Lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông chuyên 1. Trường trung học phổ thông chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông chuyên tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 20 - 36)

Trước khi nghiên cứu về lý luận về phát triển ĐNGV trường THPT chuyên luận văn trình bày khái niệm trường THPT chuyên ở 3 khía cạnh: chức năng, nhiệm vụ và quy mô phát triển trường THPT chuyên.

1.3.1.1. Chức năng

Tại điều 62 Luật giáo dục 2005 đã ghi: “Trường THPT chuyên được thành lập ở cấp THPT dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện” [5, tr.104].

1.3.1.2. Nhiệm vụ

Trường THPT chuyên (trường chuyên) thuộc loại hình trường chuyên biệt, cho nên ngoài các nhiệm vụ chung của trường THPT được quy định tại điều 3 Điều lệ trường TH cơ sở, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi tắt là Điều lệ trường THPT), trường THPT chuyên còn có những nhiệm vụ riêng được quy định tại điều 2 của Quy chế trường THPT chuyên là:

1. Bồi dưỡng và phát triển năng khiếu của học sinh về một hoặc một số môn học nhất định gọi là môn chuyên; đồng thời đảm bảo thực hiện đầy đủ kế hoạch và chương trình giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông.

2.Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ và tâm sinh lý học sinh [3].

1.3.1.3. Quy mô phát triển các trường trung học phổ thông chuyên

Tập hợp các trường THPT chuyên tạo thành hệ thống các trường THPT chuyên, bao gồm: Trường THPT chuyên thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trường THPT chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học.

Trong trường chuyên, mỗi khối học chỉ được thành lập một lớp chuyên cho mỗi môn chuyên. Tùy điều kiện của tỉnh hoặc của trường đại học, trường chuyên có thể có một số hoặc tất cả các lớp chuyên đó là: chuyên Toán, chuyên Tin, chuyên Lý, chuyên Hóa, chuyên Sinh, chuyên Văn, chuyên Sử, chuyên Địa, chuyên tiếng Anh, chuyên tiếng Nga và tiếng Pháp. Vậy là số lớp chuyên nhiều nhất ở tất cả các môn chuyên ở mỗi trường chuyên là 33 lớp. Mỗi lớp chuyên có từ 30 đến 35 học sinh, học chương trình một môn chuyên.

Ngoài ra, trong trường chuyên có thể có một số lớp không chuyên. Số lớp không chuyên chiếm không quá 30% so với tổng số lớp chuyên toàn trường. Vậy là số lớp không chuyên nhiều nhất ở mỗi trường THPT chuyên là 11 lớp [3]

Nghiờn cứu về lý luận phỏt triển nguồn nhõn lực đó làm rừ vai trũ quan trọng của giáo dục trong việc phát triển nguồn lực người, đáp ứng những yêu cầu trước xu hướng toàn cầu hóa và những yêu cầu khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tri thức.

Nhà trường nói chung và các trường THPT chuyên nói riêng là cơ sở giáo dục, là tổ chức văn hóa - xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo là nguồn nhân lực sư phạm trong nhà trường. Việc nghiên cứu về lý luận phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên thực chất là nghiên cứu về lý luận phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ tổ chức. Chính vì vậy, chúng ta cần tập trung đề cập các vấn đề sau đây:

- ĐNGV trường THPT chuyên (hay nguồn nhân lực sư phạm);

- Nội dung quản lý phát triển ĐNGV trường THPT chuyên (hay nội dung quản lý phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ tổ chức);

- Cơ sở tâm lý, kinh tế và xã hội học của công tác phát triển ĐNGV trường THPT chuyên.

1.3.2. Đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên 1.3.2.1. Khái niệm giáo viên trường trung học phổ thông chuyên

* Từ những phân tích ở trên ta có thể quan niệm “Giáo viên trường THPT chuyên là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở trường THPT chuyên”.

Giáo viên trường THPT chuyên có thể được chia thành hai nhóm:

- Nhóm thứ nhất bao gồm các giáo viên dạy môn chuyên (gọi tắt là giáo viên môn chuyên), ví dụ GV dạy môn Toán ở lớp chuyên Toán, GV dạy môn Văn ở lớp chuyên Văn. Nhóm giáo viên này có nhiệm vụ giảng dạy và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi theo môn chuyên. Giáo viên môn chuyên là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của trường THPT chuyên.

- Nhóm thứ hai bao gồm các giáo viên dạy môn không chuyên (gọi tắt là giáo viên môn không chuyên), ví dụ GV dạy môn Toán ở lớp chuyên Tin, GV dạy môn Toán ở lớp không chuyên, GV dạy môn Thể dục ở tất cả các lớp.

* Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học phổ thông chuyên

Ngoài các nhiệm vụ chung của nhà giáo quy định tại Luật giáo dục 2005 và nhiệm vụ của giáo viên THPT quy định tại Điều lệ trường THPT, giáo viên môn chuyên ở trường chuyên còn có thêm những nhiệm vụ được quy định tại điều 17 của Quy chế trường chuyên đó là:

- Trực tiếp bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cho học sinh về môn chuyên;

- Tổ chức và hướng dẫn học sinh môn chuyên tập dượt nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ và tâm sinh lý học sinh [3]

* Vai trò và trách nhiệm của giáo viên trường THPT chuyên

Điều 15, Luật giáo dục 2005 đã khẳng định vai trò và trách nhiệm của nhà giáo nói chung đó là: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình, giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học” [5, tr.69].

Như đã nêu ở trên, giáo viên trường THPT chuyên ngoài các nhiệm vụ chung, còn gánh vác thêm các nhiệm vụ của một trường chuyên biệt, cho nên họ có vị trí, vai trò và trách nhiệm “đặc biệt quan trọng” trong đội ngũ nhà giáo. Họ là yếu tố “quyết định đến việc đảm bảo chất lượng giáo dục học sinh giỏi của nhà trường, chất lượng đào tạo nhân tài cho quê hương, đất nước”. Vì vậy việc phát triển

ĐNGV nhằm tạo nên một đội ngũ giáo viên vừa có tâm, vừa có tầm trong các trường THPT chuyên được coi là nhiệm vụ then chốt.

1.3.2.2. Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông chuyên: Được thể hiện qua 3 tiêu chí 1) Số lượng giáo viên: Được biên chế theo định mức của Bộ GD-ĐT (quy định tại thông tư số 27/TT-LB ngày 07/2/1992 và thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008) . Cụ thể là:

- Đối với 1 lớp chuyên: Bố trí giáo viên tối đa 3,1 là biên chế.

- Đối với 1 lớp không chuyên: Bố trí giáo viên tối đa là 2,25 biên chế.

Vậy là, số lượng giáo viên của mỗi nhà trường sẽ được xác định theo số lớp học sinh trong các nhà trường (số lớp chuyên và số lớp không chuyên) hay phụ thuộc vào quy mô phát triển của nhà trường. Ví dụ, ở một trường nào đó có 27 lớp chuyên và 3 lớp không chuyên, thì số giáo viên trong biên chế tối đa sẽ được tính là:

3,1 x 27 + 2,25 x 3 = 91 (giáo viên).

2) Cơ cấu đội ngũ giáo viên: Được hiểu là tỉ lệ giáo viên giữa các tổ chuyên môn, giữa các môn học và trong từng môn học hoặc giữa các độ tuổi hoặc tỉ lệ giới tính. Cơ cấu ĐNGV phải đảm bảo tính hợp lý, nhằm tạo ra ê kíp đồng bộ, đồng tâm nhất trí, có khả năng hỗ trợ cho nhau về mọi mặt.

- Sự hợp lý về cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ:

+ Đó là tỉ lệ giáo viên giữa các tổ chuyên môn, giữa các môn học đảm bảo phù hợp trong biên chế chung, không có sự thừa giáo viên ở môn này và thiếu giáo viên ở môn khác (hiện tượng thừa/thiếu ảo). Để tính toán được số lượng giáo viên ở mỗi môn học, cần căn cứ vào thời lượng của chương trình các môn học và số giờ công tác khác (tổ trưởng, chủ nhiệm lớp,...), căn cứ vào quy định về chế độ công tác của giáo viên chuyên là 17 tiết và quy đổi 1 tiết dạy môn chuyên bằng 1,5 tiết môn không chuyên (theo thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008).

+ Hoặc tỷ lệ giữa số giáo viên dạy môn chuyên và giáo viên dạy môn không chuyên trong từng môn học.Về mặt lý thuyết, mỗi môn chuyên ở một lớp chuyên cần một giáo viên tham gia giảng dạy. Vậy là nhu cầu về số lượng giáo viên môn chuyên ở mỗi trường thường tương ứng với số lớp chuyên.

- Sự hợp lý về độ tuổi: Đảm bảo có một tỉ lệ phù hợp giữa 3 độ tuổi đó là giáo viên trẻ dưới 30 tuổi (T< 30), giáo viên có độ tuổi từ 30 đến 50 (30≤T≤50) và giáo viên trên 50 tuổi (T >50), tạo nên sự kế thừa và bổ sung, hỗ trợ giữa các thế hệ giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi với thế hệ giáo viên trẻ tâm huyết, nhiệt tình.

