣ duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đa dạng hóa và đa phƣơng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đƣờng đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh đƣợc tình trạng nghèo đói, bƣớc đầu xây dựng nền kinh tế cơng nghiệp hóa, đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tƣơng đối trong xã hội.
Việc xây dựng luật và các thể chế thị trƣờng ở Việt Nam đã từng bƣớc xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trƣờng cơ bản nhƣ thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng lao động, thị trƣờng hàng hóa, thị trƣờng đất đai… Cải cách hành chính đƣợc thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo mơi trƣờng thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trƣởng kinh tế. Chiến lƣợc cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 là một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế… để tạo ra một thể chế năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc trong giai đoạn mới.
Cơ cấu các thành phần kinh tế ngày càng đƣợc chuyển dịch theo hƣớng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc, trong đó kinh tế tƣ nhân đƣợc phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật khơng cấm. Từ những định hƣớng đó, khung pháp lý ngày càng đƣợc đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, sang nền kinh tế thị trƣờng, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế.
Việt Nam đã sử dụng một cách hiệu quả các thành tựu kinh tế vào mục tiêu phát triển xã hội nhƣ phân chia một cách tƣơng đối đồng đều các lợi ích của đổi mới cho đại đa số dân chúng; gắn kết tăng trƣởng kinh tế với nâng cao chất lƣợng cuộc sống, phát triển y tế, giáo dục; nâng chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) của Việt Nam từ vị trí thứ 120/174 nƣớc năm 1994, lên vị trí thứ 108/177 nƣớc trên thế giới năm 2005; tăng tuổi thọ trung bình của ngƣời dân từ 50 tuổi trong những năm 1960 lên 72 tuổi năm 2005, giảm tỷ lệ số hộ đói nghèo từ trên 70% đầu những năm 1980 xuống dƣới 7% năm 2005.
Năm 1992- 1997 1998 1999 200 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 (dự tính) Tỷ lệ (%) 8-9 5,8 4,8 6,79 6,89 7,08 7,34 7,79 8,43 8,2 8,48 7.5
Bảng 4 Tỷ lệ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1986-2008
(Nguồn: website Tổng cục thống kê và World bank)
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực xảy ra cuối năm 1997 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nƣớc ta. Tổng sản phẩm trong nƣớc trong những năm 1992-1997 thƣờng đạt mức tăng trƣởng hàng năm 8-9% đã đột ngột giảm xuống chỉ còn tăng 5,8% vào năm 1998 và tăng 4,8% vào năm 1999. Nhƣng từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế nƣớc ta đã lấy lại đƣợc đà tăng trƣởng với tốc độ tăng năm sau luôn luôn cao hơn năm trƣớc (Năm 2000 tăng 6,79%; năm 2001 tăng 6,89%; năm 2002 tăng 7,08%; năm 2003 tăng 7,34%; năm 2004 tăng 7,79% và năm 2005 ƣớc tính tăng 8,43%). Tính ra trong 5 năm 2001-2005, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nƣớc tăng 7,51%, đƣa quy mô nền kinh tế năm 2005 gấp 1,44 lần năm 2000. Năm 2006 là 8,2% và năm 2007 là 8.48%. Theo thông tin từ giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đơng Á – Thái Bình Dƣơng tháng 4/2008, dự kiến tăng trƣởng kinh tế trong năm nay của Việt Nam sẽ đạt mức 7,5-8%. (website Tổng
cục thống kê, 2007).
Trong 5 năm 2001-2005, kinh tế nƣớc ta không những tăng trƣởng tƣơng đối cao mà cơ cấu kinh tế cịn tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu phân chia nền kinh tế thành 3 khu vực: (1) Nơng lâm nghiệp và thuỷ
Đề tài: Mơ hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
sản; (2) Công nghiệp và xây dựng; (3) Dịch vụ, thì tỷ trọng giá trị tăng thêm theo giá thực tế chiếm trong tổng sản phẩm trong nƣớc của khu vực công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 36,73% năm 2000 lên 38,13% năm 2001; 38,49% năm 2002; 39,47% năm 2003; 40,21% năm 2004 và năm 2005 chiếm 41,04%. Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tuy đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 5,42% về giá trị sản xuất và 3,83% về giá trị tăng thêm, nhƣng tỷ trọng trong tổng sản phẩm trong nƣớc đã giảm từ 24,53% năm 2000 xuống 23,24% năm 2001; 23,03% năm 2003; 21,81% năm 2004 và năm 2005 chỉ còn 20,89%. Khu vực dịch vụ vẫn duy trì đƣợc tỷ trọng chiếm trên dƣới 38% tổng sản phẩm trong nƣớc. Tỷ trọng của ba khu vực qua các năm nhƣ trên đã thể hiện rất rõ nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Nhờ có tăng trƣởng kinh tế, thu nhập của ngƣời dân đƣợc cải thiện, việc tiêu dùng của ngƣời dân cũng tăng mạnh và rác thải tạo ra ngày càng nhiều, gây áp lực lớn đến môi trƣờng.