Vài nét về quá trình hình thành và phát triển hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông chuyên tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 43)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁOVIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên

*Trên thế giới, nhiều nước quan niệm học sinh giỏi là học sinh có năng lực hoàn thành xuất sắc công việc trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, quản lý xã hội, kinh doanh; những học sinh này cần được giáo dục đặc biệt, không theo những trường, lớp thông thường nhằm phát triển hết năng lực của họ.

Việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng đã có từ rất lâu ở nhiều nước trên thế giới. Trung Quốc từ thời nhà Đường (618 trước công nguyên) những trẻ em có tài năng đặc biệt được mời đến sân rồng để học tập và được giáo dục bằng những hình thức đặc biệt.

Châu Âu, trong suốt thời phục hưng, những người có tài năng về nghệ thuật, kiến trúc, văn học,...đều được Nhà nước và các tổ chức, cá nhân bảo trợ, giúp đỡ.

Nước Mỹ, đến thế kỷ 19 mới chú ý đến vấn đề giáo dục học sinh giỏi và phát triển tài năng, tuy nhiên đến 1920 đã có 2/3 các thành phố lớn thực hiện chương trình giáo dục, phát triển tài năng và đến năm 2002 có 38 bang có luật về học sinh giỏi, trong đó có 28 bang có thể đáp ứng đầy đủ cho việc giáo dục, phát triển tài năng.

Nước Anh thành lập Viện hàn lâm quốc gia về phát triển tài năng trẻ và Hiệp hội quốc gia về giáo dục học sinh giỏi.

New-Zealand, từ năm 2001, Nhà nước đã phê chuẩn Kế hoạch phát triển Chiến lược học sinh giỏi.

Hàn Quốc, trong chương trình giáo dục phổ thông, có chương trình đặc biệt dành cho học sinh giỏi; đến năm 1994, có 57/147 cơ sở giáo dục thực hiện chương trình đặc biệt dành cho học sinh giỏi.

* Ở nước ta, ngay từ những ngày đầu tiên nước nhà được độc lập, nhân ngày khai trường 20/9/1945, trong thư gửi học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích các địa phương mở những lớp học chất lượng cao, là tiền thân của hệ thống các trường THPT chuyên sau này, nhằm tạo điều kiện, cơ hội tốt nhất cho những học sinh có năng khiếu và ham học phát triển tài năng.

Vào năm 1962, ngành giáo dục tổ chức thi học sinh giỏi Toán toàn miền Bắc lần đầu tiên. Đến năm 1964, trường ĐH Tổng hợp Hà Nội phối hợp với Ty Giáo dục Hà Nội tổ chức một lớp bồi dưỡng kiến thức toán cho học sinh giỏi môn Toán của các trường phổ thông thành phố Hà Nội. Hai nhà toán học hàng đầu đất nước trực tiếp bồi dưỡng là Giáo sư Lê Văn Thiêm và Giáo sư Hoàng Tụy.

Năm 1965, đánh dấu mốc quan trọng đó là, Cố Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định thành lập “Lớp Toán đặc biệt” đầu tiên của trường ĐH Tổng hợp, Giáo sư Tiến sỹ khoa học Trần Văn Nhung, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT là 1 trong 38 học sinh của lớp “Lớp Toán đặc biệt”này;

tiếp theo là sự hình thành các “Lớp Toán đặc biệt” của trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Vinh, các tỉnh, thành phố khác.

Năm 1974, đoàn học sinh giỏi Toán của Việt Nam lần đầu tiên tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế đã đạt được kết quả cao, khẳng định việc ở các “Lớp Toán đặc biệt”, sau này gọi là lớp chuyên Toán là bước đi đúng hướng thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài.

Trong những năm của thập kỷ 80, 90 các lớp chuyên Văn, chuyên Ngoại ngữ, chuyên Lý, chuyên Hóa, v.v.v. được hình thành cùng với việc thành lập các khối chuyên trong trường THPT và một số trường đại học hoặc trường THPT chuyên (sau đây gọi chung là trường THPT chuyên) tại hầu hết các tỉnh, thành phố tạo nên Hệ thống các trường THPT chuyên. Từ đó đến nay hệ thống các trường THPT chuyên ngày càng phát triển về quy mô và chất lượng đào tạo.

