Thực trạng về trường trung học phổ thông chuyên tỉnh Vĩnh Phúc và đội ngũ giáo viên của nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông chuyên tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 58)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁOVIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC

2.3. Thực trạng về trường trung học phổ thông chuyên tỉnh Vĩnh Phúc và đội ngũ giáo viên của nhà trường

Căn cứ vào báo cáo tổng kết hàng năm của nhà trường và của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, bằng việc phân tích, xử lý các số liệu thu được chúng tôi trình bày thực trạng về nhà trường và ĐNGV của nhà trường như sau:

2.3.1. Thực trạng về trường trung học phổ thông chuyên tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.1.1. Cơ cấu tổ chức (bộ máy nhà trường)

Theo tác giả Nguyễn Khánh Đức khi nghiên cứu về lý thuyết Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân đã cho rằng: “Cơ cấu phản ánh các thành phần và sự sắp xếp các thành phần trong một tổ chức. Mỗi thành phần có một vai trò, vị trí, chức năng nhất định và có quan hệ hữu cơ với nhau trong tổ chức”.[20]

Đối với mỗi nhà trường, việc tạo ra một cơ cấu tổ chức, một bộ máy làm việc phù hợp sẽ đem lại hiệu quả trong công tác quản lý giáo dục. Căn cứ vào quy định tại Điều lệ trường THPT, bộ máy nhà trường năm học 2007-2008 có thể được sơ đồ hóa như sau:

Ban Giám hiệu

Các bộ phận chức năng

Các tổ chức, đoàn thể

Các hội

đồng

Tổ văn phòng

Các tổ chuyên môn

Chi bé

Đảng

Công

Đoàn

Đoàn thanh niên

Ban N÷

công

Ban đại diện cha

mẹ học sinh,v.v.v

Héi

đồng S- phạm

Hội đồng thi ®ua khen th-ởng,...

Toán- Tin

Lý Hãa Sinh-

Kỹ-Thể

Văn Sử-Địa- GDCD

Ngoại ng÷

Sơ đồ 2.1: Bộ máy nhà trường năm học 2007-2008

2.3.1.2. Quy mô phát triển nhà trường

Hiện nay nhà trường có 30 lớp, chia thành 3 khối. Mỗi khối có 10 lớp, trong đó có 9 lớp chuyên (chiếm 90%) và 1 lớp không chuyên (chiếm 10%). Các lớp chuyên gồm có: chuyên Toán, Tin, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Anh, Pháp, chuyên ghép Sử - Địa, không có chuyên tiếng Nga.

Mỗi lớp chuyên có từ 30-35 học sinh, mỗi lớp không chuyên có 45 học sinh.

Tổng số học sinh của các lớp chuyên là 827 em, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 0,08% số dân của điạ phương. Theo định hướng phát triển các trường THPT chuyên từ nay đến 2020, mỗi trường chuyên có số học sinh chuyên chiếm từ 0,07% đến 0,15% dân số địa phương, thì trong thời gian tới số lớp chuyên của nhà trường có thể tăng thêm so với thời điểm hiện tại.

2.3.1.3. Chất lượng giáo dục của nhà trường

Về cơ bản, trường THPT chuyên Vĩnh Phúc đã đào tạo được đội ngũ học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức, năng lực chuyên sâu, giỏi một số lĩnh vực, có năng lực tự học, tự nghiên cứu. Học sinh nhà trường là lực lượng nòng cốt các đội tuyển của tỉnh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Chất lượng giáo dục của nhà trường được cụ thể hóa qua một số kết quả sau đây:

- Về thi học sinh giỏi: được minh họa qua các bảng số liệu 2.1 và 2.2

+ Số liệu bảng 2.1 dưới đây cho thấy, trung bình trong 8 kỳ thi học sinh giỏi quốc gia có 71,3% học sinh dự thi đạt giải và có nhiều giải cao (24 giải nhất, 109 giải nhì), tập trung ở các môn Toán, Lý, Sinh, Sử, Địa. Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia của nhà trường được đánh giá vào tốp các tỉnh thành có thành tích cao trong cả nước.

