Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt trong thế kỷ 21, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại, vì vậy đổi mới giáo dục là một xu hướng tất yếu đang diễn ra trên quy mô toàn cầu.
Khuyến cáo của UNESCO(1994), đã được các quốc gia, các cộng đồng quan tâm: “Không có một sự tiến bộ nào, sự thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó. Và những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục một cách có hiệu quả thì số phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả sự phá sản”.
Bối cảnh trên vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nước ta đặc biệt là giáo dục học sinh giỏi và sự nghiệp bồi dưỡng nhân tài.
Có thể khẳng định, công tác giáo dục học sinh giỏi và sự nghiệp bồi dưỡng nhân tài nhiều năm qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, giáo dục học sinh giỏi đã góp phần không nhỏ tạo vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực. Tuy
nhiên những bất cập về chất lượng giáo dục học sinh giỏi, những bất cập trong đào tạo, nuôi dưỡng và sử dụng nhân tài của Việt Nam vẫn là những bài toán khó, đòi hỏi phải có sự thay đổi, sự chuyển biến lớn.
Vấn đề đặt ra ở đây là phải thay đổi ra sao và quản lý sự thay đổi đó như thế nào để đem lại hiệu quả thực sự cho giáo dục?
Theo tác giả Đặng Xuân Hải khi nghiên cứu về Quản lý sự thay đổi trong giáo dục đã cho rằng: “Quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hoá và chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra cho sự thay đổi đó. Quản lý sự thay đổi làm sao để thay đổi đó diễn ra một cách có hiệu quả nhất và ít bị xáo trộn nhất” [21, tr. 2].
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu về giáo dục học sinh giỏi trong những năm qua. Tháng 9 năm 2007, Hội nghị các trường chuyên đã thông qua chiến lược phát triển hệ thống các trường THPT chuyên từ nay đến năm 2020, với mục tiêu tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục học sinh giỏi, đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực, góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay.
1.4.1. Định hướng phát triển hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên từ nay đến năm 2020
- Mục tiêu chung: Xây dựng và phát triển các trường THPT chuyên thành hệ thống chủ lực phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, khá giỏi nhiều môn học, bồi dưỡng và đào tạo các em thành nhân tài để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
+ Củng cố, xây dựng và phát triển các trường THPT chuyên thành trường THPT đạt chuẩn quốc gia chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 90%
trường THPT chuyên đạt chuẩn quốc gia, trong đó có ít nhất 60% trường THPT chuyên chất lượng cao với ít nhất 10 trường THPT chất lượng cao trọng điểm ngang tầm với các trường THPT chuyên quốc tế.
+ Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trong hệ thống các trường THPT chuyên theo hướng “phát triển năng khiếu của học sinh về một số lĩnh vực trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện”. Học sinh chuyên
phải phát triển toàn diện.v.v.v, chuyên sâu một lĩnh vực, giỏi tin học và ngoại ngữ, tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, của từng vùng, từng địa phương, của đất nước.
+) Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 70% học sinh được xếp loại học lực giỏi, 100% giỏi tin học và tiếng Anh. Tạo sự liên thông giữa đào tạo, bồi dưỡng tài năng ở cấp THPT với đại học.v.v.v, tạo nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học-công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi, có năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực quản lý xã hội.
+) Phấn đấu từ năm 2020 chọn được 70% học sinh tốt nghiệp THPT chuyên hàng năm được đào tạo trình độ đại học chất lượng cao tại các trường đại học chất lượng cao trong và ngoài nước.
1.4.2. Những yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên ở hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên trong giai đoạn hiện nay
Từ mục tiêu trên, đã được cụ thể hóa thành 9 chương trình quốc gia bồi dưỡng nhân tài giai đoạn 2008-2020 đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng nhân tài và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong thời kỳ mới.
Một trong 9 chương trình được đánh giá là rất quan trọng và đặt ở vị trí hàng đầu, đó là chương trình phát triển ĐNGV, CBQLGD trong hệ thống các trường THPT chuyên. Mục tiêu của chương trình này là:
- Phát triển ĐNGV đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các trường chuyên. Chỉ tiêu đến năm 2020:
+ 100% giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thông thạo tin học.
+ 50% sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, học tập , giao lưu.
- Đầu tư xây dựng ĐNGV, CBQLGD trong các trường chuyên theo hướng nâng tỷ lệ có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ. Chỉ tiêu năm 2020 là: Có ít nhất 15% giáo viên, CBQLGD có trình độ tiến sỹ, có Giáo sư, Phó Giáo sư giảng dạy tại các trường chuyên thuộc các trường đại học, 70% có trình độ thạc sỹ.