Tính đến năm học 2006- 2007, toàn quốc có 74 trường THPT chuyên.

Trong đó mỗi tỉnh, thành phố đều có 1 trường THPT chuyên/khối chuyên (trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có 2 trường THPT chuyên/khối chuyên) và 7 trường ĐH có khối chuyên là: ĐHKHTN- ĐHQG Hà Nội, ĐHSP Hà Nội, ĐHNN Hà Nội, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Vinh, ĐHKH-ĐH Huế, ĐHSP- ĐH Huế.

Tại Hội nghị toàn quốc các trường THPT chuyên tháng 9/2007, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định: “Qua 42 năm hình thành, xây dựng và phát triển, hệ thống các trường THPT chuyên đã có những đóng góp to lớn trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, tạo nguồn đào tạo nhân tài cho đất nước. Nhiều học sinh đã được tiếp tục đào tạo ở trong nước, ngoài nước, trở thành cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng, Nhà nước; nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân giỏi và có những cống hiến quan trọng cho sự phát triển nước nhà”.

* Tỉnh Vĩnh Phúc có trường THPT chuyên Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc (gọi tắt là trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc), trường được hình thành năm 1997 cùng với sự tái lập tỉnh, năm học 2007-2008 là năm học thứ 11 của nhà trường. Đi ngược lại thời gian, ta có thể thấy được hình ảnh của nhà trường qua 11 năm hình thành, xây dựng và phát triển.

Trường cấp 3 chuyên Hùng Vương thuộc tỉnh Vĩnh Phú (cũ), khi mới thành lập nằm ở thị xã Phú Thọ, cho đến năm 1994 trường được chuyển xuống thành phố Việt Trì. Năm 1997 khi Vĩnh Phú được tách thành 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, lúc này trường cấp 3 chuyên Hùng Vương chuyển thành trường THPT chuyên Hùng Vương của tỉnh Phú Thọ với toàn bộ cơ sở vật chất, đội ngũ học sinh và gần như toàn bộ ĐNGV, chỉ có 11 thầy cô giáo chuyển về công tác ở trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc vừa mới được thành lập.

Cũng như các trường THPT chuyên khác, trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc có nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu góp phần đào tạo nguồn nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê hương và cho đất nước.

Năm học đầu tiên 1997-1998, nhà trường có 10 lớp với 359 học sinh. Năm học này, khối 11 và 12 chưa có lớp chuyên, còn khối 10 có 3 lớp chuyên Toán, Văn, tiếng Anh và 1 lớp không chuyên. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên lúc này chỉ gồm 26 người. Mặc dù khó khăn còn bộn bề trong điều kiện nhà trường mới thành lập và tỉnh mới tái lập. Song năm học đầu tiên nhà trường đã có 9 đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia ở các bộ môn: Toán, Tin, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, tiếng Anh (chưa có đội tiếng Pháp) và kết quả đạt được đáng khích lệ - đạt 25 giải trong đó có 2 giải nhì, 7 giải ba và 16 giải khuyến khích.

Những năm học tiếp theo, được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh, nhà trường tiếp tục mở rộng quy mô trường lớp, từ năm học 2002 – 2003 cho đến nay, nhà trường đã duy trì ổn định với số lượng là 30 lớp, trong đó mỗi khối có 9 lớp chuyên (Toán, Tin, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Anh, Pháp, Sử - Địa) và 1 lớp không chuyên. Chất lượng giáo dục học sinh giỏi được duy trì ổn định và từng bước nâng lên, được đánh giá vào tốp các tỉnh có thứ hạng cao trong cả nước. Đặc biệt ĐNGV, cán bộ quản lý và nhân viên của nhà trường đã có sự trưởng thành và lớn mạnh, hiện tại gồm 97 người, trong đó có 28 thạc sỹ, 18 đang theo học cao học và nghiên cứu sinh. Liên tục 11 năm qua kể từ khi thành lập, nhà trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc, được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước.

Có thể khẳng định rằng, trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc là mô hình giáo dục được đầu tư trọng điểm, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn trên cơ sở giáo dục toàn diện, tạo môi trường giáo dục tích cực được xã hội tin tưởng, ủng hộ, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục phổ thông của tỉnh nhà.

2.2. Vài nét khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông chuyên tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)