Bảng 2.1: Tỷ lệ học sinh đạt giải và chất lượng HSG quốc gia của trường (Từ năm học 2000-2001 đến năm học 2007-2008)

STT Năm học

Số lượng thí sinh

dự thi

Số lượng giải Chất lượng giải Số

lượng

Tỉ lệ

(%) Nhất Nhì Ba Khuyến khích

1 2000-2001 72 47 65,2 2 14 21 10

2 2001-2002 72 57 79,1 2 7 32 16

3 2002-2003 80 50 69,4 3 12 19 16

4 2003-2004 80 54 67,5 5 15 16 19

5 2004-2005 80 49 61,2 1 11 16 21

6 2005-2006 80 47 58,7 2 8 17 20

7 2006-2007 60 52 86,6 6 8 21 17

8 2007-2008 60 50 83,3 1 8 22 19

Cộng 740 487 71,3 24 109 214 188

(Nguồn: Trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc)

+ Bảng số liệu 2.2 dưới đây cho thấy, liên tục 9 năm qua (từ năm học 1999- 2000 đến năm học 2007-2008) nhà trường có học sinh tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, với 14 huy chương (3 vàng, 3 bạc, 8 đồng) và 3 bằng khen.

Điều này đã khẳng định tính hiệu quả cao của công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường. Những học sinh đạt thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi tiếp tục phát huy ở các bậc học cao hơn và phát triển tốt trong các lĩnh vực công tác.

Bảng 2.2: Số lượng, chất lượng học sinh giỏi quốc tế và khu vực châu Á (Từ năm học 1999-2000 đến năm học 2007-2008)

STT Năm học Giải khu vực Giải quốc tế

1 1999-2000 1 BK môn Sinh

2 2000-2001 1 HC vàng môn Toán

3 2001-2002 1 HC đồng môn Toán 1 HC vàng môn Toán, 1 BK môn Sinh

4 2002-2003 2 HC đồng môn Toán, Sinh

5 2003-2004 1 HC bạc môn Lý

6 2004-2005 1 HC đồng và 1 BK môn Lý 1 HC vàng môn Lý

7 2005-2006 1 HC đồng môn Lý 1 HC bạc môn Toán, 2 HC đồng môn Lý và môn Sinh

8 2006-2007 1 HC bạc môn Toán

9 2007-2008 1 HC đồng môn Sinh

Cộng 5 huy chương, 1 bằng khen 9 huy chương, 2 bằng khen (Nguồn: Trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc)

- Về thi vào đại học: Theo đánh giá tổng kết của Sở GD-ĐT, tỉ lệ học sinh THPT chuyên Vĩnh Phúc thi đỗ vào các trường đại học có tỷ lệ cao hơn cả so với các trường THPT trong tỉnh, trung bình hàng năm tỷ lệ đỗ vào đại học đạt trên 95%.

Nhiều học sinh đoạt thủ khoa trong các kỳ thi đại học và được theo học tại các lớp tài năng của các trường đại học trong nước và quốc tế.

- Về xếp loại hai mặt giáo dục: Hàng năm số học sinh đạt hạnh kiểm Tốt chiếm khoảng 98%, còn lại là hạnh kiểm khá. Học lực giỏi đạt trên 65 %, học lực khá là 34,5%, học lực trung bình là 0,5%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhận thấy chất lượng giáo dục hãy còn những tồn tại nhất định, đó là do áp lực lớn của các kỳ thi học sinh giỏi và đại học nên một số mặt giáo dục học sinh chưa tập trung và đầu tư nhiều, chưa thật chú trọng đến giáo dục toàn diện và chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Học sinh trường THPT tỉnh chuyên Vĩnh Phúc còn rất yếu về ngoại ngữ và tin học (nhiều học sinh của nhà trường không có cơ hội du học ở nước ngoài do môn ngoại ngữ không đạt yêu cầu), hạn chế về kỹ năng thực hành, vận dụng; kỹ năng tương tác, hợp tác và khả năng giao tiếp, thiếu tự tin và khả năng hòa đồng trong giao lưu với bạn bè còn hạn chế,...