- Sự hợp lý về giới tính: Đảm bảo có một tỉ lệ giáo viên nam nữ phù hợp trong các tổ chuyên môn, trong từng môn học và trong toàn trường. Song nhìn chung giáo viên nam dạy môn chuyên ở trường chuyên sẽ phù hợp hơn so với giáo viên nữ. Sở dĩ là vì, tính chất và đặc thù công việc ở trường chuyên khá vất vả và chịu nhiều áp lực, đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và quỹ thời gian nhiều; đặc biệt ở các môn có dự thi học sinh giỏi khu vực, quốc tế do phải thường xuyên cập nhật chương trình, sách giáo khoa, các tài liệu, đề thi.v.v.v quốc tế.

3) Chất lượng đội ngũ giáo viên: Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội, nhất là trong giáo dục, có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng, song theo tác giả Nguyễn Đức Chính khi ngiên cứu về Quản lý chất lượng đã cho rằng, có một định nghĩa tỏ ra có ý nghĩa đối với việc xác định chất lượng giáo dục và cả với việc đánh giá nó, đó là: “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”[15, tr. 8].

Mục tiêu của trường THPT chuyên là “phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, khá giỏi nhiều môn học, bồi dưỡng và đào tạo các em thành nhân tài để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”

Vì vậy để đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu của nhà trường, chất lượng ĐNGV trường THPT chuyên phải được đảm bảo bằng các tiêu chí: phẩm chất, đạo đức, tư tưởng; trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực nghiên cứu khoa học; sức khỏe của giáo viên .

- Về phẩm chất, đạo đức, tư tưởng: Cũng như mọi nhà giáo khác, giáo viên trường THPT chuyên phải có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt [5, tr.109]. Ngoài ra giáo viên ở trường THPT chuyên cần nhấn mạnh đến phẩm chất yêu nghề, yêu thế

hệ trẻ; tận tụy, tâm huyết với sự nghiệp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi (biểu hiện bằng sự lao động miệt mài, kiên trì, vượt khó,...)

- Về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ: Phải đạt trình độ chuẩn đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ chuẩn được đào tạo là: có bằng tốt nghiệp ĐHSP hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo đúng chuyên ngành của các khoa, trường sư phạm [5, tr.109] và [2, tr.16].

Giáo viên môn chuyên cần phải được đào tạo trên chuẩn (thạc sỹ, tiến sỹ), có thể được đào tạo trong nước thậm trí ở cả nước ngoài; phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao tay nghề và cập nhật những kiến thức, phương tiện, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất.

- Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Đối với giáo viên môn chuyên phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. Cụ thể là, kiến thức chuyên môn phải sâu, rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực; có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu, tính chủ động, sáng tạo của học sinh, niềm say mê yêu thích môn chuyên; thông thạo trong việc phối hợp sử dụng và khai thác các phương tiện và thiết bị dạy học đặc biệt là các phương tiện hiện đại (máy tính, máy chiếu, Internet,...)

- Về năng lực nghiên cứu khoa học: Viết báo cáo chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiệm, viết bài đăng báo và tạp chí, viết sách.v.v.v; tổ chức và hướng dẫn học sinh môn chuyên tập dượt nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ và tâm lý học sinh (như viết và giải bài đăng báo, tạp chí; viết bài báo cáo ngoại khóa môn chuyên, làm thí nghiệm, đi thực tế,...).

- Về sức khỏe: giáo viên môn chuyên phải có sức khỏe tốt, có khả năng lao động trí óc với cường độ cao, dẻo dai và bền bỉ.

1.3.3. Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông chuyên Phát triển đội ngũ giáo viên THPT chuyên có nghĩa là làm cho đội ngũ giáo viên thay đổi theo hướng đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các trường THPT chuyên.

Nội dung quản lý phát triển ĐNGV trường THPT chuyên: Bao gồm các khâu của quy trình quản lý phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ tổ chức, đó là:

1.3.3.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

Quy hoạch phát triển ĐNGV nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên cho nhà trường một cách thích đáng. Việc quy hoạch được bắt đầu bằng việc lập kế hoạch cho những nhu cầu trong tương lai (về số lượng, cơ cấu và chất lượng ĐNGV). Tiếp theo là việc kiểm kê đội ngũ giáo viên hiện có trong nhà trường, để từ đó lập kế hoạch tuyển chọn/chuyển trường, kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên.