52 81

58

83

72

89

78

91

80

91

84

91

86

91

87

91

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008

Số l-ợng GV thực tế

2.3.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên nhà trường từ năm 2000 đến nay 2.3.2.1. Về số lượng giáo viên: Được thể hiện ở bảng 2.3 và biểu đồ 2.1

Bảng 2.3: Tương quan giữa số lượng GV thực tế của nhà trường với định mức của Bộ (Từ năm học 1999-2000 đến năm học 2007-2008)

STT Năm học

Tổng số lớp

Số lượng GV thực tế

Số lượng GV theo định mức

của Bộ

Thiếu Chuyên Không

chuyên

1 2000-2001 21 7 52 81 29

2 2001-2002 23 5 58 83 25

3 2002-2003 25 5 72 89 17

4 2003-2004 27 3 78 91 13

5 2004-2005 27 3 80 91 11

6 2005-2006 27 3 84 91 7

7 2006-2007 27 3 86 91 5

8 2007-2008 27 3 87 91 4

Cộng 204 32 597 708 111

(Nguồn: Trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc)

Căn cứ vào bảng 2.3 ở trên và biểu đồ 2.1 cho thấy, số lượng giáo viên ở hai năm học đầu của nhà trường thiếu rất nhiều (năm học 2000-2001 thiếu 29 giáo viên chiếm tỉ lệ 36%). Những năm tiếp theo có sự tăng nhanh và duy trì số lượng tương đối ổn định ở 3 năm trở lại đây và so với định mức của Bộ thì còn thiếu không đáng kể (năm học 2007-2008 thiếu 4 giáo viên).

Biểu đồ 2.1: Số lượng GV thực tế của nhà trường so với định mức của Bộ.

(Từ năm học 2000-2001 đến năm học 2007-2008)

Nguyên nhân của hiện tượng trên là do công tác quy hoạch phát triển ĐNGV của địa phương cũng như của nhà trường còn những hạn chế, đặc biệt là công tác dự báo. Khi tỉnh mới tái lập có sự tăng nhanh về quy mô trường lớp, dẫn đến hiện tượng thiếu giáo viên ở hầu hết các trường THPT trong tỉnh, trong đó có trường THPT chuyên. Mặt khác các chính sách, chế độ đãi ngộ của ngành và của tỉnh chưa đủ mạnh để thu hút những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt từ các trường THPT trong tỉnh và những sinh viên khá giỏi mới tốt nghiệp về công tác tại trường chuyên.

Tình trạng thiếu nhiều giáo viên trong những năm đầu đã gây không ít khó khăn cho nhà trường, nhà trường đã phải khắc phục bằng cách bố trí dạy tăng giờ cho giáo viên. Việc bố trí tăng giờ đã phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của giáo viên, đồng thời không có điều kiện để nghiên cứu chuyên môn sâu phục vụ việc giảng dạy môn chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi. Điều này cho thấy, sự cần thiết phải làm tốt công tác quy hoạch ĐNGV mang tính chiến lược cho giai đoạn phát triển; đồng thời cần hoàn thiện các chính sách thu hút, chế độ đãi ngộ và chính sách đầu tư đặc biệt tạo môi trường làm việc thuận lợi cho giáo viên trường THPT chuyên.

2.3.2.2. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên

* Cơ cấu về chuyên môn nghiệp vụ: Ta sẽ nghiên cứu ở bảng 2.4, 2.5 Bảng 2.4: Số lượng GV thực tế của các tổ chuyên môn so với định mức của Bộ

(Ghi chú:Định mức của Bộ=Bộ, thực tế =TT)

Tổ So

sánh

2000- 2001

2001- 2002

2002- 2003

2003- 2004

2004- 2005

2005- 2006

2006- 2007

2007- 2008 Toán-

Tin

Bộ 19 19 19 19 19 19 19 19

TT 10 10 14 13 15 15 16 18

Bộ 10 10 11 12 12 12 12 12

TT 4 6 9 10 10 10 10 11

Hóa Bộ 8 8 8 8 8 8 8 8

TT 6 7 8 9 9 9 9 8

Sinh- Kỹ-Thể

Bộ 10 11 12 13 13 13 13 13

TT 8 8 9 10 10 11 11 11

Văn Bộ 12 12 13 13 13 13 13 13

TT 11 11 13 14 14 13 14 13

Sử-Địa- GDCD

Bộ 13 13 14 14 14 14 14 14

TT 8 10 10 12 11 14 14 14

Ngoại ngữ

Bộ 9 10 12 12 12 12 12 12

TT 8 10 10 12 11 12 12 12

Cộng Bộ 81 83 89 91 91 91 91 91

TT 52 58 72 78 80 84 86 87

(Nguồn: Trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc)

- Khi so sánh giữa số lượng giáo viên theo định mức của Bộ và thực tế theo các tổ chuyên môn của nhà trường ở bảng 2.4 trên đây, cho thấy, hiện tượng thiếu giáo viên những năm qua gặp ở hầu hết các tổ chuyên môn, nhưng mức độ là rất khác nhau: Tổ Toán -Tin và tổ Lý thiếu nhiều hơn cả, bên cạnh đó lại có hiện tượng thừa giáo viên ở một vài tổ (Văn, Hóa).

Bảng 2.5: Số lượng, tỷ lệ GV môn chuyên thực tế so với số lượng, tỷ lệ cần tối thiểu Năm học 2007-2008

STT Môn

chuyên

Tổng số GV

Số lượng GV môn chuyên thực tế

Số lượng GV môn chuyên cần tối thiểu

1 Toán 14 3 3

2 Tin 4 2 3

3 Lý 11 3 3

4 Hóa 8 3 3

5 Sinh 8 2 3

6 Văn 13 3 3

7 Sử 5 2 3

8 Địa 6 2 3

9 Tiếng Anh 9 3 3

10 Tiếng Pháp 3 2 3

Cộng 81 25 30

Tỷ lệ (%) 100,0 30,9 37,0

(Nguồn: Trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc)

- Bảng 2.5 cho thấy, số lượng giáo viên môn chuyên của nhà trường đến thời điểm này (năm học 2007-2008) vẫn chiếm tỷ lệ thấp (30,9%), so với yêu cầu tối thiểu là (37,0%). Vì vậy một giáo viên môn chuyên có thể dạy 1- 2 lớp chuyên. Đối với trường chuyên, sự thiếu hụt về giáo viên nói chung và đặc biệt là sự thiếu hụt về giáo viên môn chuyên sẽ là trở ngại rất lớn đến hoạt động chuyên môn của nhà trường. Mỗi khi giáo viên môn chuyên được điều động đi công tác như đi làm đề thi, đi chấm thi học sinh giỏi hoặc nghỉ ốm.v.v.v.thì việc phân công dạy thay là rất khó khăn, nếu không có được một đội ngũ dự phòng. Thực tế cho thấy, để hoạt động chuyên môn của trường chuyên đạt hiệu quả, mỗi môn chuyên ở một lớp cần có sự tham gia của 2 giáo viên để bổ sung và hỗ trợ cho nhau.

Sự bất cập này cho thấy cần phải chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch về cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ và kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng và phát triển ĐNGV

49.9

29.8

20.3

0 10 20 30 40 50 60

T<30 30≤T≤50 T>50

của nhà trường, nhằm tạo ra sự tương quan phù hợp về số lượng giáo viên giữa các tổ chuyên môn và trong từng môn học.

*Cơ cấu giáo viên theo độ tuổi của nhà trường: được phản ánh ở bảng 2.6, 2.7 và biểu đồ 2.2.

Bảng 2.6: Số lượng và tỉ lệ giáo viên theo độ tuổi của nhà trường (Từ năm học 2000-2001 đến năm học 2007-2008) ST

T Năm học Tổng số GV

T<30 30≤T≤50 T>50 Số

lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%) 1 2000-2001 52 23 44,2 18 34,6 11 21,2 2 2001-2002 58 26 44,8 20 34,5 12 20,7 3 2002-2003 72 35 48,6 23 32,0 14 19,4 4 2003-2004 78 39 50,0 24 30,8 15 19,2 5 2004-2005 80 41 51,2 23 28,8 16 18,8 6 2005-2006 84 43 51,2 24 28,6 17 20,2 7 2006-2007 86 45 52,3 23 26,8 18 20,9 8 2007-2008 87 46 52,9 23 26,4 18 20,7 Cộng 597 298 49,9 178 29,8 121 20,3

(Nguồn: Trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc)

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ trung bình 8 năm theo độ tuổi của ĐNGV nhà trường.

- Bảng 2.6 và biểu đồ 2.2 cho thấy: ĐNGV nhà trường có đặc điểm là “khá trẻ ” và xu hướng ngày càng trẻ hóa. Cụ thể là, giáo viên ở độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ lớn (49,9%), ở độ tuổi từ 30 đến 50 có tỷ lệ không cao (29,8%) và ở độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ thấp (20,3%). Tỷ lệ giáo viên ở độ tuổi dưới 30 ngày càng tăng từ 44,2% (năm học 2000-2001) lên tới 52,9% (năm học 2007-2008), ngược lại tỷ lệ giáo viên ở độ tuổi từ 30 đến 50 ngày càng giảm dần từ 34,6% xuống còn 26,4%.