Để quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả cần lưu ý đến kế hoạch chiến lược của nhà trường (kế hoạch giai đoạn phát triển) vì kế hoạch này quy định nhu cầu giáo viên và công tác dự báo đội ngũ giáo viên trong mối tương quan với môi trường bên ngoài. Kế hoạch chiến lược của trường THPT chuyên được xây dựng dựa trên kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục của hệ thống các trường THPT chuyên.

1.3.3.2. Tuyển chọn giáo viên

Trong thực tế quen dùng là tuyển dụng giáo viên, bao gồm 2 khâu là tuyển mộ và lựa chọn giáo viên.

Tuyển mộ là việc chuẩn bị một nhóm giáo viên theo nhu cầu quy hoạch phát triển ĐNGV, tạo điều kiện cho việc lựa chọn những giáo viên theo tiêu chuẩn tuyển mộ. Tiếp theo tuyển mộ là việc chọn lựa giáo viên vào vị trí/ công việc đang khuyết, đó là việc người quản lý xem xét các đơn xin việc, nghiên cứu hồ sơ, phỏng vấn chọn lựa, thẩm định công việc, kiểm tra sức khỏe của giáo viên đăng ký tuyển mộ để ra quyết định lựa chọn.

Do yêu cầu, nhiệm vụ của trường THPT chuyên, nên việc tuyển dụng giáo viên được quan tâm hơn so với các trường THPT khác. Trường chuyên được “ưu tiên về bố trí giáo viên đủ phẩm chất và năng lực” [3].

- Ưu tiên về nguồn tuyển dụng: có 2 nguồn chính, thứ nhất là những giáo viên đã trong biên chế được điều động đến (họ là những người đã được khẳng định về chuyên môn, nghiệp vụ hiện đang công tác tại các trường THPT khác, có thể họ là những giáo viên đạt giải cao trong các kỳ thi giáo viên giỏi hoặc có học sinh giỏi tỉnh) và thứ hai là những sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi của các trường ĐHSP và ĐHQG.

- Để công tác tuyển dụng đạt hiệu quả, phải xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng giáo viên riêng cho trường chuyên, với những yêu cầu cao hơn và quy trình tuyển dụng phải thận trọng hơn, lựa chọn được những giáo viên có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ của trường.

1.3.3.3. Sử dụng đội ngũ giáo viên

Đó là việc sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm giáo viên vào các công việc/vị trí cụ thể, nhằm phát huy cao nhất khả năng hiện có của họ và hoàn thành mục tiêu của nhà trường. Trong quá trình sử dụng cần làm tốt công tác xã hội hoá, nhất là đối với giáo viên mới được tuyển dụng. Giúp họ hiểu được vị trí, tầm quan trọng của công việc mà họ đảm nhận trong mối quan hệ với các công việc khác trong nhà trường, nắm được điều lệ, quy chế, nội quy của nhà trường,…

Đối với các trường THPT chuyên, việc sắp xếp, bố trí giáo viên môn chuyên phù hợp, sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh giỏi, vì vậy công việc này được đặc biệt coi trọng. Thường là, những giáo viên có uy tín trong tổ/nhóm chuyên môn, có kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ được phân công giảng dạy môn chuyên; trong trường hợp nhà trường đủ giáo viên thì mỗi giáo viên môn chuyên sẽ dạy một lớp, còn trường hợp thiếu giáo viên thì mỗi giáo viên có thể đảm nhận 2 thậm trí là 3 lớp chuyên.

1.3.3.4. Đánh giá đội ngũ giáo viên (Thẩm định kết quả hoạt động)

Tác giả Nguyễn Đức Chính khi nghiên cứu về Đánh giá trong giáo dục đã quan niệm: “Bất kỳ khâu nào của QLGD cũng cần tới đánh giá. Không có đánh giá thì hệ thống QLGD sẽ trở thành một hệ thống một chiều. Đây là một cơ chế QLGD không khoa học và không hoàn thiện. Khi có đánh giá, QLGD mới nhận được phản hồi, mới kịp thời phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng. Giáo dục là một hệ thống quản lý hai chiều kiểu khứ hồi. Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho QLGD có tính khoa học và hoàn thiện” [14, tr. 35, tập 2].

Phát triển đội ngũ giáo viên được coi là một khâu của QLGD, vì thế mà đánh giá đội ngũ giáo viên được xác định là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của người quản lý và đây cũng là một công việc không ít khó khăn đối với người quản lý ở trường chuyên. Bởi lẽ ở trường chuyên, hàng năm những giáo viên có thành tích cao có thể “được nhận thêm các chính sách ưu tiên khuyến khích của địa phương” và ngược lại, những giáo viên không đủ điều kiện để giảng dạy ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông chuyên tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 20 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)