- Cơ cấu trên không đồng nhất ở các tổ chuyên môn. Ví dụ tổ ngoại ngữ có tỷ lệ giáo viên ở độ tuổi dưới 30 là rất cao chiếm 58,4%, ngược lại tỷ lệ giáo viên ở độ tuổi trên 50 có tỷ lệ rất thấp chiếm 8,3% (bảng 2.7).

Bảng 2.7: Số lượng và tỉ lệ giáo viên theo độ tuổi ở các tổ chuyên môn.

(Năm học 2007-2008)

STT Tổ Tổng

số GV

T<30 30≤T≤50 T>50 Số

lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1 Toán – Tin 18 11 61,1 4 22,2 3 16,7

2 Lý 11 6 54,6 3 27,2 2 18,2

3 Hóa 8 4 50,0 2 25,0 2 25,0

4 Sinh 11 4 36,4 3 27,2 4 36,4

5 Văn 13 6 46,1 4 31,7 3 23,1

6 Sử-Địa-GDCD 14 8 57,1 3 21,4 3 21,4

7 Ngoại ngữ 12 7 58,4 4 33,3 1 8,3

Cộng 87 46 52,9 23 23,4 18 20,7

(Nguồn: Trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc)

Nhận thấy cơ cấu ĐNGV trẻ sẽ phát huy được thế mạnh là tính năng động, sự cập nhật và sự nhiệt tình trong công tác của họ. Song lại gặp những khó khăn nhất định, do họ chưa có nhiều kinh nghiệm nên không thể phân công giảng dạy môn chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi ngay được mà phải qua bồi dưỡng và tích lũy. Do vậy những năm qua mặc dù đã tuyển bổ sung nhiều giáo viên nhưng giáo viên dạy chuyên, bồi dưỡng học sinh giỏi vẫn thiếu. Vì vậy phải có kế hoạch kịp thời đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trẻ trong thời gian tới.

* Cơ cấu nam nữ của nhà trường: ta sẽ nghiên cứu ở biểu đồ 2.3, 2.4.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nam, nữ trung bình của ĐNGV nhà trường (Từ năm học 2000-2001 đến năm học 2007-2008)

39.4 60.6 Nữ

Nam

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nữ của ĐNGV theo tổ chuyên môn.

(Năm học 2007-2008)

(Nguồn: Trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc) Nhận xét: Biểu đồ 2.3 và 2.4 trên đây cho thấy:

- Tỉ lệ giáo viên nữ ở từng năm học (xem thêm phụ lục 1) và tỉ lệ giáo viên nữ trung bình trong 8 năm học đều cao hơn nhiều so với tỷ lệ giáo viên nam. Trong đó ở một số tổ bộ môn có dự thi học sinh giỏi khu vực và quốc tế có tỷ lệ nữ rất cao như: tổ Hóa (chiếm 75,0%), tổ Sinh-Kỹ-Thể (chiếm 72,8%).

- Cơ cấu nam nữ trên chưa thực sự phù hợp với tính chất, đặc thù công việc của nhà trường. Cơ cấu đội ngũ trẻ và đông nữ, nhiều năm qua đã gây nhiều khó khăn cho công tác chuyên môn cũng như các hoạt động khác của nhà trường, hạn chế khả năng hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên. Do vậy phải có sự quy hoạch tổng thể, tăng cường tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nam tham gia giảng dạy môn chuyên, bồi dưỡng học sinh giỏi; trong đó cần quan tâm hơn ở các môn chuyên tự nhiên có dự thi khu vực, quốc tế như Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh.

2.3.2.3. Về chất lượng đội ngũ giáo viên - Về phẩm chất, đạo đức, tư tưởng:

+ Nhìn chung, ĐNGV nhà trường có phẩm chất, đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng. Có ý thức kỷ luật tốt, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những quy định tại Điều lệ trường THPT, Quy chế trường THPT chuyên và nội quy cơ quan. Đa số giáo viên nhà trường yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, có

ý thức phấn đấu vươn lên, tích cực tự bồi dưỡng và học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đoàn kết, giúp đỡ nhau và cùng chia sẻ. Tuy nhiên hãy còn một bộ phận nhỏ, nhất là đội ngũ giáo viên trẻ do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên trường chuyên nên có biểu hiện chưa sẵn sàng, chưa quyết tâm cho sự nghiệp bồi dưỡng nhân tài.

+ Trình độ chính trị của ĐNGV

Bảng 2.8: Số lượng Đảng viên và trình độ chính trị theo tổ chuyên môn (Năm học 2007-2008)

STT Tổ Số lượng

GV

Trình độ chính trị Số lượng Đảng viên Sơ cấp Trung cấp Cao cấp

1 Toán-tin 18 18 5 6

2 Lý 11 11 4 3

3 Hóa 8 8 4 3

4 Sinh-Kỹ-Thể 11 11 2 3

5 Văn 13 13 6 8

6 Sử- Địa-GDCD 14 14 2 6

7 Ngoại ngữ 12 12 2 3

Cộng 87 85 25 0 32

Tỷ lệ % 100,0 100,0 28,7 0,0 36,8 (Nguồn: Trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc)

Bảng 2.8 cho thấy, hiện tại 100% ĐNGV nhà trường có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Trong đó có 36,8% là Đảng viên, đây là lực lượng nòng cốt đứng đầu các tổ chức, bộ máy của nhà trường và trực tiếp giảng dạy môn chuyên.

- Về trình độ đào tạo ĐNGV: được thể hiện ở bảng 2.9 và biểu đồ 2.5 Bảng 2.9: Trình độ đào tạo của ĐNGV theo tổ chuyên môn

(Năm học 2007-2008)

STT Tổ Số lượng

GV

Trình độ chuẩn

(Cử nhân) Trình độ trên chuẩn (Thạc sĩ)

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ( %)

1 Toán - Tin 18 11 61,1 7 38,9

2 Lý 11 7 63,6 4 36,4

3 Hóa 8 4 50,0 4 50,0

4 Sinh-Kỹ-Thể 11 9 81,8 2 18,2

5 Văn 13 6 46,2 7 53,8

6 Sử - Địa-GDCD 14 12 85,7 2 14,3

7 Ngoại ngữ 12 10 83,3 2 16,7

Cộng 87 59 67,8 28 32,2

(Nguồn: Trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc)

Qua bảng 2.9 và biểu đồ 2.5 dưới đây, cho thấy: 100% đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Trong đó có 32,2% đội ngũ giáo viên được đào tạo trên chuẩn (thạc sỹ), so với tỷ lệ thạc sĩ trung bình (23%) của hệ thống các trường chuyên cùng thời điểm là cao hơn. Đặc biệt ở môn Hóa, môn Văn có tỷ lệ thạc sỹ rất cao chiếm 50% và 53,8%; điều này thể hiện sự quan tâm tới công tác đào tạo ĐNGV của nhà trường. Tuy nhiên nhà trường chưa có giáo viên có trình độ tiến sĩ và cũng chưa có giáo viên được đào tạo trên chuẩn ở nước ngoài.

- Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ, tin học

+ Đa số giáo viên môn chuyên nhà trường có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức sâu, rộng; có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát huy được năng lực tự học, tự nghiên cứu, tính chủ động, sáng tạo của học sinh và niềm say mê yêu thích môn học.

+ Tuy nhiên, ĐNGV còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đội ngũ giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi thực sự không nhiều, mỗi bộ môn chuyên có từ 1-2 giáo viên, điều này đã gây nhiều khó khăn đến việc bồi dưỡng HSG. Số liệu bảng 2.10 dưới đây còn cho thấy đa số còn yếu về ngoại ngữ và chưa thông thạo các kỹ năng tin học, chỉ có một số giáo viên ở các môn chuyên tự nhiên như Toán, Tin, Lý có khả năng đọc dịch tài liệu trên mạng. Đa số chưa chú ý đến việc rèn kỹ năng tương tác và hợp tác, khả năng giao tiếp, khả năng ngôn ngữ và khả năng thích ứng

Biểu đồ 2.5: Trình độ đào tạo ĐNGV năm học 2007-2008

Trình độ trên chuẩn

Trình độ chuẩn

67,8% 32,2%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông chuyên tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)